Nhờ cố gắng Chính trị

09:59 SA @ Thứ Năm - 09 Tháng Hai, 2012
Trong các bài viết của phóng viên thời sự (nhất là trên ti vi) kể về thành tích phát triển của đất nước thường có câu:“nhờ cố gắng chính trị, đồng thời phát huy…nên…”.

Nghe xong tự vấn: cố gắng chính trị là gì nhỉ?Mình bèn hỏi ông Wikipedia thì tìm được một định nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam là: “Chính trị: toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước". Mình quay lại dịch câu trên từ tiếng Việt ra tiếng Việt: “Nhờ cố gắngtoàn bộ những họat động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, đồng thời phát huy…nên…”. Hơi dài, rối rắm và tối nghĩa, nhưng để mà hình dung người ta muốn nói gì? Nhưng cũng chỉ đủ suy đoán là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của…vì vậy…Cái “nhờ” này chắc nói nhiều mấy chục năm qua nên giờ chán, xoay sang nói chữ, chơi chữ hay có tính ẩn dụ?

“Nhờ cố gắng chính trị” nên năm 2011 người ta tuyên bố có sự đan xen giữa sáng và tối. GDP ước tăng khoảng 6%, thấp so với kế hoạch đề ra là 7-7,5% nhưng cần đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện đang suy giảm từ 5,1% xuống 4%. Các nước trong khu vực ASEAN trước đây tăng trưởng 6,9% nay chỉ còn 5,3%. Xuất khẩu của cả nước đạt tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tăng khoảng 32% so với năm 2010 và tăng gấp 3 lần so với chỉ tiêu QH giao (10%). Nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nhập siêu chiếm 10,22% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 là năm thắng lợi với xuất khẩu. Năm 2011, cũng là năm lần đầu tiên kéo giảm bội chi xuống dưới 5%. Con số này chưa biết có chính xác không? Thôi cứ tạm OK đi.

Nhưng đọc những tổng kết của các chuyên gia kinh tế điểm tin hồi cuối năm thì toát mồ hôi. Các chuyên gia nói có 2 tồn tại: Bội chi ngân sách (toán là 9,7%, tương đương 70.400 tỷ đồng. Để bù số tiền bội chi này, Chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các doanh nghiệp Việt Nam, người nộp tiền cho ngân sách nhà nước, từ đó đẩy lãi suất tăng cao. Doanh nghiệp đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phá sản, thất nghiệp gia tăng) – Cát cứ địa phương, bất cập trong đầu tư công (Mỗi địa phương như lập một quốc gia riêng. Tỉnh này có cái này thì tỉnh kia cũng có cái kia, y chang nhau, thậm chí cả trường đại học. Đất nước lúc nào cũng như một công trường dở dang, bừa bộn, xáo trộn, bẩn thỉu. Còn đầu tư công thì khỏi nói. Mạnh ông nào chạy dự án tốt thì đầu tư. Lãng phó vô kể).

3 thách thức: Lạm phát tăng cao và kéo dài (trong 5 năm qua, kể từ năm 2007 đến nay và bình quân mỗi năm là 13%, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực) – Lãi xuất cho vay cao (khiến việc vực dậy nền kinh tế nội tại cũng như sản xuất kinh doanh trong nước càng khó khăn hơn. Nếu không giảm nhanh mức lãi suất cho vay sẽ “giết chết” doanh nghiệp ngay trên sân nhà. Theo số liệu công bố số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, phải đắp chiếu...trong năm nay có xu hướng tăng lên. Đến tháng 9 năm 2011 đã có gần 49.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc giải thể, phá sản, đóng cửa) – Độ mở của nền kinh tế là 166% (với độ mở này Việt Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinh tế của thế giới. Các nước ASEAN sau cuộc khủng hoảng vừa qua đã kéo độ mở xuống như Thái Lan dưới 100% GDP, Indonesia là 36,7% và Phillipines là 53,6%. Việt nam là nước nhập siêu và nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu rất cao. Từ 2001 - 2005 nhập siêu là 19 tỷ USD, 2006 - 2010 nhập siêu 63 tỷ USD. Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 tiếp tục nhập siêu 68%). Nếu còn khiếm khuyết thì chắc chắn là do “không cố gắng chính trị” rồi. Mình học hành tậm tịt, suy nghĩ đơn giản, thiếu sâu sắc, hiểu biết nên chỉ suy luận được như vậy thôi.

“Không nhờ cô gắng chính trị” nên “quả đấm thép” Vinashin đã thổi bay giấc mơ trở thành cường quốc đóng tàu biển. Đồng thời cũng phá nát chiến lược kinh tế biển đến 2030, ảnh hưởng tồi tệ đến các nghành khác như hàng hải, thuỷ sản, du lịch, dầu khí, năng lượng…Kể cả khoa học biển, an ninh quốc phòng, vẹn toàn lãnh thổ cũng bị chao đảo. Mới đây còn bị quốc tế kiện vì “sù” nợ. Thế mà những người có trách nhiệm vẫn sống sung sướng “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

“Không nhờ cố gắng chính trị” nên dự án vài chục trang về đường sắt cao tốc đã bị người dân nổi cơn cuồng nộ về những tham vọng ngông cuồng của các quan. Nhưng hình như vẫn chưa chịu từ bỏ vì ông anh Trung Quốc đang ve vuốt con đường xuyên Á mà thấy ngay nhãn tiền cái lợi cho kẻ làm dự án và kẻ ngoại bang trong khi lợi cho dân, cho nước chưa thấy đâu. Còn đường sắt thiết thưc cho đời sống như loại đường 1 và 1,45 gì gì đó vẫn chưa thể làm được. “Con tàu Việt Nam đi suốt bốn mùa vui” vẫn trên những đường ray cũ kĩ, lạc hậu.

“Không nhờ cố gắng chính trị” nên EVN mới vừa phải cách chức ông chủ tịch tập đoàn vì làm ăn thua lỗ. Hễ cứ thua lỗ là làm mình làm mẩy đòi tăng giá. Cứ vòi vĩnh thế mà lại được mới tài. Mình lên một xã vùng biên nghèo kiết xác Tả Gia Khâu, cách đây 2 năm dân mới biết đến điện. Chắc giờ còn khối nơi chưa đưa điện đến được? Vậy thì tiền đầu tư làm những gì?

“Không nhờ cố gắng chính trị”nên các Tập đoàn kinh tế liêu xiêu, các “quả đấm thép” thoi vỡ mặt người dân Việt. Mới thí điểm từ năm 2005 mà đã có “thành tích” giúp lạm phát tăng cao; giúp doanh nghiệp phá sản; giúp thêm nhiều tội phạm kinh tế; giúp cạn kiệt ngân sách; giúp đời sống người dân càng ngày càng bần cùng hóa…Ông thủ tướng vẫn giữ quan điểm: “Các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là lực lượng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô”. Vậy giờ đổ lỗi được cho ai khi nền kinh tế vĩ mô chắc sắp sụp đổ đến nơi? San phẳng đến mức như bị bom B52,bom nguyên tử phang trúng thì không, nhưng như cái chuồng heo dột nát, ở thì ướt át lúc mưa rơi, bỏng rát khi nắng hè đổ lửa, ngập ngụa bùn lầy lúc lũ lụt thì nhãn tiền…Chắc vài chục năm nữa mới đến lúc “ăn giả bữa” được nhỉ?

“Không nhờ cố gắng chính trị”nên biển Đông của mình mà không biết giữ. Có lợi thế mà không biết kêu. Có thể làm bạn thì biến thành thù, kẻ xấu bụng thì biến thành bạn có tận 16 chữ vàng gắn lên mặt. Giờ suốt ngày dân chúng như ngồi trên đống lửa. Chốc nhát lại có thuyền ngư dân bị bắt, cướp. Chốc nhát lại có lệnh chúng nó cấm thả lưới ở ao nhà mình…

“Không nhờ cố gắng chính trị” nên mới có chuỵên ẩu tả đánh người, giết người như ngắt ngọn cỏ. Bắt người như trói gà. Kết án như mắng con. Kêu mãi chả thấu đến thiên đình. Vẫn khăng khăng dân chủ, nhân quyền ở nước ta nó khác tụi tư bản, vẫn “ưu việt gắp ngàn lần” tụi tư bản…

“Không nhờ cố gắng chính trị”nên anh em nhà Văn Vươn bị cướp bao nhiêu công lao xương máu mấy chục năm qua và bị tống ngục tối. Vậy mà vẫn lớn giọng cãi cùn, vẫn dám ngang nhiên nói “Đoàn Văn Vươn mất hết nhân tính”. Ôi trời đất! Kẻ cướp đến nhà người ta cướp của, đập tan tành nhà cửa người ta, bị chủ nhà đuổi đánh lại nói là chủ nhà kia “mất nhân tính”. Trời cao đất dày ơi…

Bi giờ thử dịch câu nói trên xem sao? “Không nhờ cố gắng toàn bộ những họat động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, đồng thời không phát huy…nên…”. Vậy là có kết quả thế này:Có trục trặc về các mối quan hệ xã hội. Có trục trặc trong duy trì về sử dụng quyền lực nhà nước. Có trục trặc trong việc xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước…Và bộ máy bị rối loạn.

Trong lúc nhân dân không thể trông chờ vào sự “cố gắng chính trị” thì đành phải tự cứu mình bằng mọi giá: lao lực vì nghèo; kiếm tiền bằng mọi giá; tự bảo vệ dù phải chiến đấu bằng súng hoa cà hoa cải…

Viết đến đây chợt nhớ bình ga nhà mình vừa gọi là 435.000 đồng. Hồi tháng 12/2011 là 350.000 đồng. Và nhà hàng xóm lấy hồi áp tết là 400.000 đồng. Nhân dân phải “cố gắng nhọc nhằn” vậy…
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Công việc của chính trị

    23/10/2017Hoàng Hồng MinhĐi một vòng thế giới, bạn sẽ thấy ra rằng người nước Pháp là những nhà vô địch về sử dụng thẻ trả tiền. Vào siêu thị, qua cửa trả vé đường cao tốc, thanh toán tiền đỗ xe… việc trả tiền tự động bằng thẻ trở thành đại trà. Có khi chỉ để trả mấy chục xu.
  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Những thay đổi cơ bản của đời sống kinh tế - chính trị thế giới

    28/11/2015Nguyễn Trần Bạt... nhìn vào chiếc T.V của bạn, rất có thể đó là một chiếc Sony của “Nhật” hay một chiếc Daewoo của “Hàn Quốc”. Nhưng hãy để ý đến dòng chữ bên dưới, gần như chắc chắn là bạn sẽ lại thấy một dòng chữ khác: “Made in Singapore” hoặc “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ chẳng hề khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng vậy thì đó là T.V Nhật, hoặc Hàn Quốc hay T. V Singapore hoặc Việt Nam?
  • Chính trị học của tự do

    17/10/2014Nguyễn Trần BạtTự do là cách thức giải phóng con người ra khỏi sai lầm, định kiến, quá khứ, tự do làm thay đổi một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia để bắt đầu chặng đường phát triển của chính nó. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Những ai ngăn cản tự do, những ai từ chối tạo điều kiện để con người tự do thì đó là kẻ chống lại loài người...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Bàn về Đảng Chính trị

    23/10/2011Phạm Văn BảnĐảng chính trị cũng giống như ban âm nhạc hay đội túc cầu… Tuy nhiên
    đảng có tham vọng lớn hơn, đó là lập chính quyền và giành lấy chính
    quyền. Chỉ khi nào đảng có được chính quyền trong tay, thì lúc đó đảng
    mới thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình… hoặc tối thiểu đảng cũng
    phải giành được số ghế trong Quốc Hội thì mới phát huy được khả năng
    hiện thực của đảng. Căn cứ theo kết qủa họat động, và tùy thuộc tham
    vọng của đảng, mà người ta có định nghĩa đảng đó theo như cơ cấu, danh
    xưng, lý thuyết hay chủ trương họat động...
  • Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay

    01/02/2010Nguyễn Tiến DũngVăn hóa chính trị là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của văn hóa chính trị không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. Khái niệm văn hóa chính trị nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân...
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Chính trị

    13/07/2009Phạm QuỳnhNgười nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • xem toàn bộ