Mức sống cao và sự hưởng thụ văn hóa

01:54 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Bảy, 2009

Sự hiện hữu của quảng cáo cũng như những dục vọng hưởng thụ vật chất đẩy tới việc quên dần đi những khao khát hưởng thụ một bài hát, một vở kịch hay một nghiên cứu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về cuộc sống cũng như những thú vui thưởng thức trong việc nâng cao tinh thần.

Từ rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc hưởng thụ tinh thần là một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người. Ở một vài loài động vật linh trưởng phát triển cao thì việc vui đùa cũng là một điểm sống để đánh giá sự phát triển của chúng. Nhưng tựu trung thì động vật phát triển hệ thống giá trị để hưởng thụ và thưởng ngoạn cao nhất lại là con người.

Văn hóa của con người đôi khi bị chúng ta mổ xẻ và định nghĩa cho những điều cao siêu và phức tạp quá mức. Nó làm cho khái niệm hưởng thụ văn hóa đi xa dần các điều căn bản, làm phức tạp thêm vấn đề. Và chính điều đó ngụy biện cho nhiều các hành động xa rời không đúng với tính căn bản và lợi ích hưởng thụ cơ bản về văn hóa trong mỗi con người. Nói cho cùng thì cùng với việc lao động sản xuất tạo sản vật duy trì sự sống, thì hưởng thụ tinh thần là một nhu cầu thiết yếu. Nó đôi khi lại là cứu cánh để sống và cảm thấy có hứng khởi cho cuộc sống.

Không có thời gian cho văn hóa

Chúng ta với một bản năng của động vật tổ chức cao cấp nhất là biết lo sợ cho sự an toàn tới sự sống của mình nên lao động sản xuất không ngừng nghỉ. Có nhiều nghiên cứu cụ thể cho thấy hiện nay loài người đã sản xuất và duy trì ra gấp 6 lần nhu cầu những thứ chúng ta cần. Vì cơ cấu phân bố không đồng đều nên loài người vẫn có sự bất bình đẳng giàu nghèo, đủ và không đủ. Nhưng văn hóa thì người nghèo hay kẻ giàu cũng vẫn cần có. Và trước văn hóa thì chúng ta đều bình đẳng về mặt cơ hội cũng như quyền được thưởng thức.

Một điều đáng tiếc là ngày nay khi càng giàu có thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng giảm. Nhưng luôn là một nghịch lý cho thời gian cũng như ích lợi hưởng thụ văn hóa thường lại không được giáo dục cụ thể. Nên việc hưởng thụ văn hóa trở thành một điều xa xỉ và không ích lợi cụ thể đối với nhiều người trong xã hội. Nhiều bộ phận trong xã hội hiện nay chỉ mong kiếm nhiều tiền, là một sự đảm bảo cho sự sinh tồn và đang dần trở thành vòng xoáy lôi tuột con người vào đó.

Mỗi ngày có 24 giờ, có thể tạm chia ra làm 3 phần, 8 tiếng cho lao động sản xuất duy trì sự sinh tồn cũng như những người phụ thuộc có liên quan. 8 giờ ngủ để tái tạo lại sức lao động và là một nhu cầu không thể dừng đối với tâm sinh lý thông thường của loài người. 8 giờ còn lại chúng ta phân bổ cho rất nhiều việc, quan hệ xã hội, huyết thống, trao đổi mang tính chất cộng đồng, tiếp thu kiến thức nâng cao quá trình sản xuất và đặc biệt là hưởng thụ. Vậy thời gian đó thực chất là khoảng căng thẳng nhất dồn nhiều vấn đề vào.

Nếu không có sự giao lưu với cộng đồng, huyết thống con người sẽ rơi vào cô độc và như vậy việc tổ chức sống bầy đàn cũng như lao động sản xuất có thể bị ảnh hưởng. Nên việc giao lưu đó chúng ta nhất thiết phải duy trì vì nhiều mối lợi ích cụ thể rõ ràng. Nhưng một điều có thể dừng mà không cảm thấy bị ảnh hưởng lắm, đó lại chính là hưởng thụ văn hóa.

Chỉ cho tới khi bị kiệt quệ về tinh thần vì sự nhàm chán cũng như những ảnh hưởng của một tinh thần bị tù túng thì lúc đó mới thấy sự cứu cánh của thưởng ngoạn văn hóa. Nhiều điều cao siêu được bao biện cho hiện tượng "lười hưởng thụ" này. Có thể là không có thời gian, có thể là không quen, có thể là không được giáo dục sống ý thức. Nhưng hãy đặt một số câu hỏi để kiểm chứng và phản biện cho yếu tố bao biện "lười" này. Đã bao lâu bạn chưa vào bảo tàng? Vở kịch gần đây nhất bạn xem, bức tranh nào bạn thích? Hay đơn giản là bạn đọc sách văn học nào trong thời gian gần đây?... Hầu hết đều có thể trả lời đơn giản là "Tôi bận quá, làm việc nhiều quá… chẳng có thời gian". Và như vậy thì đó là một cách đổ lỗi đơn giản nhất.

Sâu xa hơn bên trong có lẽ là cuộc sống chúng ta bị: "Khủng hoảng hưởng thụ" nên dần mất đi thói quen vốn tự nhiên là hưởng thụ văn hóa. Tất cả cho sản xuất, tất cả cho những thứ có thể cân đong đo đếm được với những đơn vị đo lường cụ thể. Cái phức tạp nhất là tự ta lại "đàn áp" quyền lợi của mỗi chúng ta. Không ai ngăn cấm, chân thực mà nói đó là vấn đề.

Mức sống cao ảnh hưởng tới hưởng thụ văn hóa….

Chúng ta đang định nghĩa ra mức sống cao sau một thời gian dài khó khăn về kinh tế là ắt phải có một cuộc sống thoải mái, tiện nghi. Điều này tương đối đúng với quan điểm về sự hưởng thụ vật chất cũng như tổ chức môi trường sống. Nhưng môi trường sống trong đó cũng có một phần được định nghĩa là môi trường văn hóa. Vậy tại sao lao động sản xuất, tích luỹ nhiều giá trị thặng dư rồi quy đổi toàn bộ ra thành những hưởng thụ vật chất cụ thể. Đó là một sự không công bằng với chính cuộc sống này.

Chỉ nhằm thoả mãn toàn bộ các nhu cầu thiết yếu của cơ thể mà chúng ta tiêu hoang phí thành quả tích lũy về kinh tế. Và nền kinh tế thị trường cũng như sự ma mãnh của các nhà quản lý sản xuất tạo ra vòng xoáy của vật chất đã hút tất tật vào. Sự hiện hữu của quảng cáo cũng như những dục vọng hưởng thụ vật chất đẩy tới việc quên dần đi những khao khát hưởng thụ một bài hát, một vở kịch hay một nghiên cứu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về cuộc sống cũng như những thú vui thưởng thức trong việc nâng cao tinh thần.

Trong những thập niên gần đây nhiều người đạt được nhiều kết quả nhanh chóng trong việc phát triển kinh tế. Tức là có một cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Nhưng ít được trang bị thêm hay thậm chí đang bị triệt tiêu nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, văn hóa. Nhiều phong trào tuyên ngôn về văn hóa trong kinh doanh chứ chưa thấy có phong trào nào hướng người Việt chúng ta tới sự thưởng thức văn hóa trở nên thành một thói quen hơn.

Vấn đề xã hội hoá văn hóa biến thành một tấm áo hóa trang cho các ngành công nghiệp quảng cáo núp vào và lợi dụng. Ngân sách của mỗi người cạn kiệt dành cho văn hóa. Vài chương trình ca nhạc, hòa nhạc "chất lượng" dưới những nhãn hàng lại là những nơi tập trung doanh nhân, cộng đồng cùng mối quan tâm tới gặp nhau. Tất nhiên nghệ thuật văn hóa là thứ yếu, anh phải tới để gặp gỡ hoặc cao hơn là để trang điểm thêm cho tầng lớp của mình, vị trí của mình.

Đáng buồn thay cho những rạp hát không đỏ đèn hàng đêm, những rạp chiếu phim hay những sân khấu kịch đang dần dần bị phá bỏ để thay thế vào đó là các tập đoàn kinh tế to lớn building, cửa hàng xe hơi hay giản dị hơn thì bán bia hơi. Mọi sự giải thích đều trở nên lố bịch khi mà cái ích lợi cân đong lại vẫn được đưa ra.

Chẳng có một loại hình nghệ thuật nào chen chân có đất khi mà các sân khấu bị đưa ra làm salon xe hơi hay vũ trường. Các cơ quan quản lý không thấy nhân dân có nhu cầu đó hay người thưởng thức không có ý thức là chúng ta cần những chỗ đó. Hay nền kinh tế thị trường lại biện minh là cần xã hội hóa việc đó. Nhiều nước phát triển họ lấy sự sang trọng và giàu có của văn hóa làm tiêu chí tự hào. Chẳng phải là nhiều lợi ích quốc gia là khi mà nét đặc trưng của văn hóa quốc gia được định hình. Nói chính xác hơn là văn hóa nghệ thuật ở họ được chú trọng tối đa nhất. Đó là bộ mặt của đất nước, trước hết cho dân chúng của họ.

Cơ chế và những chính sách của ta hiện nay đã quá tập trung vào kinh tế. Đó là điều cần thiết để hướng tới một quốc gia dân giàu nước mạnh. Nhưng cũng không thể vì thế mà bỏ qua sự phát triển của văn hóa đối với dân chúng. Và cũng cần được nói rõ hơn đó không chỉ là vài lễ hội, dăm buổi ca nhạc nhuốm màu quảng bá sản phẩm mà nghĩ có thể bù đắp được nhu cầu của xã hội. Không thể vì kinh tế thị trường để cho nghệ thuật hay cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa bị mai một đi.

Câu trả lời này trong lĩnh vực tương đối vĩ mô với những chính sách của các cơ quan quản lý hữu quan, nhưng trước hết nó chính là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, mỗi nghệ sĩ trong xã hội. Đời sống chất lượng cao về vật chất thì cũng nên cao về văn hóa, đặc biệt là văn hóa hưởng thụ nghệ thuật.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • "Suy dinh dưỡng tâm hồn"

    06/09/2014Phạm Văn Nga (Văn Hoá Phật Giáo)Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
  • Cần phải biết tiêu và biết dùng

    23/04/2009PGS-TS Phạm Văn TìnhTiêu dùng là một nhu cầu "của chung nhân loại". Chúng ta đang bước đầu làm quen và hoà nhập với xu hướng của thị trường tiêu dùng vốn đang hết sức đa dạng hiện nay. Nhưng cách ứng xử với nhu cầu này lại mang tính văn hoá (VH) của mỗi dân tộc. Và hình như, khi "hoà vào biển lớn" chúng ta mới nhận ra mình còn quá nhiều vấn đề phải suy ngẫm: "Ngẫm người" và "ngẫm ta"...
  • Xây dựng văn hoá tiêu dùng: Bắt đầu từ đâu?

    11/04/2009Minh ThiNhiều người cho rằng, còn quá sớm để khẳng định đã có nền tảng văn hoá tiêu dùng ở VN. Bởi vẫn còn đó tâm lý đám đông, phong trào lao vào mua sắm hay đầu tư theo tin đồn mà không tính toán kỹ;
  • Người nông dân và sự tiêu dùng nghệ thuật

    18/11/2008Phan Cẩm ThượngCuối thế kỷ 19, những họa sỹ trường họa lưu động Nga đã cho tranh lên xe ngựa chở đến các vùng hẻo lánh cho nông dân xem. Ở ta, từ Cách mạng 1945, nghệ thuật được xác định là lấy đời sống của nhân dân lao động làm đối tượng phản ánh và phục vụ, rất nhiều họa sỹ đã xuống địa phương "ba cùng" với quần chúng.
  • FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

    22/09/2008Thế HùngKhông chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • xem toàn bộ