Nhìn về một xã hội đang phát triển văn hóa

06:05 CH @ Thứ Ba - 25 Tháng Hai, 2014

Nhân những năm gần đây làm sách về mỹ thuật Việt Nam cho nhà sưu tập người Thái Lan Tira Vanictheeranont, tôi có nhiều dịp đi Thái và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Thái Lan...

Ông Tira cho đến nay đã xuất bản ba cuốn sách về hội họa Việt Nam, và qua mỗi cuốn ông đều làm triển lãm những phần tranh tương tự như cuốn sách ở Việt Nam trước và ở bên Thái sau.

Sự trân trọng đối với văn hóa Việt Nam thật đáng nể và cũng đem lại thành công cho ông về mặt kinh doanh, ngược lại mỗi cuốn sách cũng làm tôi buồn hơn vì sự chảy máu những giá trị văn hóa mà ở trong nước rất ít được chú ý, điển hình nhất là bộ sưu tập ký họa của Tô Ngọc Vân với 380 bức cũng đã được làm thành cuốn sách Tô Ngọc Vân - Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906-1954 (NXB Tri Thức 2013).

Xã hội Thái đang phát triển những nội lực kinh tế và văn hóa, nhiều nhà kinh doanh đã bỏ bạc tỉ sưu tập nghệ thuật, mà gần đây nhất là Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Thái Lan (MOCA - Museum of Contemporary Art) được một tư nhân xây dựng, với đội ngũ hơn 60 nhân viên, curator và hơn 10.000 tác phẩm, chủ yếu là của các nghệ sĩ Thái.

Tháng 10-2013, bảo tàng này đã tổ chức cuộc đấu giá tranh quốc gia Thái đầu tiên, tất cả tác phẩm đã được bán hết, trong đó một nghệ sĩ hàng đầu Thái Lan là Chalermchai Kositpipat với tác phẩm Thiên đường trong tâm trí đạt tới 2,2 triệu baht (tương đương 700.000 USD).


Thiên đường trong tâm trí của Chalermchai Kositpipat được bán với giá 2,2 triệu baht

Tôi đã dự hai workshop (giống như trại sáng tác) cùng các nghệ sĩ Thái và cũng có các nghệ sĩ Việt ở Học viện Nghệ thuật Poh Chang và Trường đại học Naresuan (tỉnh Pisanulock) trong vài năm qua, có dịp đi lại và trao đổi với các nghệ sĩ Thái về hoạt động nghệ thuật của họ, đồng thời họ cũng sang nước ta tham quan, vẽ và bày tranh.

Hoạt động workshop hiện được coi là trao đổi nghệ thuật hữu hiệu nhất, bên chủ nhà lo ăn ở, tham quan, nghệ sĩ tự mua vé đi, vẽ xong thường tặng lại 1-2 tác phẩm. Qua đó chủ nhà có bộ sưu tập đủ các nước, và thông qua nghệ sĩ các nước mà tìm hiểu văn hóa của họ. Hoạt động này ở ta rất khó khăn do không có tài trợ và rất nhiều thủ tục hành chính.

Nếu như năm 1997, cuộc triển lãm hội họa đầu tiên của Việt Nam được hội Siem tổ chức ở Bangkok, lúc đó tôi thấy hầu hết nghệ sĩ và cán bộ Thái nói tiếng Anh tốt, tất nhiên nhiều người dân làm kinh doanh cũng vậy, thì ngày nay không hẳn. Tiếng Anh không còn là nhu cầu cấp thiết và được quan tâm như trước. Một vài di tích và khu nghỉ mát chúng tôi tới hoàn toàn không sử dụng tiếng Anh, ngay cả chìa khóa phòng cũng bằng tiếng Thái, rất vất vả để tìm được phòng của mình.

Khu di tích lớn Sukhothai thế kỷ 12 hầu như không có chú thích bằng tiếng Anh. Còn về thị trường tranh, các nghệ sĩ Thái cho biết trước đây cũng như Việt Nam, phần lớn do người nước ngoài mua, nay tình hình ngược lại: chủ yếu khách hàng là người Thái.

Hai ví dụ này cho thấy sự phát triển nội lực của người Thái. Họ đã làm rất tốt với văn hóa của mình, thay vì trước kia chỉ trông vào du lịch, lấy du lịch nuôi tất cả, ngày nay không nhất thiết chỉ là du lịch nữa. Khi không cần đến tiếng Anh và tự mua tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ mình tức là đời sống văn hóa đã có vị trí trong kinh doanh và văn hóa trở thành động lực phát triển của kinh tế.

The Red and Black&White horse của họa sĩ Thawan Duchanee

Nếu như sáng tác của nghệ sĩ Việt Nam, kể cả bậc thầy, mới đạt giá một hai chục ngàn USD, còn thông thường giá tranh tượng rất thấp và cũng khó bán do không có thị trường nội địa, thì bậc thầy Thái là Thawan Duchanee đã bán tranh tới 2 triệu USD.

Việc đẩy được giá cao như vậy hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nội địa trước, tức đất nước phải tự nâng cao giá trị của nghệ sĩ mình trước, và sau đó buộc bên ngoài phải mua theo những thang bậc cao.

Vấn đề này đã được hầu hết các nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và hiện nay là Myanmar) chú trọng, thế nhưng ta vẫn đứng ngoài cuộc với những triển lãm phong trào lèo tèo và chẳng đi đến đâu với những quan niệm nghệ thuật lạc hậu.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phái đẹp qua hội họa

    08/03/2020Vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hình thể và vị trí thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cùng thiên chức của người phụ nữ đã được đề cao và khai thác đến đỉnh điểm, để từ đó khẳng định và chứng minh một chân lý: Không có phụ nữ, không có nhân loại và cũng không thể có nền văn hoá – văn minh trên trái đất...
  • Hội họa trừu tượng 100 năm

    11/04/2016Nguyễn QuânRiêng hội họa trừu tượng ở Việt Nam, đến nay nhiều ý kiến vẫn tạm cho Tạ Tỵ (1921- 2004) là một họa sĩ tiền phong, khi những năm đầu của thập niên 1950 ông đã vẽ những bức tranh trừu tượng. Nếu cứ liệu về cột mốc này đúng, thì tính đến nay, hội họa trừu tượng Việt Nam đã có khoảng 60 năm lịch sử (?).
  • Bức tranh văn hoá thời cận đại

    03/01/2014Bùi Văn Nam SơnThời cận đại không chỉ là bệ phóng tự nhiên cho thời hiện đại (kể từ sau đại cách mạng Pháp) với tư cách một thời kỳ lịch sử đi trước. Về nhiều mặt, nhất là tư tưởng, văn học, nghệ thuật, thời cận đại đạt tới mức độ “kinh điển” mà thế kỷ 20, với nhiều nỗ lực cách tân, vẫn không dễ dàng vượt qua nổi...
  • Tranh nude của Stefan Hadzi Nikolov

    14/06/2012Nghệ thuật là câu chuyện của từng cá nhân, mỗi nghệ sĩ là một thế giới khác biệt. Thưởng thức nghệ thuật là khám phá thế giới đó. Suy cho đến tận cùng, chụp một cô gái nude cũng chính là chụp mình. Vẽ một cô gái nude cũng chính là “tự hoạ” mình, tự “nude” mình, tự thể hiện mình, phơi bày mình ra, mở mình ra, tự khám phá mình mà thôi.
  • Mười kiệt tác hội họa đắt giá nhất mọi thời đại

    22/10/2009Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)Đây là tác phẩm hội hoạ được bán đấu giá cao nhất thế giới từ trước tới nay, hiện nay thuộc sở hữu của Chính phủ Áo. Bức tranh gây nhiều tranh cãi trong hơn một năm và sau đó được trao trả cho Áo sau một thời gian bị Đức quốc xã chiếm trong Thế chiến thứ hai. Bức tranh được danh hoạ Gustav Klimt vẽ vào năm 1907. Năm 2006, bức hoạ được Ronald S Lauder mua lại để làm tài sản thừa kế.
  • Sao hóa thân thành nhân vật hội họa

    09/08/2009Sự kỳ diệu của công nghệ số khiến nhiều người liên tưởng cứ như các danh hoạ Van Gogh, Raffaello, Paul Rubens... đang sống lại cầm bút vẽ nên các bức hoạ...
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • xem toàn bộ