Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp

07:45 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười, 2005

Lời nhà xuất bản

Phép biện chứng duy vật nói riêng, triết học mác xít nói chung có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Những tri thức của các khoa học triết học đem lại, đang là công cụ tư duy sắc bén để con người nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực vì nhu cầu con người; nó đang được các lĩnh vực hoạt động của con người vận đụng, ứng dụng có hiệu quả.

Vừa là một giảng viên triết học Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, vừa là nhà quản lý doanh nghiệp – Giám đốc Công ty in kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Lê Thanh Sinh có điều kiện thực hiện phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn. Tổng kết những vấn đề cốt yếu từ thực tiễn nghiên cứu khoa học, giảng dạy triết học và kinh doanh của mình, tác giả biên soạn tập sách: Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp.

Nội dung của cuốn sách gồm những vấn đề lý luận của triết học được trình bày hết sức cô đọng, dễ hiểu; những vấn đề bức xúc thường nhật của thực tiễn cuộc sống lại hàm chứa tính lý luận sâu sắc. Hy vọng rằng, cuốn sách sẽ cung cấp nhiều tư liệu lý thú, những minh chứng hết sức thuyết phục về các nguyên lý lý luận của phép biện chứng duy vật, đùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác triết học, những lời tâm sự nghề nghiệp muốn trao đổi với các nhà quản lý.

Chúng ta đều biết, nhận thức đúng đắn, đầy đủ phép biện chứng duy vật đã là khó, việc vận đụng nó vào hoạt động thực tiễn lại càng khó hơn. Vì vậy, cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, mong nhận được sự góp ý phê bình của bạn đọc.

NXB Chính trị Quốc gia


Lời nói đầu

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, mà còn chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn.

Quản lý doanh nghiệp là một quá trình kết hợp giữa chủ quan và khách quan, nên không thể không có phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được; cũng như vậy, sẽ là hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp tư duy siêu hình trong quản lý nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng. Ph.Ăngghen đã nhận định: "Phương pháp tư duy ấy (siêu hình – B.T) mới xem thì có vẻ hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người ta gọi là lý trí lành mạnh của con người..., tuy là một người bạn đường rất đáng kính..., nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó trở thành phiến điện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được"l. Chính vì lẽ đó, vận dụng những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.

Cuốn sách này ra đời trên cơ sở kết quả nghiên cứu, giảng dạy triết học nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng và trải qua kinh nghiệm quản lý xí nghiệp trong nhiều năm, nhằm trao đổi với các nhà quản lý doanh nghiệp về giá trị thực tiễn của sự vận dụng phép biện chứng duy vật. Những vấn đề của phép biện chứng duy vật và khoa học quản lý đều hết sức rộng, phong phú và cũng rất nhạy cảm. Do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp.

Tác Giả


Mục lục

Phần I. Lý luận chung về phép biện chứng duy vật

1. Lược khảo về lịch sử phép biện chứng
2. Những nội dung cơ bản của phép biện chứng
3. Các quy luật phổ biến của phát triển
4. Lý luận biện chứng duy vật – lý luận về hoạt động thực tiễn của con người

Phần II. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong quản lý doanh nghiệp

1. Triết lý quản lý là một trong những yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp
2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp
3. Tính biện chứng trong mối quan hệ giữa luận lý đạo đức và nguyên tắc quản lý doanh nghiệp
4. Vận dụng nguyên lý “mối liên hệ phổ biến” của phép biện chứng duy vật vào quản lý doanh nghiệp
5. Triết lý về người “nhận hàng, tính giá” trong doanh nghiệp
6. Triết lý về quản trị nhân sự ở doanh nghiệp
7. Tuyển dụng, đào tạo nhân sự ở doanh nghiệp
8. Những điều kiện cần thiết để biến khả năng người lao động thành hiện thực
9. Chống chủ nghĩa hình thức trong quản lý doanh nghiệp
10. Biện chứng về khả năng và hiện thực trong công tác quản lý doanh nghiệp
11. Phép biện chứng duy vật với quản lý nhân sự

LinkedInPinterestCập nhật lúc: