Bốn lãng phí
Giải trình trước Quốc hội và trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nếu không chống được bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục thì đất nước sẽ có 4 lãng phí lớn: Lãng phí tuổi học trò, lãng phí tiền của của phụ huynh, lãng phí công sức thầy cô, lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước.
Nguy hiểm hơn, 4 sự lãng phí ấy sẽ kéo theo 4 sự suy thoái về đạo đức.
Bộ GDĐT nói riêng, đất nước nói chung đang phải đối diện với những vấn đề cực kỳ quan trọng của nền văn hoá. Làm sao có thể lãng phí không chỉ một mà là nhiều thế hệ trẻ? Công sức, tiền của bỏ ra nhưng lại lãng phí nhãn tiền, lãng phí ngoài sức tưởng tượng như thế, nhất thiết phải thay đổi. Nhưng, thay đổi như thế nào?
Câu hỏi trên chưa có câu trả lời. Thứ nhất, theo ông bộ trưởng, nền đại học thiếu một nửa số giáo viên cần thiết (8.000 người). Thứ hai, một nửa đang có lại có hơn một nửa (55%) chưa có trình độ trên đại học. Thứ ba, không thể đào tạo lại cho một triệu giáo viên các cấp. Thứ tư, nói không với thành tích, tiêu cực thì dễ, nhưng làm cực khó. Một ngành đào tạo cao học mới triển khai học có hai tháng mà lệ phí (không kể học phí) mỗi học viên phải đóng góp 3-4 triệu đồng. Thứ năm, muốn xoá bỏ việc học theo kiểu nước chảy lá khoai, vậy chống theo cách nào? Thứ sáu, làm sao giáo viên tích cực tự học khi lương chưa đủ sống? Dự kiến tăng lương thuộc về lộ trình 2007-2010. Ai dám đảm bảo giáo viên tự học hết mình để chờ cho đến ngày được tăng lương?
Thứ bảy, nói rằng không có trình độ trên đại học thì không thể dạy cao đẳng, đại học là chuẩn xác. Nhưng, với 33% TS, Th.S yếu kém thì giải quyết sao đây?...
Nếu chúng ta nhận ra rằng đại học thiếu một nửa giáo viên chuẩn hoá theo quy định quốc tế, có nghĩa là thừa nhận lâu nay chất lượng giáo viên rất thấp. Cũng tương tự như vậy, rất muốn đưa một triệu giáo viên đi đào tạo lại có nghĩa là chất lượng của một triệu giáo viên ấy có "vấn đề".
Thực tế còn phản biện rằng, hiện nay 63% SV tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm. Tại sao không thể tuyển thẳng những con người trẻ trung và mới mẻ ấy làm giáo viên? Nhà nước cần chấp nhận một khoản kinh phí "bù lỗ" vì không thể cho ra khỏi ngành hàng trăm ngàn giáo viên lâu nay đang dạy một lúc. Những người mới tất nhiên là điều kiện cần để thay đổi chất lượng giảng dạy. Chính họ, cái phần "bù lỗ", khi tồn tại song song với các lớp cũ sẽ đem đến sự thay đổi. Tất nhiên, lớp cũ ít dạy dần đi, sẽ càng có thời gian để tự học nhiều hơn.
Cái nguy hại từ lãng phí và suy thoái của giáo dục sẽ dẫn đến sự tụt dốc văn hoá. Nó không có hình hài cụ thể, không thể đo được tốc độ tan chảy của một khái niệm vừa chung chung vừa trừu tượng. Chính vì thế, các biện pháp can thiệp và thay đổi, cho đến nay vẫn đang di chuyển với tốc độ... bình thường! Nhớ đến câu nói của Bác Hồ "Vì lợi ích trăm năm...", thì chúng ta không thể chậm trễ. Sách giáo khoa, một bộ, cho cả 54 dân tộc anh em - đó là vấn đề ai cũng hiểu thật sự là không hợp lý. Thay đổi ư? Nhưng chờ đợi đã quá lâu rồi...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường