Tản mạn về tiết kiệm
Tiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho ta mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia và cộng đồng!
Nhờ ngày còn bé nghe người lớn kể: có ông bố đưa con đi ăn phở ngoài hiệu đã dặn: “Khi ăn xong con phải để chừa một ít nước và bánh để chứng tỏ ta là người Hà Nội!". Lại có chàng trai mời người yêu đi quán uống nước đã ghé tai: Nhớ bớt lại chút cà phê trong ly để thể hiện “lịch sự kiểu Hà Nội”(!?). Lúc đó tôi đã thắc mắc: có đúng là người Hà Nội hay phong cách lịch sự kiểu Hà Nội phải lãng phí như vậy không?
Lớn lên, nhất là khi đất nước đã qua thời kì khó khăn mỗi lần được mời đi dự đám cưới mà lòng không khỏi xót xa tiếc cho khổ chủ vì đã đặt quá nhiều món làm khách ăn không hết, thừa mứa đầy bàn. Thức ăn đã lẫn với bia có lẽ chỉ có thể cho lợn?
Đất nước ta còn nghèo nhưng dân ta thực sự lãng phí. Chuyện không tiết kiệm tìm thấy ở mọi nơi, mọi ngành, nào là thấy vòi nước công cộng tồ tồ chảy cũng chẳng ai thèm khoá - của chùa ấy mà! Điện đường thắp sáng cả ban ngày cũng không ai có ý thức báo Sở điện - điện chùa ấy mà! Ba cái ví dụ trên chỉ là mấy nét chấm phá nhưng nguy hiểm hơn khi lãng phí đã ăn sâu vào tiềm thức con người.
Trong xã hội ta những ai được “xài tiền chùa” thì cứ gọi là xả láng. Nói gần nói xa chứ thực ra chỉ có các “quan” mới có vinh hạnh ấy. Cứ nhìn các “quan” ăn uống, tiêu xài thì thấy: uống rượu thì toàn gọi loại rượu ngoại đắt tiền (phải 3 - 4 sao trở lên, men ủ cỡ chục năm) đặc sản thì nào là vi cá mập, tay gấu hầm, gân nai...mà giá “chỉ có” vài chục đô một đĩa (!). Và cứ thoải mái mà gọi vì “có phải tiền của bọ đâu mà họ tiếc”! Vì đã uống quá nhiều mà đã quên mất ăn và cuối bữa lại thừa đầy bàn tiệc. Thật có khác gì vứt tiền qua cửa sổ? Nói vậy, dân ta không phải ai cũng lãng phí như các “quan” nhất là thần dân chúng em chỉ có “ tiền nhà” nêncũng phải khéo mà gắp. Việc mời khách ăn cơm ở nhà hàng, khách sạn hay ngồi thư giãn ngoài quán bia với bạn bè là chuyện thường trong giao tiếp. Chọn thực đơn sao cho hợp thói quen và khẩu vị của người ăn cũng như vừa đủ lượng với số thực khách rất quan trọng, không ít lần cùng bạn bè là doanh nhân đi ăn hiệu, khi ăn xong còn thừa, bạn tôi đã cho gọi phục vụ gói mang về cho “mấy thằng bạn ở nhà” (anh ta nói lái cho mấy chú chó, chiều naythể nào cũng được bữa cải thiện!). Chuyện gói về cũng chả có gì phải “sĩ” vì chính anh ta là người trả tiền!
Thậm chí gán đây khi dự tiệc cưới ở nhà hàng Sinh Đôi trong thành phố lên bàn còn có món ăn không hết, thấy khách yêu cầu là nhà hàng sẵn sàng đóng cẩn thận bằng hộp xốp gửi mang về. Đây cũng là một cải cách trong suy nghĩ của nhiều nhà hàng. Chả lẽ tiết kiệm không phải là lịch sự?
Xin mạn phép tích bài viết “Ông vua không đi chuyên cơ” của Ts Lê Đăng Doanh đăng trên Tuổi Trẻ ra ngày 4/2/2004 để kết cho bài viết: Vua Carl XVI Gustaf cùng phái đoàn quan chức Chính phủ Thụy Điển đến thăm chính thức nước ta bằng chuyến bay thương mại của hãng hàng không SAS, dừng nghỉ ở Bangkok để chuyển tiếp chuyến bay thương mại của hãng hàng không Thái tại Hà Nội. Khi bay vào Huế và TP.HCM, ông cũng dùng Vietnam Airlines, không dùng chuyên cơ với đoàn tuỳ tùng gọn nhẹ nhất cho một chuyến thăm chính thức cấp cao nhất của một trong những nước phát triển nhất và giàu có nhất. Chuyện cứ như cổ tích mà có thật.
Lại nữa, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến thăm nước bạn đã được vua Thụy Điển mòi ăn tối chỉ với ba món chính: xúp, ít xà lách và vịt trời do chính tay vua đi săn về cùng món tráng miệng. Thủ tướng kể lại phải ăn hết các món thì đủ no, còn vua Thụy Điển đã nói: “Đất nước chúng tôi rất quý trọng Thủ tướng ...Bữa tối hôm nay cũng thể hiện sự quý trọng đó nhưng không cần quá nhiều. Chúng tôi phải tiết kiệm để có thể giúp đỡ các nước khác, trong đó có đất nước Việt
Quả là một bài học lớn cho doanh nhân chúng ta: Tiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho ta mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia và cộng đồng!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt