Những tư tưởng cơ bản của Hegel về logic học với tính cách là logic biện chứng

07:24 SA @ Thứ Ba - 29 Tháng Tám, 2006

Thông thường để xây dựng một hệ thống triết học của mình, thì mỗi triết gia đều phải xuất phát từ điểm xuất phát triết học riêng biệt. Theo Ăngghen, điểm xuất phát đó là vấn đề cơ bản của triết học mà nó được giải quyết trên lập trường của từng triết gia. Hegel cho rằng, điểm xuất phát đó có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nên học thuyết triết học mới. Nó có thể khắc phục được những hạn chế củacác học thuyết đã có từ trước. Chính vì vậy Hegel đã xác định điểm xuất phát triết học của ông là sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối. Nói một cách khác Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan, nghĩa là đối với ông tư tưởng của chúng ta không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, trái lại những sự vật và hiện tượng trong thế giới là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối, mà ý niệm này tồn tại trước khi thế giới xuất hiện.

Căn cứ vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối mà Hegel đã cấu trúc hệ thống triết học của ông thành logic học, Triết học tự nhiên và Triết học tinh thần. Bài viết này muốn đề cập đến những tư tưởng của Hegel về logic học với tính cách là logic biện chứng trong hệ thống triết học Hêghen.

TheoHêghen, đồng nhất giữa tư duy và tồn tại cũng có nghĩa là những quy luật của tư duy được logic học nghiên cứu, thực chất cũng là những quy luật của tồn tại (của tự nhiên, của lịch sử). Vì vậy logic học là bộ phận sinh động nhất của hệ thống triết học Hêghen, bởi vì trong đó phép biện chứng của ông đã được thể hiện một cách đầy đủ nhất.

Để xây dựng logic học mới với tính cách làlogic biện chứng, Hegel đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của logic hình thức cổ điển trước đây. Tuy không phủ nhận ý nghĩa và vai trò của logic hình thức trong lịch sử nhận thức, nhưng Hegel đã chỉ ra những hạn chế của nó. TheoHêghen, logic học trước ông là khoa học về những hình thức tư duy chủ quan, vì vậy nó chưa đầy đủ. chưa đáp ứng được với sự phát triển của triết học và khoa học. Trên cơ sở đó Hegel đã sáng tạo ra một hệ thống logic học mới - logic biện chứng nhằm đem lại cho triết học một phương pháp luận mới đó là phép biện chứng. Phép biện chứng của Hegel là một trong những thành tựu quí giá nhất của triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học trước Mác nói chung. Tuy nhiên Hegel đã sáng tạo logic biện chứng trên lập trường duy tâm. ông đã xuất phát từ cơ sở đồng nhất giữa tư duy và tồn tại khi coi những qui luật của tự nhiên, của lịch sử cũng là những quy luật của tư duy. Để lý giải điều này, Hegel cho rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới một cách tuyệt đối và đầy đủ, nghĩa là tư duy con người nhận thức được thế giới tự nhiên và xã hội. Từ đó ông coi tư duy là bản chất của chúng. Đồng thời quan niệm của Hegel về sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể không giống như quan niệm của chủ nghĩa duy vật, mà ông coi nó như là sự đồng nhất hoàn toàn của chúng. Điều này có nghĩa là đối với Hegel khách thể của tư duy không khác biệt với bản thân tư duy. Những khách thể của tư duy thực chất chỉ là những quy định của chính tư duy mà thôi. TheoHêghen, tư duy ở đây hoàn toàn không được xem xét như là sản phẩm đặc biệt của bộ óc con người, như là nét đặc thù của con người. Hegel đồng nhất tư duy với hoạt động của ý niệm tuyệt đối với tư cách là cơ sở của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Hơn nữa tư duy đồng thời vừa là khách thể, vừa là chủ thể, nó vừa là những gì đang tư duy, vừa là những gì được tư duy. Tuy nhiên, Hegel cũng thừa nhận cảm giác, trực giác, biểu tượng, mong muốn là những hình thức của ý thức con người. Nhưng tất cả chúng đối với ông chỉ là những thể hiện không đầy đủ, là những nét hoa văn bên ngoài của tư duy, tư tưởng. Vì vậy vật chất theo ông, cũng thuộc về tư duy, tư tưởng mà thôi. Hegel cho rằng, đối tượng đúng đắn của tư tưởng chính là bản thân tư tưởng, vì tư tưởng là chân lý của mọi sự vật. Cho nên sự phát triển cũng cần phải được tiến hành theo những quy luật của tư tưởng, theo những quy luật của logic học. Chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel vì vậy còn được xác định như là chủ nghĩa duy tâm logic. Ý niệm tuyệt đối là tư duy về tư duy, đồng thời cũng có nghĩa là tự nhận thức, là sự mở rộng những xác định logic vốn có đối với nó. Những phạm trù là những xác địnhlogic này, hơn nữa chúng còn thề hiện sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. TheoHêghen, những phạm trù không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, mà là những khái niệm thuần túy.

Trong "Khoa họclogic" Hegel đã thể hiện tư tưởng về Thượng đế có trước khi thế giới và con người xuất hiện. Đây là tính qui luật của ý niệm tuyệt đối tồn tại trước bản thân thế giới và như là thuộc tính siêu nhiên nào đó của thần thánh. Theo Ăngghen, trong Cơ đốc giáo thế giới được sáng tạo một cách đơn giản bởi Thượng đế, còn trong triết học Hegel thì sự sáng tạo này có hình thức phức tạp và khó hiểu hơn. TheoHêghen, logic học "thể hiện Chúa trong bản chất vĩnh hằng của Đức chúa trước khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn" tức là những con người cụ thể.

Như đã nêu trên, những phạm trù trong triết học Hegel không phải là sự phản ánh thế giới khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn không chứa đựng một nội dung gì cả. Trái lại, những phạm trù của Hegel còn có ý nghĩa bản thể luận. Một trong những sự khác biệt giữa triết học Hegel và Cantơ cũng chính là ở điểm này. TheoCantơ, những phạm trù không có mối liên hệ nào với thế giới hiện thực khách quan, chúng là sản phẩm của ý thức con người. Vì vậy, những phạm trù tự chúng không chứa đựng nội dung khách quan. Còn ở Hegel thì những phạm trùlogic không phải là cái gì khác hơn là những trừu tượng được tách ra từ bản thân hiện thực, cho nên chúng có nội dung sinh động, phong phú, từ đó tạo nên nội dung sâu sắc của Khoa họclogic. Tuy nhiên dưới góc độ duy tâm Hegel đã đánh giá những phạm trù cao hơn thế giới khách quan, khi ông coi chúng là những tấm vải mộc, còn mọi hiện tượng, quá trình của thế giới chỉ là những hoa văn được trang trí trên những tấm vải này.

TheoHêghen, ý niệm tuyệt đối là bản chất của tự nhiên cũng như của tinh thần. Tất cả mọi sự vật chỉ là chân lý chừng nào trong chúng đều thể hiện ý niệm này. Các sự vật tự nó là nhất thời, tận cùng không phải là chân lý. Chỉ có ý niệm tuyệt đối tồn tại như là hệ thống của những phạm trù là vĩnh viễn, là cơ sở của mọi vật, mọi hiện tượng của thế giới. Hegel cho rằng, thế giới khách quan là logic học ứng dụng, còn logic học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối, là "hệ thống các phạm trù của tư duy, trong đó sự đối lập giữa tính khách quan và chủ quan bị triệt tiêu”. Hegel nhấn mạnh rằng, những phạm trù thực chất là những khái niệm mà tư duy thông thường cũng thưởng sử dụng chúng. Trong tư duy thông thường những phạm trù hoà nhập với nội dung của trực quan hay là của biểu tượng, vì vậy theo Hêghen, về thực chất chúng là không rõ ràng. Để làm rõ những phạm trù đó nhiệm vụ của khoa học logic là phải giải phóng chúng khỏi mọi nội dung của cảm giác, kinh nghiệm. Hegel đồng nhất khoa học logic vớilogic học duy tâm.logic học này sử dụng những kết quả phát triển của những khoa học tự nhiên. TheoHêghen, những khoa học này có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu chologic học nhằm phát hiện những quy luật, những khái niệm chung logic học duy tâm của Hegel đã coi những khoa học này dưới những hình thức khác nhau và đặt đấu ấn vào chúng. Nó chỉ ra rằng những quy luật và những khái niệm của các khoa học tự nhiên là sự thể hiện không đầy đủ của những phạm trù lý tính thuần tuý.

Tác phẩm chủ yếu của Hegel là Khoa họclogicđược gọi là Đại logic và logic học phần đầu của Bách khoa toàn thư các khoa học triết họchay còn gọi là Tiểulogic đều nghiên cứu những phạm trùlogic như là hệ thống phát triển, gắn liền và thống nhất với nhau. Chính trong Khoa học logiccũng nhưlogic học Hegel đã trình bày một cách đầy đủ và sâu sắc phép biện chứng trên cơ sở duy tâm. TheoMác, phép biện chứng của Hegel (hay như chính Hegel gọi là phương pháp tuyệt đối) là sự trừu tượng của vận động, trừu tượng của phát triển của thế giới hiện thực khách quan. Phép biện chứng này được Hegel hình dung như là sự vận động dưới hình thức cực kỳ trừu tượng, sự vận động của lý tính thuần tuý.

Trong logic học Hegel đã trình bày qui luật phủ định của phủ định như là một trong những quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng. Hegel đã đồng nhất quy luật này với tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề. Từ đó ông đã xây dựng nên hệ thống triết học cũng như từng phần trong hệ thống đó. Mỗi một phạm trù của phép biện chứng được Hegel sắp xếp được hình thức chính đề. Chính đề này trong quá trình vận động, phát triển trở thành phản đề và sau đó chúng hoà nhập vào khái niệm cao nhất là hợp đề. Hợp đề không phải là quay trở lại một cách đơn giản về chính đề, mà là giai đoạn phát triển cao hơn bởi yếu tố phủ định. Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự phát triển từ thấp cho đến cao. Theo Hegel mặt phủ định thể hiện trong mỗi một phạm trù, khái niệm là cơ sở, điều kiện của quá trình phát triền. Ở đây Hegel đã vạch ra mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho phạm trù, khái niệm chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. TrongKhoa họclogicHegel đã nhấn mạnh mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi vận động và sức sống. Chỉ vì mộtcái gì đó có mâu thuẫn ở trong bản thân mình mà nó được vận động, có mạch đập và hoạt động.

Khi đặt ra những cơ sở của phép biện chứng Hegel cho rằng, phương pháp này xuất phát từ sự vận động, phát triển của những mâu thuẫn được diễn ra trong những khái niệm. Sự vận động của mặt khẳng định đến mặt phủ định và việc xem xét sự thống nhất của chúng là bản chất của nhận thức trừu tượng, nhận thức biện chứng. Nhận thức này được Hegel đối lập lại với nhận thức lý trí,logic hình thức.

Như vậy cấu trúclogic của Hegel mang tính chất trừu tượng thuần tuý. Hegel đã xem xét hệ thống những phạm trùlogic phát triển như là sơ đồ tiên nghiệm của sự phát triển thế giới. Mặc dù với lối tư duy có tính chất tư biện, trừu tượng của Hêghen, nhưng những phạm trù logic học của ông suy cho cùng cũng được rút ra từ thế giới hiện thực khách quan. Cho nên trong Bút ký triết họcLênin đã chỉ ra rằng, Hegel đã phỏng đoán một cách thiên tài về phép biện chứng của những sự vật, hiện tượng, thế giới tự nhiên trong phép biện chứng của những khái niệm. Sự khẳng định này đã được thể hiện trong sự phát triển của những khái niệm trong logic học Hêghen. ChínhMác cũng cho rằng, Hegel trong sự trình bày một cách tư biện, trừu tượng thường lại đưa ra được một sự trình bày hiện thực bao gồm chính các sự vật. Chính những quan điểm này tạo nên giá trị to lớn của phép biện chứng của Hêghen, mà về sau chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm đã không cho phép Hegel thực hiện nhiệm vụ được đặt ra trong triết học của ông là cống hiến cho toàn bộ cuộc đời của sự vật. Đúng như Mác đã từng chỉ ra rằng nói chung Hegel chủ yếu quan tâm đến không phải làlogic của sự vật, mà là công việc củalogic. Điều này có nghĩa là Hegel có quan tâm đến nhận thức về thế giới hiện thực và sự phản ánh của nhận thức này vào trong những phạm trù nhưng không lớn tới mức như ông đã tạo nên hiện thực từ những khái niệm và phạm trù. Trong thực tế Hegel đã xây dựng hệ thống nói chung cũng nhưlogic học nói riêng theo sơ đồ tam đoạn thức. Bằng con đường này Hegel thường bịa ra những phạm trù mà chúng không thể có ở trong hiện thực được. Vì vậy một số phạm trù trong logic học của ông có tính chất giả tạo. Điều này xuất phát từ tư tưởng của Hegel về tất cả sự phong phú của thế giới đều được nẩy sinh từ sự vận động của những khái niệm. TheoMác, đối với Hegel thì tất cả những gì đã diễn ra và đang diễn ra trong thế giới đều đồng nhất với những gì đang diễn ra trong tư duy vốn có của ông. Như vậy sự vận động và sự phát triển của những phạm trù theo Hegel là thể hiện sự phát triển của tự nhiên, xã hội, của tất cả những biểu hiện văn hóa của con người. Bới vì như chúng ta đã biết, Hegel xuất phát không phải từ sự thống nhất, mà từ sự đồng nhất của tư duy và tồn tại. ông cho rằng, chúng ta không cần phải nghiên cứu một cách cụ thể mọi chi tiết của sự phát triển của tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của chúng chỉ là sự phản ánh sự phát triển của những khái niệm. Cho nên theo Hêghen, phân tích những khái niệm là phương tiện nhận thức hiện thực dễ hơn là nghiên cứu một cách cụ thể chính bản thân hiện thực này. Xuất phát từ quan niệm này mà Hegel coi sự phát triển của thế giới như là sự phát triển của những khái niệm. Từ đó ông buộc phải đưa ra một số phạm trù mà chúng chưa từng có trong hiện thực, đặc biệt là sự chuyển biến một cách giả tạo từ một khái niệm này nẩy sinh ra một khái niệm khác.

TheoHêghen, nhiệm vụ củalogic học là thể hiện hệ thống những phạm trù không phải như là hệ thống có sẵn trước, bất động mà như là hệ thống phát triển không ngừng. Phù hợp với điều này Hegel đã vạch ra sự phát triển của những phạm trù là đi từ trực tiếp, đơn giản, trừu tượng đến cụ thể, phức tạp và gián tiếp nhất.

"Khoa học logic" cũng nhưlogic học của hệ thống Hegel gồm ba phần là học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm. Ý nghĩa về phát triển của những phạm trù chính là ở chỗ, trong logic học Hegel đã xuất phát từ tồn tại. Từ sự vận động của những phạm trù tồn tại mà xuất hiện phạm trù bản chất. ở đây bản chất như là phản đề hay là sự phủ định của tồn tại. Sau đó, từ vận động của những phạm trù bản chất mà phát hiện ra khái niệm như là cơ sở sâu sắc hơn của toàn bộ quá trình phát triển của những phạm trù. Như vậy, khái niệm được biểu hiện ra là hợp đề của tồn tại và bản chất hay là sự phủ định của phủ định. Có thể nhận thấy rằng sự phát triển của những phạm trù ở trong học thuyết về tồn tại, bản chất, khái niệm và ở trong mỗi một phần nhỏ hơn của logic học đều được thực hiện theo sơ đồ tam đoạn thức của Hegel đề ra. TheoHêghen, học thuyết về tồn tại và học thuyết về bản chất trong logic học là Logic khách quan còn học thuyết về khái niệm làlogic chủ quan. Trong logic khách quan Hegel chủ yếu nghiên cứu những phạm trù của tư tưởng, mà chúng đồng thời cũng là những phạm trù của thế giới tự nhiên vô cơ. Còn trong logic chủ quan Hegel nghiên cứu sự vận động biện chứng của những phạm trù như những hình thức tư tưởng thuần tuý và sự trưởng thành của đời sống tinh thần, của ý thức của khái niệm trong thế giới hữu cơ và con người. Tuy nhiên sự phân chia logic học ra thành logic khách quan vàlogic chủ quan là có tính chất tương đối. Bởi vì trên thực tế trong logic khách quan Hegel bên cạnh phân tích những phạm trù của thế giới vô cơ, thì ông cũng có đề cập đến những phạm trù có quan hệ với ý thức của con người. Trái lại trong logic chủ quan đồng thời với việc trình bày những phạm trù của đời sống hữu cơ thì Hegel cũng đưa ra cả những phạm trù có mối liên quan với thế giới tự nhiên vô cơ.

Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Hegel đã tạo ra được một lý luận biện chứng phát triển với tư cách logic học và là phương pháp. Ông đã kết hợp phép biện chứng và logic học thành một quan niệm thống nhất về logic biện chứng. Phép biện chứng là linh hồn của logic học nhờ đó khoa học logic trở thành một cơ thể sống, chứ không phải là những phạm trù khô cứng như logic học trước đây. Công lao của Hegel so với những bậc tiền bối chính là ở chỗ, ông đã đưa ra được một sự phân tích biện chứng, khái quát tất cả những phạm trù quan trọng nhất của triết học và đã hình thành nên ba qui luật cơ bản của tư duy trên cơ sở duy tâm. Không nghi ngờ gì nữa có thể khẳng định rằng "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái vận dụng chung của phép biện chứng đó”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Về cặp phạm trù “cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

    27/08/2006TS. Phạm Chiến KhuĐối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegellại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất"...
  • Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó

    23/08/2006Nguyễn Thanh TânTư duy con người luôn là một trong những vấn đề lớn của triết học. Nhưng tư duy là gì thì cho đến nay, vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến nhằm làm rõ sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó...
  • Thông diễn học của Hegel

    24/04/2006Ts. Lê Tuấn Huy (dịch)Hermeneutics hiện thường được dịch là "chú giải học". Tuy nhiên, nhánh học thuật này, với ý nghĩa đương đại, đã không còn bó hẹp trong việc chú giải Kinh thánh hay văn bản như trước, mà là sự thông đạt lẫn nhau từ sự diễn dịch tư tưởng, lý luận...
  • Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật

    08/04/2006Phạm Văn ĐứcNgười ta thường xác định nhiệm vụ của khoa học là tìm ra những quy luật của các hiện tượng trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến phạm trù quy luật, suốt một thời gian dài, tưởng chừng đã được giải quyết xong xuôi, nhưng hiện nay lại nổi lên như một vấn đề có tính thời sự đặc biệt...
  • Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen

    20/01/2006Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng ChuẩnTriết học luôn luôn phải hướng tới tương lai bởi vì như C. Mác nói: triết học không chỉ giải thích thế giới mà còn phải góp phần cải tạo thế giới. Đặc biệt. triết học mácxít khi thực hiện chức nàng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của mình. không thể không hướng tới tương lai. Song, để hướng tới tương lai và phục vụ tốt cho tương lai thì triết học nói chung đồng thời cũng không ngừng hướng về quá khứ, lịch sử về cội nguồn của mình.
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác