Một cách “truyền bá” triết học Mác - Lênin
Bài viết "Làm mềm" sách triếtcủa tác giả Lam Điền trên báo "Tuổi trẻ" ra ngày 17/ 4/ 2006 đã thu hút tôi. Cùng với dòng tít là những bức ảnh “đen trắng" minh hoạ nhưng cuốn sách triết học, mà theo tác giả Lam Điền, đã dược "làm mềm”. Tôi đã đọc bài viết rất kỹ và tự hỏi tại sao lại có thể làm như vậy được?!
Tôi không đồng ývới quan niệm của tác giả bài báo và một số người đã, đang "làm mềm” sách triết theocách như vậy.
"Làm mềm” sách triết được hiểu như thế nào? Cơ sở của phương pháp này là gì?
Đây là lần dầu tiên tôi được tiếp xúc với thuật ngữ này. Theo tôi hiểu, đó là làm biến đổi những tư tưởng triết học phần nào còn mang tính trừu tượng, khó hiểu, "khôcứng" thành những tư tưởng triết học có giá trị tương đương nhưng được diễn đạt một cách trong sáng, gần gũi, dễ hiểu hơn.
“Làm mềm" sách triết, theo tôi, không thể bằng những bức tranh "có tinh thần dí dỏm mà sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng có tác dụng gợi mở thêm những suy nghĩ khi đọc sách". Thật nực cười vì "những suy nghĩ thêm" đó là gì? Xưa nay, những bức tranh dí dỏm thường chỉ dùng trong những cuốn truyện tranh dành cho trẻ con. Hơn nữa, đó lànhững bức chân dung ngoài bìa của những nhà triết học đã bị làm biến dạng. Đó là những bức tranh biếm hoạ, ngoài ra chẳng là cái gì cả!
Phải chăng tranh vẽ có khả năng truyền đạt tư tưởng triết học, không những thế còn hơn cả ngôn ngữ - chữ viết? Và khi những cuốn sách triết khô cứng cùng những ngôn từ không truyền đạt nổi tư tưởng của các nhà triết học thì sử dụng tranh vẽ là một giải pháp mới, tối ưu?
Theo tôi, muốn hiểu được những tư tưởng triết học thì người đọc phải có một trình độ kiến thức nhất định, sự hiểu biết tối thiểu mới có thể lĩnh hội được những tư tưởng đó. Vậy, muốn hiểu được những tư tưởng triết học thông qua những bức tranh dí dỏm cũng cần phải cá một vốn kiến thức hội hoạ nhất định, nếu không người xem cũng chẳng tìm thấy gì trong đó cả. Một bức tranh không theo một trường phái nào không thể là cái biểu đạt một nội dung mang tính chính xác vì nó thường mang nhiều nghĩa. Có chăng nó chỉ làm rối tinh thêm mà thôi.
Hình vẽ Freud với nhiều dấu hỏi trên đầu có ý nghĩa gì? Một bức tranh thật dí dỏm! ông ta lúc giận vì người ta đã làm biến dạng ông chăng? Hay ông ta đang đặt ra câu hỏi "có ai hiểu tôi không?". Có trời mà biết được bức tranh đó mang thông tin triết học gì. Hình vẽ của C.Mác và những bức tranh khác cũng vậy. Thực tế, tôi đã thử tìm những tư tưởng triết học, những suy nghĩ mới từ đó nhưng chẳng có gì cả. Tôi chưa biết nội dung của những cuốn sách đó như thế nào, tư tưởng của những nhà triết học trong đó có triết học Mác - Lênin có bị xuyêntạc, sai lệch hay không. Tuy nhiên, điều nhận thấy ngay là, hình thức bề ngoài và phương pháp mà những người muốn "làm mềm" sách triết đã vận dụng là không khoa học. Nó chỉ làm hạ thấp những nhà triếthọc vĩ đại một sự phỉ báng "tế nhị, dí dỏm". Tất nhiên, họ "làm mềm" sách triết không chỉ bằng tranh vẽ mà còn kết hợp với sử dụng ngôn từ. Nhưng chỉ một bức tranh ngoài bìa thôi cũng đã đủ để kết luận phương pháp truyền bá tư tưởng triết học mới của người muốn "làm mềm”, sách triết là như thế nào rồi.
Có nhiều cách, nhiều hình thức để truyền bá những tư tưởng triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng, song chắc chắn việc "làm mềm" sách triết như một số người đã, đang làm không thể là cách làm đúng đắn.Họ chỉ “làm tầm thường hoá" sự vĩ đại của các nhà triết học mà thôi.
Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Dù bằng cách nàyhay cách khác, hình thức này hay hình thức kia đều không thể bỏ qua phương tiện ngôn ngữ. Vì, chỉ có bằng ngôn ngữ mới chuyển tải được những tư tưởng của các nhà triết học và cũng chỉ qua ngôn ngữ, chúng ta mới hiểu được tư tưởng của họ.
Tôi tự đặt câu hỏi, liệu những người đã đưa những cuốn sách triết học đã được “làm mềm" có mục đích sâu xa gì khác hay không?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường