Làm thế nào để bản sắc dân tộc và hiện đại hóa được “cơm lành canh ngọt”?

02:34 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Mười, 2017

Hiện đại hóa là một quá trình của đổi mới; quá trình hiện đại hoá lại luôn ở trong quan hệ co kéo (có khi rất căng) với bản sắc dân tộc.

Tính hiện đại luôn đem lại hiệu quả to lớn?

Tính hiện đại thường được đặt ra như đối lập với bản sắc dân tộc (hoặc tính dân tộc). Sở dĩ như vậy là vì tính hiện đại thường bị hiểu một cách phiến diện bị lược quy vào sự tiếp thu chủ nghĩa duy lý (của phương Tây hiện đại), bị xem là kết quả đơn thuần của quá trình hợp lý hoá. Đúng là nghệ thuật của Phương Tây có một cơ sở chủ nghĩa duy lý rất phát triển, có thể nói là hùng hậu. Trước hết đó là cơ sở lý thuyết của mỗi ngành. Ngoài ra, chủ nghĩa duy lý (dưới hình thức máy móc ngày càng tinh xảo, tổ chức phân công ngày càng hợp lý) thâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực sản xuất, phổ biến, phân phối các sản phẩm nghệ thuật. Chính chủ nghĩa duy lý này đã đảm bảo cho nghệ thuật phương Tây những hiệu quả to lớn.

Cốt lõi của bảo vệ bản sắc dân tộc

Tuy nhiên, chủ nghĩa duy lý và hợp lý hoá chỉ là một phần của tính hiện đại. Trên cơ sở tiếp nhận quan niệm của Heghel đã từng chỉ ra hai phương diện cốt yếu của tính hiện đại: tính duy lý và tính chủ thể đồng thời nghiên cứu lịch sử của tính hiện đại trong các nền văn minh phương Tây, Alain Touraine, một học giả lỗi lạc người Pháp đã đi đến một kết luận quan trọng “hợp lý hóa và chủ thể hoá là hai mặt đối lập và bổ sung của tính hiện đại” (Xem Alain Touraine, Critique de la modernité, Fayard, 1992 tr. 412) Quá trình chủ thể hoá có liên quan đến sự phát huy chủ thể của cá nhân sáng tạo, chủ thể của những nhóm sáng tác (những trường phái) và cuối cùng là chủ thể dân tộc. Như vậy, vấn đề bản sắc dân tộc được chuyển thành vấn đề phát huy chủ thể dân tộc, vấn đề này lại được đặt trong quá trình chủ thể hoá có liên quan đến sự phát huy chủ thể của từng người và chủ thể của các nhóm. Đến đây có thể thấy rằng, đặt ra sự đối lập giữa tính hiện đại và tính dân tộc là không logic. Tính hiện đại hiểu một cách đầy đủ bao hàm quá trình chủ thể hoá và chủ thể dân tộc không ở ngoài quá trình này. Trong hoàn cảnh dân tộc bị xâm lược, nhiệm vụ bảo vệ bản sắc dân tộc thường được nhấn mạnh. Tuy nhiên hình thức tích cực bảo vệ bản sắc dân tộc là phát huy và làm giàu bản sắc dân tộc. Sự phát huy bản sắc và chủ thể dân tộc lại có liên quan mật thiết đến sự phát huy bản sắc và chủ thể của những cá nhân và những nhóm sáng tác. Có thể nói rằng bản sắc của nghệ thuật dân tộc do chính những nghệ sĩ của dân tộc tạo ra. Do đó, sự bảo đảm quyền tự do sáng tác cho các nghệ sĩ và trường phái nghệ thuật là điều kiện không thể thiếu được cho sự phát huy và làm giàu bản sắc dân tộc trong nghệ thuật.

Tính dân tộc nằm trong Hiện đại hóa

Nếu như tính hiện đại là kết quả của sự kết hợp hai quá trình hợp lý hoá và chủ thể hoá (bao gồm chủ thể dân tộc) thì tính dân tộc chỉ là một vấn đề cục bộ của tính hiện đại. Giải quyết những vấn đề của tính dân tộc cần quan tâm đến sự kết hợp hai quá trình tạo ra tính hiện đại. Chủ thể hoá mà ngoảnh lưng với chủ nghĩa duy lý, tách rời quá trình hợp lý hoá là sa lầy vào sự tự mê (narcissisme), sự nghiền ngẫm nhấm nháp bản sắc dân tộc. Sự đắm đuối mê hoặc với bản sắc dân tộc có khi bắt nguồn từ một trình độ duy lý thấp.

