Học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Ta tắm ao ta
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có đóng góp không nhỏ cho nền tân văn nước Việt trong nửa đầu thế kỷ XX. Không ngẫu nhiên mà ở Thành phố Hồ Chí Minh từ không chỉ một năm nay đã có con đường mang tên Nguyễn Văn Vĩnh.
Theo nhận xét của nhà văn Vũ Bằng (người được coi là cơ sở của quân báo ta trong một giai đoạn nhất định), Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà "học nhiều biết rộng, vấn đề gì cũng biết".
Cá nhân tôi nghĩ, thông minh đĩnh ngộ vốn tính trời cho, nếu so với những nhà báo giỏi nhất ở đầu thế kỷ XXI, có lẽ ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng chẳng thua kém gì về khả năng thẩm thấu và tinh lọc thông tin để tìm ra những gì có lợi nhất cho sự phát triển người Việt Nam mình.
Người Việt yêu người Việt
Trước hết phải nói rằng, khi mới tiếp xúc với "văn minh Phú Lãng Sa", đã có lúc Nguyễn Văn Vĩnh dường như hơi bị ngợp. Những bài ông viết "Xét tật mình" thể hiện khá rõ trạng thái tâm lý này. Thế nhưng, càng học sâu và rộng hơn, càng sống và chiêm nghiệm sự đời trên chính thịt da mình hơn, dường như Nguyễn Văn Vĩnh đã "chín đằm" hơn và hiểu rõ cốt cách cao quý của dân tộc mình hơn.
Xin được trích dẫn đoạn viết của ông về cách lập thân mà ông cho là xứng đáng với người con chân chính của đất Việt:
"Dù anh làm nghề gì, nếu anh không phục vụ tốt cho xã hội thì anh không được tôn trọng. Làm quan, một nghề nói chung được trọng vọng, nhưng nếu ông quan lại buôn quyền, bán chức, đàn áp nhân dân để kiếm lợi riêng thì có lợi gì cho ai, làm sao khỏi bị khinh ghét.
Làm thợ mà biết tính toán khéo léo, làm ra những sản phẩm và công cụ có ích cho đời, vừa bền vừa đẹp thì làm sao mà không được yêu quý. Những người làm nghề buôn bán, làm nghề vận chuyển, hàng trăm nghìn nghề mà xã hội cần, không có nghề nào hèn cả.
Mà chỉ cần ai làm nghề gì biết tự hào và lo học tập rút kinh nghiệm để phục vụ xã hội tốt mãi lên. Đó là con đường tiến bộ của cá nhân gắn liền với sự tiến bộ của xã hội, nghề nào cũng dẫn đến giàu có vinh quang. Chớ có giàu rồi lại phụ nghề, đem tiền của do nghề làm ra mà đi mua chức vị nọ kia: ông hàm, ông bát, và coi thường nghề cũ.
Tóm lại cần mẫn phải gắn liền với lòng yêu nghề, với tinh thần vì cộng đồng xã hội, trong đó có bản thân mà hành nghề, không ngừng rèn luyện làm thạo nghề, phục vụ xã hội và làm giàu song song phát triển, thúc đẩy lẫn nhau tiến lên mãi".
Bây giờ thấy những điều này là đơn giản, nhưng trong thời của Nguyễn Văn Vĩnh, nói được rành rẽ như thế về chí làm giai không hề là việc dễ dàng.
Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nổi bật với quan điểm duy tân cấp tiến. Thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, và được sang Pháp công tác, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương, ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm. Những yếu tố này ở nước ta lúc bấy giờ chưa có... >>Trang tác giả:Nguyễn Văn Vĩnh |
"1. Để tự mình làm cho dân chúng Pháp hiểu rõ mình hơn.
2. Để nói lên những điều mình suy nghĩ và những điều mình được phép mong muốn.
3. Để đảm bảo những quyền lợi của mình.
4. Để tạo ra mối quan hệ bạn bè và đoàn kết giữa tất cả những người nói và viết tiếng Pháp.
5. Để đem lại sự giúp đỡ thẳng thắn, nhưng xứng đáng với công lao của nước Pháp, đồng thời làm việc để giành lại độc lập cho nhân dân An Nam.
6. Để đấu tranh chống lạm quyền bất cứ từ đâu đến.
7. Để làm sáng tỏ dư luận Pháp biết về những thực tế ở nước An Nam mà vì chính trị và quyền lợi của một số người lúc nào cũng bị làm sai lệch đi...".
Ông cũng không phải là người "vọng ngoại", dù cái "ngoại" đó xuất phát từ phương Tây hay phương Đông... Theo ông, học tiếng Pháp chỉ là để tranh luận với người Pháp chứ không phải để nhất nhất họ nói gì mình cũng nghe.
Cũng phải nói rằng, những tên quan thực dân cáo già đã không ít dịp muốn mua chuộc ông Nguyễn Văn Vĩnh để ông chỉ nói những gì có lợi cho chúng.
Tuy nhiên, lụy đời không phải là phong cách của học giả người Việt này. Ông có thể phạm sai lầm nhưng đó là những sai lầm xuất phát từ nhận thức còn hữu hạn trong những điều kiện của cá nhân ông và thời đại ông sống, chứ dứt khoát không phải vì lụy chế độ thực dân để tìm bổng lộc (đây cũng là nét khác cơ bản của Nguyễn Văn Vĩnh so với một số trí thức khác cùng thời).--PageBreak--
Chính Nguyễn Văn Vĩnh đã đả phá kịch liệt chủ trương "trực trị" mà thực dân Pháp muốn quảng bá. Ông đã viết đơn phản đối gửi lên chính quyền Đông Dương khi thực dân Pháp cho bắt giữ cụ Phan Chu Trinh... Nguyễn Văn Vĩnh cũng nhìn "bằng nửa con mắt" đối với bộ máy phong kiến hình thức của triều đình Huế vì hiểu rằng đó chỉ là công cụ áp bức dân ta của thực dân Pháp mà thôi...
Cũng chính học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng hai lần từ chối Huân chương Bắc đẩu bội tinh mà Paris muốn trao tặng cho ông. Ông không cần những cái danh mỹ miều mà bọn thực dân muốn dùng để xoa dịu tinh thần phản kháng chúng của một trí thức Việt như ông.
Ông đã sớm nhìn ra sự trái ngược của một nền văn minh châu Âu giàu truyền thống với những trò tác oai tác quái của các nhà cai trị thực dân ở Đông Dương và linh cảm thấy sự yếu thế tất dẫn tới lụi tàn không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ. Và ông đã đặt cho cậu con trai sinh năm 1914 của mình cái tên là Nhược Pháp, tức là nước Pháp yếu. Một linh cảm anh minh và rất gần với tương lai!
Ta tắm ao ta
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là con người của hành động. Ông đã sống một cuộc đời phong phú, lắm thăng trầm và lúc nào cũng sôi lên sùng sục. Ông đã sớm hiểu "tự do tuyệt đối chỉ là một huyền thoại" và lúc nào cũng cố gắng đấu tranh cho việc thiết lập một ý thức đúng đắn về tự do:
"Và đạo đức cá nhân là ở chỗ thực hiện tự do của mình tránh không phạm đến tự do của người khác, không làm cản trở họ bất cứ điều gì, không tạo ra một lý do gì làm cho họ phản đối việc thi hành tự do của mình. Một cách để cho tự do của mình có giới hạn trong thực hành sẽ tự động ngừng lại ở chỗ bắt đầu tự do của người khác".
Không phải thời đại nào cũng sản sinh ra được những con người tài cao, học rộng và lao động đến phi thường như Nguyễn Văn Vĩnh. Con nhà nghèo, lúc nhỏ phải đi ở đợ cho người nhưng bằng trí lự thiên bẩm và lao động cần cù, ông đã gây dựng được cho mình một vốn hiểu biết "thông kim bác cổ" vào hàng bậc nhất thời đó. Số lượng tác phẩm khảo cứu, dịch thuật, sáng tác văn học và báo chí của ông nếu được thu thập đầy đủ, hẳn sẽ rất khổng lồ.
Thế nhưng, di sản lớn nhất mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh để lại cho mai hậu không chỉ là trước tác của ông. Đó còn là những người con của ông. Một Nguyễn Giang từng kết thân với Pablo Picasso và từng có những vần thơ được Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển vào "Thi nhân Việt Nam" với những dòng giới thiệu đầy trân trọng.
Một Nguyễn Nhược Pháp để đời "Hôm qua đi chùa Hương, Hoa cỏ mờ hơi sương...". Một Nguyễn Dực nồng nhiệt đi theo cách mạng và là người phụ trách âm thanh trong lễ Độc lập ngày 2/9/1945... Một người con khác của ông được đặt tên ở Paris xa xôi...
Hiếm có người tự cầm tóc mình nâng mình lên cao hơn thời đại mà mình đã sống. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nằm trong thói thông thường này. Có điều, những việc mà ông đã làm được vì dân, vì nước, dẫu không phải lúc nào cũng "mười phân vẹn mười" nhưng rất đáng trân trọng.
Ông đã tạo được những cú hích để thúc đẩy thời đại của mình tiến lên, hướng tới văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững cốt cách nước Nam "ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Lớp hậu sinh như kẻ viết bài này kính trọng ông cũng nhiều phần bởi thế.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh