Người Việt ít cần 'món ăn tinh thần'?

09:22 SA @ Thứ Sáu - 10 Tháng Mười, 2014

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nghệ sỹ tạo hình đang sống tại Geneva, Thụy Sĩ.

Văn hoá nghệ thuật nói chung luôn được coi là đỉnh cao của trí tuệ và văn minh nhân loại.

Mục đích của chính của nghệ thuật là giúp cho con người hướng tới những giá trị cao đẹp: Chân, thiện, mỹ.

Trong văn hoá đương đại ngày hôm nay nghệ thuật còn đưa đến cho chúng ta những không gian trải nghiệm thực tế và những định nghĩa nghệ thuật mới. Mục đích cuối cùng là đem đến những suy ngẫm, sẵn sàng đón nhận sự khác biệt và tự vấn chính bản thân.

Trong một khoảng thời gian quan sát và nghiên cứu tôi nhận thấy trong các bảo tàng nghệ thuật hay những nơi diễn ra các sự kiện văn hoá nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, biennale nghệ thuật đương đại, festival âm nhạc, múa... rất ít người Việt Nam có nhu cầu quan tâm đến văn hoá nghệ thuật.

'Người Việt và nhu cầu văn hóa'

Vậy lý do ở đây là gì khi mà đối với những người phương tây thì văn hoá như một thứ nhu cầu không thể thiếu được hàng ngày đối với mỗi người?

Phần lớn người Việt không biết địa chỉ của bảo tàng quốc gia nằm ở đâu, hay bỏ ra 2 đô la mỗi năm để mua một đầu sách.

Phải chăng người Việt Nam ít có nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần hay có thể nói người Việt ít có nhu cầu tự vấn bản thân?

Việt Nam sau hơn hai thập niên mở cửa kinh tế cũng đã cải thiện đáng kể, thậm chí còn nổi hẳn lên một thế hệ người giàu.

Họ sẵn sàng bỏ ra cả triệu đô để được làm chủ một chiếc xe hơi hay bỏ ra cả vài chục ngàn đô để có một chiếc túi xách.

Còn đối với tầng lớp bình dân hay trung lưu, họ cũng sẵn sàng bỏ ra cả ngàn đô để có được một sản phẩm công nghệ đời mới nhất được.

Trong khi đó phần lớn người Việt không biết địa chỉ của bảo tàng quốc gia nằm ở đâu, hay bỏ ra 2 đô la mỗi năm để mua một đầu sách.

Ảnh hưởng từ văn hóa tuyên truyền?

Cũng không khó để lý giải những hiện tượng tâm lý trên.

Trong khi suốt một quá trình dài người Việt chịu một sự ảnh hưởng không nhỏ từ hậu quả chiến tranh và chủ nghĩa cộng sản, cái tôi cá nhân bị loại bỏ triệt để.

Người ta ngoan ngoãn đón nhận tất cả những cái gì đều qua hệ thống truyền thông.

Những loại hình văn hoá dân gian truyền thống ẩn chứa những giá trị đạo đức cơ bản như Tuồng, Chèo, Cải Lương, Ca Trù, Chầu Văn... dần bị xoá sổ.

Bù vào những khoảng trống văn hoá thì đã có bộ máy truyền thông khổng lồ....

Những serie phim tài liệu được lặp lại liên tục trên các kênh truyền hình quốc gia, tung hô những vị lãnh tụ chính trị với quá khứ hào hùng với bao hy sinh xương máu.

Để giảm áp lực "tẩy não" và "nhồi sọ" thì đã có những Game Show giải trí truyền hình được xen kẽ khéo léo vào nội dung chương trình phát sóng.

'Tri thức, văn hóa và nhu cầu sinh tồn'

Tri thức và văn hoá là những thứ khó nắm bắt và cần phải có nhiều thời gian tích luỹ, hơn nữa tri thức cũng khó để đem ra cho mọi người thấy rằng "trí khôn của ta đây".

Để khẳng định sự tồn tại của mình trước sự "im lặng" chết chóc của "bầy cừu", họ chọn cách thể hiện đẳng cấp xã hội bằng cách trang trí lên mình những giá trị vật chất để phủ lấp cái thiếu thốn, tự ti và nghèo nàn tri thức của mình.

Sẽ chẳng có vấn đề gì khi mỗi người có quyền sử dụng đồng tiền theo ý thích của mỗi người và không ai có quyền phán xét họ.

Mâu thuẫn ở đây là khi phần lớn người Việt có mức thu nhập dưới 5 đô la một ngày thì sự "rũ bùn đứng dậy sáng loà" của một bộ phận nhỏ của tầng lớp mới giầu đã tạo nên một khoảng cách quá lớn về giàu nghèo.

Tri thức và văn hoá là những thứ khó nắm bắt và cần phải có nhiều thời gian tích luỹ.

Mâu thuẫn phát sinh nhưng người Việt thiếu tri thức để xử lý tình huống hơn nữa những giá trị truyền thống cơ bản không còn được coi trọng.

Kết quả là mâu thuẫn được giải quyết bằng xung đột bạo lực giữa các tầng lớp xã hội.

Không thể loại bỏ một yếu tố rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp cận của người dân đối với văn hoá nghệ thuật, đó là áp lực tâm lý giải quyết nhu cầu sống tối thiểu hàng ngày luôn là mục đích được ưu tiên hàng đầu.

Sự ám ảnh tâm lý của chiến tranh, mối đe doạ chiến tranh rình rập của người anh em phương bắc. Những áp lực tâm lý trên đẩy con người ta vào một vòng quay sinh tồn mang tính bản năng: Kiếm ăn và tồn tại.

Vai trò của giới trí thức

Đối với tầng lớp nghệ sỹ trí thức, vụ án "Nhân văn Giai phẩm" từ đầu năm 1955 và bị dập tắt tháng 06/1958 do ba nhà văn hoá trí thức lớn khởi xướng, Trần Dần, Lê Đạt và Hoàng Cầm, với đòi hỏi của họ là tự do sáng tác và tự do tư tưởng.

Từ sự khởi xướng này, với sự góp mặt của nhiều tầng lớp trí thức Việt Nam, tờ báo mang tên "Nhân văn" và các tập "Giai Phẩm" mang nội dung chính trị ngày càng rõ rệt.


"Những loại hình văn hoá dân gian truyền thống ẩn chứa những giá trị đạo đức cơ bản như Tuồng, Chèo, Cải Lương, Ca Trù, Chầu Văn... dần bị xoá sổ."

Mục đích của những tri thức này là hướng đến một xã hội tự do dân chủ.

Nội dung này đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhưng lại đánh vào tử huyệt của chế độ. Chính vì thế đảng cộng sản Việt Nam đã phát động một chiến dịch xóa sổ Nhân văn Giai phẩm.

Kết quả là những ai dính dáng đến Nhân văn Giai phẩm đều nhận được sự trừng phạt từ chế độ.

Thành phần chủ chốt thì bị tù đày, văn nghệ sỹ thì bị cải tạo lao động. Giáo sư trí thức thì bị cách chức, mất việc. Tất cả phải sống nốt phần đời còn lại trong đói nghèo im lặng và bị cách ly với XH.

Bài học kinh nghiệm xương máu này chính nỗi kinh hoàng sợ hãi cho nhiều thế hệ trí thức nghệ sỹ sau này.

Kết quả là các trí thức nghệ sỹ áp dụng chung một phương pháp "3 không": Không nghe, không thấy và không làm.

Những hệ luỵ của chủ nghĩa cộng sản thực chất chỉ là những bề nổi của một tảng băng, bên cạnh thói quen nhẫn nhịn và thụ động của một nền văn minh canh nông cùng ý thức và hệ tư tưởng vẫn còn mang đậm Nho Giáo.

Sau này cũng có một vài nghệ sỹ đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội nhưng cũng chưa tạo ra được những ảnh hưởng lớn với XH; phần nhiều là những nghệ sỹ dùng câu chuyện chính trị để trang trí cho mình trước những con mắt của những người bảo trợ nghệ thuật đến từ các nước phương tây.

Những hệ luỵ của chủ nghĩa cộng sản thực chất chỉ là những bề nổi của một tảng băng, bên cạnh thói quen nhẫn nhịn và thụ động của một nền văn minh canh nông cùng ý thức và hệ tư tưởng vẫn còn mang đậm Nho Giáo.