Theo cách hiểu thông thường tính hiện đại là sản phẩm của sự hiện đại hoá. Và tác động của hiện đại hoá thường bị lược quy vào quá trình hợp lý hoá, sự tăng cường chủ nghĩa duy lý - nó chỉ là một mặt của tính hiện đại. Đến đây phải thấy rằng sự hợp lý hoá phát triển một cách phiến diện, tách rời quá trình chủ thể hoá có thể có hậu quả là tước bỏ lý trí của chủ thể, từ đó lý trí và chủ thể mang lý trí bị biến thành công cụ, trường hợp xấu nhất là công cụ bị sử dụng phục vụ cho cường quyền (quân phiệt, tài phiệt và các thứ “phiệt” khác). Hậu quả này được Alain Touraine gọi là ‘chủ nghĩa duy lý công cụ”. Hợp lý hoá càng cao thì những công cụ của con người (bao gồm cả công cụ tổ chức) càng tinh xảo. Nhưng sức mạnh, sự lớn lao của con người không chỉ ở những công cụ có trong tay, nó còn ở sự chủ động xác lập những mục tiêu thích đáng cho cuộc sống của mình. Chủ nghĩa duy lý công cụ tước bỏ của con người năng lực chủ động này, biến lý trí của con người và bản thân con người thành công cụ ở phương Đông - và ở ta cũng vậy - có những nhà triết học lên tiếng cảnh báo chủ nghĩa duy lý phương Tây. Cái đáng phê phán ở chủ nghĩa duy lý phương Tây là chủ nghĩa duy lý công cụ. Nhưng chế độ toàn trị (totalitaire) nào cũng sản sinh ra chủ nghĩa duy lý công cụ, không kể là ở phương Đông hay phương Tây. Mặt khác, phê phán chủ nghĩa duy lý công cụ, cần thấy rằng ở ta chủ nghĩa duy lý không phải là thừa thãi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xin nói thẳng, không có bản sắc dân tộc Việt Nam “hiện đại”

    09/07/2018Lê Mỹ phỏng vấn TS. Nguyễn Vân NamCái mà chúng ta gọi là bản sắc dân tộc VN hiện đại hôm nay, theo tôi khác với bản sắc dân tộc truyền thống. Hay nói thẳng thắn là không có bản sắc dân tộc VN hiện đại...
  • Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc

    24/03/2015Nguyễn Trần BạtVấn đề bản sắc dân tộc đang được tranh cãi rất nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước đang phát triển. Đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc dân tộc...
  • Truyền thống và hiện đại

    21/09/2009Thái Kim LanMâu thuẫn “truyền thống và hiện đại” phát sinh, một khi tính chính thống đưa đến bảo thủ. Ngược lại nếu hiện đại không đưa ra được một nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống văn hóa hiện tiền, nếu hiện đại làm nghèo nội dung nhân bản của con người, hiện đại sẽ bị đào thải và loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không thể trở nên “truyền thống” cho tương lai.
  • Văn hóa và Phát triển

    13/09/2009Nguyễn Trần BạtMặc dù có nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hoá về cơ bản là một cấu trúc gồm: Tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống. Việc phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của văn hoá vượt quá khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua ba thành tố quan trọng là tri thức, thẩm mỹ và lối sống...
  • Ám ảnh về bản sắc

    10/09/2009Lê Ngọc TràXu hướng hội nhập một mặt dẫn tới chủ nghĩa quốc tế trên mọi lĩnh vực, mặt khác làm nổi rõ nhu cầu về bản sắc dân tộc. Bởi vì nếu không có những điểm chung nhất định (tính quốc tế) thì không thể giao lưu, nhưng nếu không có cái riêng (bản sắc dân tộc) thì không có nhu cầu về trao đổi.
  • Một cách tiếp cận “Bản sắc dân tộc” và một cách hiểu về “nội lực”

    16/02/2009Hoàng Ngọc HiếnChúng tôi giới thiệu cách tiếp cận vấn đề "bản sắc dân tộc" trong bài Văn hoá và toàn cầu hoá: vài phân tích kinh tế của Trần Hữu Dũng (Đại học Wright State, Ohio, Mĩ và cách hiểu vấn đề "nội lực" trong bài Du nhập, chuyển giao công nghệ và năng lực xã hội: vài khảo sát kinh nghiệm ở Đông Á của Trần Văn Thọ (Đại học Waseda Tokyo, Nhật Bản)...
  • Truyền thống cần được trẻ hóa

    10/02/2009Lê ĐạtNhiệm vụ cấp bách của Thơ Việt là phải mở cửa ra năm châu để thở, để chống lại nguy cơ tỉnh lẻ của nền thơ khuất gió...
  • Toàn cầu hóa về văn hoá

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNgoài hai xu thế là dân chủ hóa về chính trị và tự do hóa về kinh tế còn có một xu thế lớn khác là toàn cầu hóa về văn hoá. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa nhưng chủ yếu là nói về khía cạnh kinh tế. Nói như thế là phiến diện, mặc dù nó có lý do lịch sử...
  • Đừng quá sợ đánh mất bản sắc dân tộc

    29/06/2006Kim HạnhCùng với xu thế hội nhập ngày càng gia tăng, mối lo ngại về sự đánh mất dần bản sắc dân tộc cũng gia tăng. Mối lo ngại ấy là tự nhiên thôi. Ông cha mình canh cánh muôn thuở về điều ấy. Rốt cuộc ta vẫn là ta...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • xem toàn bộ