Thói tệ
Lời thưa của người thực hiện (Nguyenvanvinh.net):
Chúng tôi dựa trên bản chụp lại và cố gắng sao chép đúng với nguyên bản. Cứ theo luật lệ chính tả và văn phạm ngày nay thì bài văn có nhiều chỗ sai, nhất là ở các cặp chữ s/x, ch/tr, gi/r/d, và những chỗ chấm, phẩy và viết hoa. Không rõ những chỗ sai này do cụ Vĩnh lầm, hay do hồi đó chưa có luật lệ rõ rệt, hoặc giả cụ Vĩnh chủ trương viết theo cách phát âm của mình; vấn đề này mong được các học giả nghiên cứu làm sáng tỏ. Riêng chúng tôi khi thực hiện chỉ mong thấy sao chép vậy, vì chúng tôi quan niệm những bài viết này, ra đời cách nay trên dưới 100 năm, vào thời kỳ phôi thai của Việt ngữ, nên mang ít nhiều tính chất lịch sử. Ở trên chúng tôi nói cố gắng giữ đúng nguyên bản vì chúng tôi chỉ có bản chụp; bản chính được hình thành cách nay non một thế kỷ, vào lúc kỹ nghệ in ấn và giấy mực còn thô sơ, rồi tài liệu được lưu trữ gần một thế kỷ nên ngay bản chính cũng đã mờ nhạt; nay chúng tôi có bản chụp của bản mờ nhạt nên không tránh khỏi có những chỗ không thể nào phân biệt được chữ gì, dù đã dùng đến kính phóng đại. Trong trường hợp đó, chúng tôi chỉ còn cách dựa trên ngữ cảnh mà đoán.
Nguyễn Văn Phổ và Nguyễn Kỳ sưu tầm, Nguyễn Lân Tường đánh máy nguyên văn theo bản chụp lại.
Mấy năm nay ở Hà–nội tự dưng thành ra một thói tệ, là khi có đám cháy trong thành–phố, thì nhà nào nhà ấy đóng chặt cửa lại, còn người đi qua đi lại thì chạy trốn. Sự đó bởi sao ? Có người nói là tại những lính phút–lít thấy ai đến cứu cháy thì cứ đánh người ta, bắt người ta làm như cu–li; chớ không để cho người ta được tự do, tùy sức mình mà cứu. Còn những nhà mà đóng cửa chặt lại, là tại sợ những quân gian–đồ, nhân lúc dộn–dịp, vào cướp phá nhà người ta.
Tôi tưởng hai điều ấy cũng có thực, nhưng chúng ta không có nhẽ bàn với nhau thế nào, cho khỏi được du ? Giá thử bây giờ mỗi một phố bao nhiêu người giai trẻ bàn nhau, bất cứ người Tây, người Khách, hay là người An–nam, hễ động thấy nhà nào cháy thì đến cả; cắt mấy người vào việc sách nước, mấy người vào việc giữ cho kẻ gian khỏi hôi đồ của chủ nhà, còn bao nhiêu các người khác thì để canh gác cho hàng phố và giữ kẻ gian. Một hai người thì lính phút–lít có thể bắt nạt được, nhưng nhiều người thì tôi tưởng không có nhẽ họ dám đánh mình?
Phải bàn nhau thế mới được, vì tôi trông thấy cháy mà giai trẻ chạy cả; dù tại cớ làm sao mặc lòng, cũng lấy làm xấu hổ thay cho người nước mình lắm. Có người đã trốn chánh thì chớ, lại không giấu mặt đi : như cháy ở hàng Đường thì đứng một bọn đông, thập thò ở đầu hàng Ngang để xem, thấy xe thụt–nước hoặc thấy lính phú–lít đến thì ồ chạy cả, lại còn vừa chạy vừa reo nữa !
Tôi lấy thế làm hủ lậu lắm, đã rát thì chớ lại dợ–mọi nữa; cho nên người ngoại quốc họ cười cho, mà họ cười là đáng lắm.
Việc ấy anh em đồng–bào mình phải bảo nhau, mới được.
Còn độ Tết, những quân trộm cướp hay có vào nhỏ ra to, cũng vì thế. Có người kêu mà chẳng thấy ai ra cứu sốt cả, nhà nào nhà ấy chỉ cứ chẹn cửa cho rõ thật chặt, chẳng ai chịu thò ra.
Nhân việc ấy tôi xin bàn với hàng phố một điều này :
Trong một phố, phàm giai từ 20 tuổi giở lên, đến độ tết phải cắt nhau đi tuần, xin lĩnh Nhà–nước mỗi phố vài ba khẩu súng lục. Thí dụ, mỗi giờ cắt năm ba người đi lại trong phố, mà có sợ lúc quân lính đến bắt nhầm, thì mấy người đi tuần ấy phải có hiệu riêng.
Mà việc đi tuần cùng việc đi cứu hỏa, xin đừng cho là việc đê hạ.
Xưa kia mình có cái tục ăn–mày, thực là tục ăn–mày, cứ quan hay là con quan, cùng người khoa mục, người giầu có, thì được miễn việc tuần giờ ; cho nên ai ai cũng cứ cho việc tuần giờ là việc đê hạ. Đời nay tôi tưởng nên bỏ cái hủ tục ấy đi. Phàm con giai ai cũng nên coi cái nghĩa vụ với hàng sóm láng giềng, cùng việc binh vực kẻ yếu kẻ khổ, là một việc người anh hùng mới phải.
Không làm được nghề gì, phải đi gánh nước kiếm ăn, thì là đê tiện thật; nhưng mà đi sách nước để cứu kẻ khổ thì là việc người anh hùng, không phải là việc đê tiện.
Sức giai, mà tôi tưởng giời tháng giêng rét mướt tối tăm, ban đêm vác khẩu súng hoặc cầm cái tay thước, đi tuần trong phố một vài giờ cho cha mẹ mình, cha mẹ người, cho vợ con mình, vợ con người ngủ được yên; như thế thì khi về nhà, tôi tưởng vợ con cha mẹ phải trọng hơn là khi đi đánh tài–bàn hay là đi hát nhà–trò về.
(Trích tạp chí Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo, số 798, ngày 2–5–1907)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn