Những con số “biết nói” về thị trường chứng khoán Trung Quốc

Theo Bloomberg
09:37 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Bảy, 2015

Chứng khoán Trung Quốc đã hồi phục khá mạnh trong hai phiên gần nhất. Tuy nhiên, dù xét theo tiêu chuẩn nào đi chăng nữa, cơn bán tháo trên TTCK Trung Quốc trong tháng vừa qua vẫn có thể khiến bất kỳ ai choáng váng...

Dưới đây là những con số ấn tượng về thị trường này:

3.900 tỷ USD là tổng số giá trị vốn hóa bị “thổi bay” khỏi TTCK Trung Quốc.

Chỉ số Shanghai Composite đã mất 28% kể từ khi đạt đỉnh hôm 12/6, khiến đợt bán tháo vừa qua là tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ. Con số 3.900 tỷ USD lớn hơn GDP của Đức (nền kinh tế lớn thứ tư thế giới) và gấp tới 16 lần GDP của Hy Lạp. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tăng 82% trong 12 tháng qua, mạnh nhất trong các thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới.

Hơn 1.400 là số cổ phiếu tạm ngừng giao dịch

Trong bối cảnh thị trường giảm điểm quá mạnh, các công ty đổ xô nộp hồ sơ xin ngừng giao dịch cổ phiếu. Giao dịch trên thị trường đã bị hạn chế rất nhiều với một nửa số cổ phiếu ngừng giao dịch trong khi các cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp không được bán cổ phiếu trong 6 tháng tới.

Chứng khoán Trung Quốc có độ biến động gấp 5 lần so với chứng khoán Mỹ

Thời gian vừa qua cổ phiếu Trung Quốc đã biến động mạnh nhất trên thế giới. Thước đo biến động giá 30 ngày của chỉ số Shanghai Composite lên tới 56 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Đây là mức cao gấp 5 lần so với chỉ số S&P 500.

232 tỷ USD là tổng số nợ ký quỹ trên TTCK Trung Quốc

Một lượng lớn các nhà đầu tư vay tiền từ công ty môi giới để chơi chứng khoán đã làm “thổi phồng” cả đà tăng và đà giảm của thị trường. Lượng nợ ký quỹ đã tăng gấp 5 lần, giúp chỉ số Shanghai tăng hơn 150% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 vừa qua.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chính các nhà đầu tư này trong cơn hoảng loạn đã làm tình hình thêm tồi tệ. Mặc dù số nợ ký quỹ trên TTCK Trung Quốc đã giảm 823 tỷ nhân dân tệ (tương đương 133 tỷ USD), xuống còn 1.440 tỷ nhân dân tệ, con số này vẫn cao gấp 3 so với cùng kỳ năm trước

Giá giao dịch tại Hong Kong rẻ hơn 33%

Cùng một cổ phiếu, mức giá trên Hồng Kông sẽ rẻ hơn 33%so với trên sàn Trung Quốc. Đây là khoảng cách lớn nhất từ năm 2009, thể hiện các nhà đầu tư ở nước ngoài kém lạc quan hơn về giá trị cổ phiếu so với trong nước.

19 tỷ USD là số tiền các quỹ đóng góp để đẩy tăng thị trường

Gần như mỗi đêm trong 2 tuần vừa qua, Trung Quốc đều công bố biện pháp mới để hỗ trợ thị trường. Một nhóm gồm 21 công ty môi giới đã cam kết sẽ đầu tư ít nhất 120 tỷ nhân dân tệ (tương đương 19 tỷ USD) để lập một quỹ thị trường giống như JPMorgan và Guaranty Trust đã làm khi Mỹ lâm vào khủng hoảng năm 1929.

90 Triệu Khách Hàng Là Nhà Đầu Tư Nhỏ Lẻ

Thị trường tiếp tục giảm điểm đe dọa sẽ khiến nền kinh tế vốn tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất kể từ năm 1990 trở nên tồi tệ hơn và gây nên thái độ bất mãn trong xã hội. TTCK lớn thứ hai thế giới có hơn 90 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhiều hơn cả số lượng Đảng viên.


Những điều “không thể tin nổi” về chứng khoán Trung Quốc

(Theo CNN Money – Trung Nghĩa – ndh – 9 July 2015)

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất hơn 3 nghìn tỷ USD trong vòng chưa đầy 1 tháng. Nhưng có những thứ “không thể tin nổi” ngay cả trước khi bong bóng chứng khoán xì hơi. Dưới đây là 5 điều ít biết về thị trường chứng khoán Trung Quốc.

  1. Theo Deutsche Bank, 66% nhà đầu tư cổ phiếu mới của Trung Quốc là học sinh cấp 3 bỏ học. Và 6% là thất học.
  2. Theo Tập đoàn đầu tư Bespoke, chứng khoán Trung Quốc đã mất 3,25 nghìn tỷ USD trong vòng 1 tháng. Nếu so sánh, con số đó còn lớn hơn quy mô của cả thị trường chứng khoán Pháp.
  3. Những biện pháp chính phủ Trung Quốc đã thực hiện để ngăn chặn đà giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán cũng “không thể tin nổi”:

-Gói kích thích 40 tỷ USD

-Hạ lãi suất

-Cho tạm ngừng giao dịch nhiều cổ phiếu

-Ngừng niêm yết mới

-Ngăn không cho cổ đông lớn bán ra

4. Cứ 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán Thượng Hải thì 8 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

5. Theo BNP Paribas, trước khi thị trường giảm mạnh, 170.000 tài khoản mới được mở mỗi ngày. Con số đó cao gấp 10 lần mức trung bình của năm 2014.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân tài chính trị - Lời giải cho bài toán phát triển

    08/07/2014Nguyễn Trần BạtNhững bài toán chính trị truyền thống bao giờ cũng chứa đựng trong nó những yếu tố riêng biệt của từng thời đại và do đó, nhà chính trị buộc phải giải các bài toán chính trị truyền thống bằng những lực lượng trong thời đại của mình trên cơ sở tính đến những nhân tố riêng biệt đó. Trong trường hợp của Việt Nam, một nhân tài chính trị cần phải giải quyết sáu vấn đề căn bản nhất - đó là định vị Việt Nam trong tiến trình phát triển của thế giới, xây dựng hệ tư tưởng kinh tế Việt Nam, xây dựng hệ tư tưởng quân sự Việt Nam, xây dựng chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa bên cạnh Trung Quốc, xây dựng tầng lớp thượng lưu và đội ngũ trí thức trong xã hội Việt Nam và thừa nhận các giá trị phương Tây...
  • Vinashin và lỗ hổng tài chính

    16/09/2010Anh VũSau khi Tập đoàn Vinashin không còn khả năng trả nợ, người ta mới giật mình, đặt câu hỏi: ai đã quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn vốn của Vinashin? Nếu quản lý, giám sát tốt, chắc chắn sẽ không dẫn tới tình trạng như hiện nay...
  • Nền văn hóa bong bóng

    05/01/2010Đỗ Minh TuấnNhững bong bóng trong nền kinh tế Việt Nam có vẻ sặc sỡ hơn và cũng mỏng manh hơn, như bong bóng xà phòng vậy! Nó dường như được thăng hoa từ một nền văn hóa bong bóng có mầm móng từ ngàn xưa.
  • Về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

    23/06/2009ThS.Trần Thúy Ngọc dịchTừ đầu năm 2007 đến nay, nước Mỹ đã bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường thế chấp nhà đất, sự khủng hoảng của thị trường này đã nhanh chóng lan sang các khu vực tài chính khác, đồng thời mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo về sự hình thành, ảnh hưởng và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Triết học xin giới thiệu nội dung cuộc đối thoại giữa Giáo sư Trình Ân Phú và nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ - Giáo sư David Kotz xung quanh vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng này.
  • An ninh tài chính quốc gia: Bảy dấu hiệu cảnh báo!

    29/09/2008Phạm Minh Chính - Vương Quân HoàngVới quá trình chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, liên tục giám sát, kịp thời dự đoán sát thực các dấu hiệu và biến động của thị trường để từ đó xây dựng chính sách điều tiết thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế một cách hợp lý là việc làm cần thiết bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, đúng định hướng. Đối với nền tài chính của Việt Nam, hiện đang tồn tại bảy dấu hiệu cảnh báo cần được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm.
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Một Cấu trúc Tài chính Toàn cầu Mới

    13/11/2007SorosĐộ dài của khủng hoảng đã ngắn hơn nhiều và sự sa sút về hoạt động kinh tế nông hơn có thể dự kiến lúc đó. Điều này được coi như bằng chứng rằng các thị trường tài chính có cách tự hiệu chỉnh và rằng hệ thống tư bản toàn cầu như được cấu tạo hiện nay là cơ bản lành mạnh. Theo lẽ phải thông thường, các thiếu sót đã là ở các nước vấp phải khủng hoảng, chứ không phải ở bản thân hệ thống. Các thiếu sót đang trong quá trình sửa...
  • Khủng hoảng Tài chính 1997-1999

    13/11/2007SorosKhủng hoảng tài chính khởi đầu ở Thái Lan năm 1997 đã đặc biệt làm bực mình vì qui mô và tính khốc liệt của nó. Ở Soros Fund Management chúng tôi đã có thể thấy một khủng hoảng đến sáu tháng trước như những người khác, nhưng mức độ trục trặc làm cho mọi người ngạc nhiên...
  • Phản thân trong các Thị trường Tài chính

    12/11/2007SorosTôi đã đưa ra lời xác nhận rất táo bạo rằng lí thuyết kinh tế đã trình bày sai về căn bản các thị trường hoạt động thế nào. Giống như mọi lầm lạc màu mỡ, luận điểm này là cường điệu. Có ít nhất một lĩnh vực quan trọng nơi phân tích kinh tế đã tạo ra những kết quả sai lạc căn bản. Tôi nghĩ đến các thị trường tài chính ở đây.
  • Quản lý tài chính từ giác độ nhà quản lý doanh nghiệp

    01/01/1900Ths Lê Hoàng TùngCác chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phải không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng quản trị kinh doanh cũng như sự am tường về tài chính...
  • Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?

    22/03/2007TS. Nguyễn Quang AThị trường chứng khoán vẫn nóng. Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào? Các nhà kinh tế bàn cãi nhiều và không thống nhất về một mô hình được đa số chấp nhận.
  • Nguy cơ phát triển “bong bóng” của Thị trường Chứng khoán Việt Nam

    16/03/2007Cải cách kinh tế đang đi đúng quỹ đạo, và triển vọng tăng trưởng kinh tế đang rất sáng sủa là hai trong số những yếu tố chính làm các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, thị trường đang ở trạng thái hưng phấn quá mức, được quản lý còn khá lỏng lẻo, và cực kỳ rủi ro cho những nhà đầu tư amateur mù mờ.
  • Nguy cơ phát triển “bong bóng” của chứng khoán Việt Nam

    19/02/2007TS. Phan Minh Ngọc (Đại học Kyushu, Nhật Bản)Thị trường chứng khoán đang ở trạng thái hưng phấn quá mức, được quản lý còn khá lỏng lẻo, và cực kỳ rủi ro cho những nhà đầu tư amateur mù mờ...
  • xem toàn bộ