Tất cả những nguyên nhân trên tạo ra một bức tranh ảm đạm của một xã hội thiếu tính nhân văn và thay vào đó là hình ảnh bạo lực, thù hằn và niềm tin giữa con người bị đổ vỡ.

Rõ ràng văn hoá nghệ thuật ở đây đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một xã hội nào.

Để thay đổi được ý thức hệ tư tưởng của cả một dân tộc là điều không tưởng nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ mỗi cá nhân.

Chìa khoá tri thức, văn hoá nghệ thuật tôi cho rằng là một lời giải không tồi để mở cánh cửa đến với nền văn minh nhân loại.

Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay nếu bạn không muốn cuộc đấu tranh thách thức những hiện trạng xã hội truyền lại cho đời sau.

Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng ta. Hỡi các bạn trẻ hãy vượt qua nỗi sợ hãi trong mỗi chúng ta, chỉ có những trái tim tuổi trẻ mới đủ lãng mạn và nhiệt huyết để mơ ước đến một xã hội tươi sáng hơn cho Việt Nam.

Nguồn:BBC
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Cái giá phải trả trong văn hóa cao lắm”

    21/02/2020Hồng Thanh QuangChúng ta hội nhập thế giới với tốc độ chóng mặt trong khi chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng cả về nội lực và tâm thế. Nói cách khác, “bộ lọc” văn hóa của chúng ta hình như có chỗ nào đó đang trục trặc, “lọc” chưa kỹ, nên văn hóa của chúng ta còn thiếu khả năng lựa chọn, dẫn đến hậu quả là lời cảnh báo về tình trạng loạn chuẩn văn hóa, nhiễu loạn thị hiếu nghệ thuật đã và đang được thực chứng...
  • Muốn hưởng thụ được văn hóa thì phải có giáo dục

    20/02/2018Hoàng Thu Phố (thực hiện)Về các vấn đề của lễ hội, của tín ngưỡng đang diễn ra với người Việt những ngày tháng này bằng cái nhìn cặn kẽ và thấu đáo của một nhà nghiên cứu tôn giáo...
  • Ánh xạ của văn hóa

    16/06/2016Nguyên CẩnCũng có khi bình tâm, nhìn lại ta thấy văn hóa hiện ra như một thứ kính vạn hoa có thể soi chiếu, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống...
  • Xâm lăng văn hóa

    04/09/2014Vũ Linh PhươngMấy bữa nay, dư luận xã hội lại dậy sóng với công văn 2662/Bộ VHTTDL - MTNATL của Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh Triển lãm cảnh báo sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai độc hại mà nổi cộm là chuyện sư tử Tàu tràn vào Việt Nam “đông như quân Nguyên”...
  • Lời thúc giục cho sự nghiệp văn hóa nước nhà

    28/03/2014Lam ĐiềnLễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần 7-2014 vừa tổ chức đêm 24-3 tại TP.HCM dành cho các cá nhân đoạt giải thuộc ba hạng mục: Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục, Dịch thuật và Nghiên cứu...
  • Suy nghĩ tản mạn về văn hóa

    24/03/2014GS. Mạc Văn TrangTrong cuộc tọa đàm (22 - 01- 2014) về Văn hóa, Giáo dục và phát triển Nhân cách người Việt Nam… khi được giới thiệu bài “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục” của tôi vừa viết, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao, Du lịch Hồ Anh Tuấn liền đặt viết bài này. Dẫu không chuyên, nhưng trước một gợi ý đầy cảm hứng, nên thành thật bầy tỏ mọi nghĩ suy, chỉ mong gợi ra chút gì đó để cùng tư duy…
  • Suy thoái văn hóa, suy thoái chính trị

    05/03/2014Nguyễn Chí TrungĐây là tham luận thứ 66 của Nhà văn-Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung vừa viết chưa ráo mực, được đọc tại hội thảo – Một tham luận rất đáng chú ý, “có vấn đề”. Nó rất cũ mà lại rất mới, có thể thảo luận. Chúng tôi xin đăng để bạn đọc tham khảo...
  • Nhìn về một xã hội đang phát triển văn hóa

    25/02/2014Phan Cẩm ThượngNhân những năm gần đây làm sách về mỹ thuật Việt Nam cho nhà sưu tập người Thái Lan Tira Vanictheeranont, tôi có nhiều dịp đi Thái và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Thái Lan...
  • xem toàn bộ