Bệnh lãng phí cũng đáng sợ không kém

07:40 CH @ Chủ Nhật - 05 Tháng Mười Hai, 2010

Hàng ngày chỉ cần đọc lướt qua một số tờ báo, chúng ta sẽ dễ dàng sàng lọc được không ít thông tin có liên quan đến sự lãng phí. Và nếu chịu khó để mắt quan sát, gom nhặt một chút, chúng ra cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra sự lãng phí không mấy khó khăn. Phải chăng sự lãng phí trong xã hội ta đã trở thành phổ biến? Và ở một chừng mực đáng kể, căn bệnh này cũng đáng sợ và gớm ghê không kém căn bệnh tham nhũng.

Theo báo Tin Tức (TTXVN) thì chỉ riêng việc đầu tư vào một số chợ mới ở Hà Nội trong thời gian vừa qua đã gây lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, công sức và đất đai như ở chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh), người ta đã bỏ ra 13 tỷ đồng để xây dựng một khu chợ khá quy mô. Tiếc rằng sau khi khánh thành, chợ này không có người đến buôn bán. Ở chợ mua bán xe máy đồ cũ Quảng An (QuậnTâyHồ), người ta đã rót vào đây khá nhiều tiền bạc và công sức, hy vọng thay thế một phần chức năng của chợ HòaBình (chợ Trời cũ). Tiếc rằng tính từ khi khai trương đến nay, chợ này vẫn vắng vẻ như chùa Bà Đanh. Một ví dụ điển hình nữa như ở chợ Thượng Đình (QuậnThanhXuân) và chợ đầu mối Xuân Đỉnh (huyện TừLiêm), người ta cũng đã đầu tư vào hai nơi này với một số vốn khơ khớ. Tiếc rằng vì nhiều lý do, hai chợ này hoạt động rất kém hiệu quả.

Theo báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh thì tỉnh Giang đang nợ như chúa chỏm vì chủ trương "đại công trường". Theo bài báo này, chỉ vì duy ý chí mà tỉnh Giang đã gây lãng phí tiền của và làm nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực của sự phá sản. Tính đến giờ phút này, chủ trương "đại công trường" trên địa bàn Hà Giang đã để lại một khoản nợ giá trị khối lượng xây dựng cơ bản là 953,387 tỷ đồng. Khoản nợ đáng kể và chồng chất này làm cho nhiều doanh nghiệp bị chôn vốn và làm cho tỉnh Giang phải chấp nhận nhiều công trình chết. Đó là những công trình không được đưa vào sử dụng và kéo theo hậu quả lãng phí rất khó lường.

Theo một số tờ báo khác thì việc quy hoạch treo ở nhiều địa phương, cũng góp phần để lại hậu quả lãng phí. Bởi vì một khi đất đã được đưa vào "tầm ngắm" thì nó sẽ rơi vào tình trạng ở không yên, việc bán và mua đều không thể thực hiện được. Những ai đang sống trong khu quy hoạch treo đều không thể có điều kiện an cư lạc nghiệp.

Khi tôi nêu lại thông tin này thì có một số người phản đối:

Vô lý! Làm gì có chuyện quy hoạch treo mà góp phần để lại hậu quả lãng phí! Nói có sách, mách có chứng, xin ông cho một ví dụ.

Chỗ chúng tôi ở nằm trên đường ngọc Hà.

Thì sao?

Cách đây 15 năm, quận Ba Đình cho quy hoạch một con đường chạy từ một ngõ của phố Ngọc Hà xuyên qua làng Ngọc Hà đến phố HoàngHoaThám thì phải.

Rồi sao nữa?

15 năm qua, con đường này vẫn nằm trong quy hoạch và mặc dù chưa (hoặc không) thực hiện nữa nhưng không thấy ai công bố xóa bỏ quy hoạch này. Chính vì thế mà nhiều mảnh đất nằm trên con đường trong giấy này đều phải "nằm im thở khẽ". Chẳng ai dám xây dựng làm mới lại nhà. Chẳng ai dám nhượng quyền sử dụng đất. Cũng chẳng ai dám mua đất, mua nhà ở đây cả. Vậy ông có thể gọi tên hiện tượng này được không?

Lãng phí. Đúng là lãng phí thật! Đấy là những chuyện ở tầm tạm coi là vĩ mô. Vậy còn những chuyện ở tầm tạm coi là vi mô thì sao?

Ở tỉnh Lào Cai, người ta sắm cả một tivi Samsung có màn hình 60 inch, trị giá tới 200 triệu đồng để các lãnh đạo tỉnh nhà có thể đứng từ giữa nhà mà... duyệt tin tức hàng ngày để đưa lên trang Web thuộc Dự án Phát triển công nghệ thông tin Lào Cai. Theo lời một quan chức của Trung tâm Tích hợp hệ thống Lào Cai thì không chỉ trang bị riêng một màn hình lớn để duyệt tin, mà UBND tỉnh còn mua thêm rất nhiều màn hình tivi phẳng, bố trí khắp các đầu hành lang của trụ sở UBND để lãnh đạo tiện xem tin tức ở bất cứ nơi nào.

Có những đoạn vỉa hè, trong một khoảng thời gian không dài lắm, người ta thay gạch lát đường đến mấy lần. Chẳng hạn như ở trước số nhà 5 phố Ngọc Hà (một quán bia hơi khá to và có tiếng ở Thủ đô). Ban đầu vỉa hè lát gạch viên nhỏ, sau thay bằng gạch viên to. Sau vỉa hè lát gạch viên to lại được thay bằng gạch giả đá. Người qua đường có cảm giác: Đoạn vỉa hè này luôn luôn đổi mới thì phải (!). Có lẽ chỉ có ai tiêu tiền chùa mới hay nghĩ đến việc thay gạch lát đường thưởng xuyên như thế!

Có nhiều con phố, người ta lắp thừa đèn tín hiệu giao thông. Chẳng hạn như ở ngã tư TháiTổ, Triệu, HàngKhay, TràngThi (QuậnHoànKiếm, Nội). Trong khi ngã tư này đã có 3 - 4 đèn rồi, vậy mà trước nó, người ta vẫn lắp thêm 2 đèn nữa.

Việc học sinh nước ta mua sách giáo khoa hàng năm, cũng lãng phí lắm. Một người phàn nàn.

Lãng phí làm sao? Làm sao lại lãng phí? Một người thắc mắc.

Vào đầu năm học mới, học sinh ở bậc tiểu học, THPT, PTTH nào chẳng sắm một bộ sách giáo khoa mới trị giá hàng trăm nghìn đồng. Hết năm học, các em lại vứt đi biến chúng thành giấy lộn.

Đấy là ông mới chỉ đề cập đến mảng sách giáo khoa, còn mảng sách học thêm, đọc thêm nhiều không kể xiết nữa kia. Khoản này cũng tốn kém lắm.

Bàn về sách học thêm, đọc thêm thì rách việc và dài dòng lắm. Chúng ta tạm đóng khung trong mảng sách giáo khoa thôi. Thế sao giáo viên không nhắc các em một câu: Hãy giữ lại, Hãy dành chúng cho các bạn ở năm học sau?

Chẳng thấy ai nhắc các em một câu. Vả lại, có giữ lại nhiều khi cũng không có tác dụng gì?

Tại sao?

Vì sách giáo khoa ở ta hay bổ sung, chỉnh lý, cải cách lắm. Nghe nói mỗi lần cải cách, có khi tốn kém đến hàng tỷ đồng. Rồi không biết có bao nhiêu tỷ đồng nữa tiêu tốn cho sự mua sách giáo khoa.

Tôi được biết: ở nhiều nước giàu có (như ở nước Mỹ chẳng hạn), người ta vẫn thường tận dụng sách giáo khoa và sách giáo khoa được sử dụng quay vòng rất có hiệu qủa. Người ta tập trung sách trong thư viện và cho học sinh mượn từ năm học này đến năm học khác.

Đấy là ở nước Mỹ và một số nước khác. Ông đừng có mà đem bài học tiết kiệm tiền bạc qua việc sử dụng sách giáo khoa mà áp dụng vào nước ta! Nước họ khác, nước ta khác! Không thể nhập khẩu kinh nghiệm bừa bãi được đâu!

Nhưng riêng cái sự bia bọt ở Nội ta giờ mới... đáng bàn chứ và không phải là không liên quan đến sự lãng phí. Để minh chứng cho điều này, tôi xin thuật lại gần như nguyên văn một bài viết nho nhỏ (bài này đã đăng trong mục "Nhìn và nghị của báo NgườiNội) dưới đây:

Tuần trước, một ông từ thành phố Hồ Chí Minh ra Nội. Gặp tôi, ông bảo: "Lâu lâu, tôi mới ra ngoài này, mới thấy dân Nội nhậu dữ quá! Cứ rảnh ra là rủ nhau đi làm một vài ly. Rồi cũng học đòi trong kia, hơi một tý là đứng lên hò hét: Dô! Dô! Mà ở ngoài này, các quán bia to nhỏ mọc lên quá trời và dường như có mặt ở khắp nơi. Chỗ nào cũng thấy giương biển: Bia hơi Nội, bia hơi nhà máy, bia hơi Việt... Thế bia hơi nhà máy là bia gì vậy? Tôi giả bộ làm như không biết, hỏi: "Thế dô, dô... là gì vậy? Còn bia nhà máy tức là bia sản xuất tại nhà máy như bia Nội, bia Việt để phân biệt bia sản xuất theo phương pháp gia công". Ông bạn nhìn tôi cười cười: "Là vô, vô (tức vào, vào), là cạn 100%, chứ còn gì nữa. Ông là lính miền Tây, từng ở trong ấy 3 - 4 năm, làm gì không biết. Thôi gắng diễn nữa"!

Thế ở trong không thế sao?

Cũng tương tự. Nhưng hơi khác một chút.

Khác là khác thế nào?

Dân trong ấy chỉ bắt đầu nhậu thực sự từ giác chiều thôi, còn giác trưa thì không.

Tại sao?

Vì sau bữa trưa, người ta còn phải tiếp tục làm việc tận chiều và người ta có thể còn mắc công chuyện... theo guồng máy công sở. Còn ở ngoài này, dân Nội nhậu cuộc sống quanh ta đến hết thắng (tương tự như thả phanh) ở nhiều thời điểm trong ngày. Và có chỗ nào mặt bằng còn tạm bỏ trống, lập tức mọc ngay lên một quán bia hơi cỡ bự, cứ y được dịp mà tranh thủ vậy.

Ở những đâu vậy?

Thì ông cứ quá bộ đến phố HàngBài (rạp chiếu bóng Kim Đồng cũ) hay quá bộ đến phố PhanBộiChâu (chỗ kế khách sạn SàiGòn). Đúng là đầu tư nghỉ ngơi, bia hơi lên tiếng thật!

Nhưng dân miền Bắc, dân miền Nam, dân miền Trung, đều uống bia khỏe cả, ông ạ.

Ai bảo ông thế?

Nghe câu hỏi này, tôi im lặng và chìa ngay ra cho ông bạn tôi một mảnh báo có ít dòng thông tin về bia: 1,5 tỷ lít là sản lượng bia trên cả nước trong quý 01/2005, vượt xa mức 1,37 tỷ lít của cả năm 2004 và 129 tỷ lít của cả năm 2003. Riêng 10 tỉnh miền Trung đã đạt 500 triệu lít/năm (trích nguồn: BộCông nghiệp).

Sao dân mình uống bia nhiều đến thế không biết? Đây là vấn đề tôi quan tâm. Nhưng tôi quan tâm hơn là sao dân mình lãng phí thời gian và tiền bạc (đặc biệt là thời gian) vào việc nhậu nhẹt thế? Như thế là mắc bệnh lãng phí đấy! Đằng sau sự lãng phí này còn là cái gì nữa kia chứ? ông bạn tôi trầm ngâm nghĩ và nói.

Nhưng ăn uống mà không tiết kiệm thì cũng nên phạt tiền. Tôi biết ở HànQuốc, Nhà nước từng phạt tiền những ai vào quán ăn gọi đồ ăn mà không dùng hết. Nhờ thế mà có năm Hàn Quốc tiến kiệm được nhiều tỷ Uôn.

Tuy vậy, đây mới chỉ là những ví dụ đơn lẻ, thiếu hệ thống. Nhưng chỉ cần nêu thế thôi, dưới dạng một vài lát cắt, chúng ta cũng đã có thể hình dung ra những nét chấm phá ban đầu của bức tranh lãng phí đang hàng ngày hàng giờ tàn phá xã hội ta.

Xét cho cùng thì căn bệnh lãng phí cũng thật đáng sợ, thật đáng báo động. Theo tôi, nhiều khi nó còn đáng sợ hơn cả căn bệnh tham nhũng nữa kia. Bởi tham nhũng may ra còn tìm ra được thủ phạm để trị tội, còn lãng phí thì... biết làm thế nào bây giờ đây?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Lãng phí

    09/10/2010Hà Văn ThịnhĐể sống và tồn tại, không một dân tộc nào có quyền lãng phí thời gian và vận mệnh của mình. Nghe ra thì đúng thế, nhưng sự thật, không hẳn là như thế. Chắc chắn một điều: Chưa bao giờ chúng ta lãng phí như lúc này...
  • Bốn lãng phí

    09/11/2006GS. Hà Văn ThịnhGiải trình trước Quốc hội và trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nếu không chống được bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục thì đất nước sẽ có 4 lãng phí lớn: Lãng phí tuổi học trò, lãng phí tiền của của phụ huynh, lãng phí công sức thầy cô, lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước...
  • Lãng phí trong giáo dục: Thiệt hại vô bờ bến

    26/08/2006GS Nguyễn Ngọc LanhLãng phí đi đôi với tham nhũng và xét cho cùng của cải tham nhũng cũng là của cải nhân dân bị lãng phí (vào túi cá nhân). Lãng phí trong giáo dục, ngoài tiền bạc là cái dễ thấy hơn cả, còn lãng phí thời gian, công sức, lòng tin, lòng trung thực...
  • Nạn lãng phí!

    03/08/2006Ánh HồngCùng với các tệ nạn khác, nạn lãng phí đã và đang làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam, làm kiệt quệ sức lực, tiền của, tài nguyên của đất nước. Tác hại của lãng phí, ai cũng biết, nhung nói và làm từ trên xuống dưới còn thiếu những biện pháp, chế tài cụ thể để chống lãng phí một cách triệt để?
  • Hiệu quả chưa cao là lãng phí

    20/03/2006Cầm Văn KìnhVới sự bùng nổ Internet thời gian qua, con số 13,34% dân số VN online thường xuyên đã nói lên mức độ tiếp cận nguồn tri thức và khả năng thông tin vô tận từ Internet ở nước ta. Nhưng bên cạnh chỉ số không phải không còn tâm lý cản trở sự phát triển Internet ở VN cũng như những chỉ số cần thực tâm đối diện, suy ngẫm...
  • Đừng lãng phí trong đào tạo

    02/07/2005PGS. TS Nguyễn Thiện TốngHệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay vẫn tiếp tục tổ chức theo những trường chuyên ngành với những phân ngành rất hẹp.
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • xem toàn bộ