FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

Tiến sĩ Mỹ học, ĐH Quốc gia Hà Nội
04:18 CH @ Thứ Hai - 22 Tháng Chín, 2008

Không chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.

Trong suy nghĩ của tôi, FPT là một thương hiệu lớn, một đơn vị kinh tế mạnh, một hiện tượng kinh tế thời mở cửa, nhất là khi ĐH FPT thành lập. Tôi biết, đó là một tập thể trẻ, tài giỏi, năng động và vui tươi, vì thế, FPT như thỏi nam châm hút được nhiều chất xám trong lĩnh vực công nghệ thông tin về mình. Tôi trân trọng và cảm phục họ.

Tôi được biết Ban lãnh đạo FPT rất chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần cho anh em trong tập đoàn. Nhiều chương trình vui chơi giải trí đặc biệt khuyến khích sự sáng tạo đột phá, thể hiện cái mới "không giống ai", tạo nên phong cách FPT. Chính tôi từng được FPT mời nói chuyện về Cái đẹp khỏa thân trong Nghệ thuật tranh tượng cho lớp tập huấn cán bộ trẻ khu giải trí ở Hòa Bình. Những buổi ngoại khóa ấy là một dịp mở cánh cửa thấu thị về cái nhìn nhân văn, thẩm mỹ cho cán bộ của tập đoàn, giúp tiếp cận được với thế giới văn minh, thêm kiến thức về nghệ thuật của nhân loại. Ít đơn vị kinh tế nào dám làm như thế.

Nhưng thật bất ngờ khi tiết mục “đặc biệt” kinh dị đến kinh hoàng diễn ra tối 13/9 trước cả nghìn khán giả, nay đã phát tán trên mạng, làm xấu đi một hình ảnh FPT. Thật xót xa, đáng tiếc. Dù FPT có ngụy biện đó là mô phỏng trang phục theo phim hài của Anh hay tìm kiếm một cách thể hiện sáng tạo thật khác biệt đi chăng nữa thì hiện tượng ấy cũng đã gây nên sự phản cảm, phản thẩm mỹ, phi văn hóa.

Nhìn hai thanh niên lõa thể, trần như nhộng, cắm lông vào những chỗ nhạy cảm, nhảy múa một cách vô thức trên sân khấu thật là lố lăng, đồi trụy, man rợ.

Trong con người có hai phần: phần ngườiphần con. Nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật là làm cho phần người tăng lên, phần con giảm đi. Đáng tiếc, đây thì ngược lại.

Theo Charle Darwin, phải mất 8 đến 10 triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và bộ óc người có tới 14 đến 15 tỉ tế bào thần kinh.Vì thế, loài người có tư duy, có ý thức thẩm mỹ. Trái với dã man, mông muội là văn minh. Tôi không hiểu tại sao họ đang sống giữa thế kỷ XXI "siêu văn minh" mà muốn trở lại thời kỳ mông muội. Tại sao tập thể FPT không ngăn chặn ngay từ lúc luyện tập hay tổng duyệt khi thấy hiện tượng dị lạ này? Không biết hai “diễn viên” nghĩ thế nào khi trình diễn một màn rẻ tiền, lố bịch như thế.

Vấn đề không đơn giản như một lãnh đạo FPT khi họ cho rằng chỉ trình diễn nội bộ với số lượng ít người xem. Thực tế là quy mô lễ kỷ niệm lớn như một liveshow nhưng nội dung lại méo mó với 4.000 khán giả và giờ đây hình ảnh đó bị cộng đồng mạng khuyếch đại lan tràn trên Internet. Điều đáng nói là diễn nội bộ nên chương trình không có giấy phép của Cục nghệ thuật biểu diễn. Một sự lệch lạc về văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đẹp đẽ của ông cha.

Không chỉ múa khỏa thân, nhiều năm nay, FPT lưu truyền những ca khúc tự chế phần lời trên giai điệu các bài hát nổi tiếng hoặc xuyên tạc thơ, kể cả thơ của Bác, trong cuốn "STC tuyển tập", thường được người trong FPT coi là "sách đỏ FPT". Cuốn sách lưu hành trên mạng internet, nhiều bài được cán bộ, nhân viên FPT mang ra diễn xướng vào những dịp lễ, hội của mình, có những câu thơ làm méo mó cả lời tựa cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh như: “Thân thể ở trong da, tinh thần ở ngoài da, muốn nên sự nghiệp lớn, ta phải năng la cà”. STC, có vai trò như Ban văn hóa văn nghệ của FPT, vẫn được gọi với cái tên "Sờ Ti Cô", đã viết trong cuốn sách: “Sờ ti cô mạo muội xin phép các nhạc sĩ tên tuổi bỏ qua cho việc sử dụng nhạc của các vị mà không có lời xin phép trước”.

Thật lạ lùng, tuyển tập này dẫn, nhà thơ tên tuổi Vũ Quần Phương, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội đọc diễn văn khai mạc trại sáng tác STC vào ngày 1/1/1993 bằng những câu: “Anh đam mê em, anh mi ni em, anh xanh xao em, đêm về anh tiết canh em”. Cũng theo tuyển tập STC, chính nhà thơ quyết định kết nạp STC làm thành viên của Hội. Điều đó có thật không? Tôi không tin.

"Việc đưa những ca khúc xuyên tạc lên sân khấu thực chất là điều nhố nhăng, phản văn hóa. Có thể những nhóm người này tưởng hành vi đó là hay, sáng tạo để tiêu khiển, giải trí. Họ muốn nghĩ ra những cái mới, những trò hay nhưng không sáng tạo nổi đành phải dựa vào các tác phẩm lớn để gây cười khiến mình nổi bật. Điều này cũng giống như một người đi giữa đường muốn thiên hạ chú ý nên bôi than lên người.

Không thể chỗ nào cũng cười cợt, trêu đùa được. Đưa các ca khúc xuyên tạc, bóp méo, dung tục lan truyền trong cộng đồng rộng lớn là cách xử sự chưa văn hóa, gây ô nhiễm xã hội".

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc

Không ít tác phẩm nổi tiếng, niềm tự hào của âm nhạc Việt Nam, bị dung tục hóa đến mức không thể chấp nhận. Bài hát được gọi là truyền thống của FPT có phần lời nhại theo ca khúc Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, có câu: “Ra đi ra đi áo quần không có, ra đi ra đi sạch bách mới thôi”. Ca khúc Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Hữu Trí được "chữa lại" cho hợp với Công ty ca của STC, trong đó có câu "Lắm khi mềm, nhiều khi cứng”. Thậm chí bài Kìa con vịtcó câu bị "chế" thô thiển: “Có cô nàng thò ra hai cái tí".Ca khúc Lên ngàn cũng không được... tha với những từ: “Bao giờ hết máu thì tong, anh về em càng máu hơn”, hoặc ca khúc Các cụ dân quân Thanh Hóathì bị sửa: “Sóng vỗ vào mông, các cụ hết cả lông"..., cốt để phù hợp với ý tưởng mà họ cho là... mới mẻ.

Ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dàicủa nhạc sĩ Huy Du bị các "nhà sáng chế" biến thành "Qua núi qua khe anh đè em xuống, em đang luống cuống anh tụt quần ra… Trận địa đây chăn gối đã tả tơi mà của anh vẫn vươn lên nòng pháo”. Cũng dung tục như thế là bài nhạc "nhại" Giận mà thương, dân ca xứ Nghệ: “Bẩn thì bẩn mà hôi càng hôi, anh chưa lên giường em không chịu nổi, việc đầu tiên em phải tụt quần, phải thổi kèn”...

Thôi, đến thế này thì “Tắc kỳ ngôn lộ”. Xin để ngỏ cho độc giả thẩm định, suy ngẫm. Tôi xin hỏi: “Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về cái đẹp, về văn hóa, về thẩm mỹ?”. Đặc biệt khi FPT là một tập đoàn viễn thông lớn, phải đi đầu về văn hóa, văn minh trên mạng?.


Múa nude của FPT biểu hiện sự suy đồi lối sống
(Hà Anh - Lê Nhy, Báo Đất Việt)

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cho rằng, hiện tượng múa nude của FPT biểu hiện sự suy đồi về đạo đức và lối sống.

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái: Tôi thực sự choáng váng, sửng sốt khi thấy trên mạng thông tin về hai sinh viên nam múa nude trong chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập FPT. Phải nói, đây là sự suy đồi về đạo đức và lối sống. Sự nghiêm trọng tăng lên gấp nhiều lần khi nó xảy ra trong môi trường giáo dục tại Học viện FPT Arena. Cho dù màn múa phản cảm này diễn nội bộ tại lễ kỷ niệm của một công ty nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến công chúng. Họ không thể mượn danh “trình diễn” để phô bày sự lố bịch, thiếu hiểu biết về văn hoá đến thế.

Ban tổ chức không thể đổ lỗi rằng đây là “tai nạn không thể tránh” khi chính họ là người chỉ đạo chương trình chung. Đó là né tránh. Có thể các thanh niên, sinh viên còn non nớt, chưa đủ nhận thức về việc làm dại dột của mình, song người lớn, người thầy phải có trách nhiệm ngăn chặn những hành động thái quá, hướng họ đến lối sống lành mạnh, sự hiểu biết lành mạnh về thẩm mỹ cộng đồng. Chỉ có cái không đẹp mới gây phản cảm thôi.

Vừa qua, tôi vô cùng xúc động khi xem một chương trình biểu diễn tại trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật quân đội. Những tiết mục biểu diễn đậm chất Tây Nguyên mang tính nghệ thuật cao của những sinh viên trẻ khiến tôi muốn gặp họ để phỏng vấn, tìm hiểu vì sao họ hát hay, dàn dựng giỏi như vậy. Cái đẹp bao giờ cũng khiến thanh lọc tâm hồn. Đấy mới là nghệ thuật hướng thiện và chúng ta cần học tập.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Việc hai nam thanh niên “trần trụi” trước đám đông như vậy là rất không nên. Các bạn trẻ có thế lấy cớ là học từ phương Tây nhưng mỗi nước có một phong tục riêng, trong khi văn hoá Việt Nam xưa nay là thanh lịch, dung dị chứ không lõa lồ, phản cảm. Điều này khiến những người già như chúng tôi rất buồn.

Hành động này không thể hiện được nếp sống văn hoá trong công ty của họ, nhất là tại một lễ kỷ niệm lớn. Nếu diễn ra trong không gian nhỏ, ví dụ ở phòng vũ hội với số lượng người ít hơn thì cũng cần xem xét chứ nói gì đến đám đông trong buổi liên hoan lớn.

Có thể, hai bạn thanh niên đó muốn nổi bật như một hiện tượng khiến người khác chú ý vì tự biết là mình… không có gì. Tài năng thật sự phải hướng đến chân thiện mỹ, chứ không phải khiến người khác… phát sợ. Những bạn trẻ khác có thể cười đùa một chút nhưng trong thâm tâm, chắc chắn họ không thích thú và chẳng ai muốn làm theo. Người Việt Nam không ưa chuộng những hoạt động mất thẩm mỹ như vậy. Đây là một “cung đàn lỗi nhịp” khi Hà Nội hướng đến lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long và cả xã hội đang phấn đấu xây dựng một Việt Nam văn minh, thanh lịch.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Tôi vô cùng ngạc nhiên trước những hình ảnh không hề phù hợp với văn hóa Việt Nam. Chúng ta hội nhập để tiếp nhận thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại là rất tốt, nhưng phải giữ được giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Nếu không, sẽ đánh mất chính mình. Khi ấy, làm sao có được bản lĩnh hội nhập với thế giới?.

Từ góc độ người làm nghề giáo, tôi nghĩ, trong việc này, các nhà quản lý Học viện FPT - Arena cần nghiêm khắc hơn. Người thầy phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa. Phản ứng của dư luận hiện nay cũng là điều tự nhiên và trách nhiệm của các nhà giáo là hướng học trò của mình đến chân - thiện - mỹ, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sự nghiêm khắc lúc nào cũng có lợi và khi tiếp nhận ý kiến của công luận không nên quá bảo thủ.

Lãnh đạo FPT Arena nói gì?

Báo Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Mai Thanh Long, Giám đốc Trung tâm FPT Arena về màn trình diễn của 2 học viên của trung tâm này.

* Ban lãnh đạo của FPT Arena nghĩ gì khi cho phép các học viên của mình biểu diễn một màn trình diễn như vậy?

- Theo ý đồ ban đầu thì màn trình diễn của 2 học viên này là để mô phỏng cho giai đoạn đầu tiên của FPT với một câu trong bài hát được trình diễn là "Ra đi, ra đi áo quần không có". Theo đúng kịch bản thì 2 bạn này chỉ diễn màn đánh võ một chút rồi rút ngay. Tuy nhiên, trên thực tế thì đoạn cuối phần trình diễn của 2 bạn này là không có trong kịch bản và hơi quá khích.

* Chỉ "hơi quá khích"?

- Thực ra thì trang phục này được mô phỏng từ trang phục trong một bộ phim hài nổi tiếng của Anh (Borat) chứ không phải chúng tôi tự nghĩ ra. Các bạn ấy chỉ làm lại cho nó "funny" (buồn cười) hơn mà thôi. Tôi cũng xin nói thật là các bạn ấy biến tấu có hơi quá một chút như việc cắm thêm lông vào người.

* Ông không nghĩ là màn trình diễn đó là sai?

- FPT Arena là một nơi khuyến khích sự sáng tạo đột phá nên việc tìm kiếm một cách thể hiện sáng tạo thật khác biệt là điều được hoan nghênh. Về sự kiện này thì đúng là có rất nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Còn về phía tôi thì trong trường hợp này, tôi coi đó như một tai nạn của việc sáng tạo đột phá tại FPT Arena và chúng tôi - những người lãnh đạo của FPT Arena, sẽ là người phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Sau chuyện này chúng tôi cũng thấy rằng cần phải kiểm duyệt chặt chẽ hơn. Bây giờ, văn hóa của FPT đã biến đổi rất nhiều không còn như ngày xưa nữa. Với những tiết mục nhạy cảm như thế này, có lẽ chúng tôi chỉ nên diễn trong một phạm vi rất hẹp hoặc sẽ dẹp, không công diễn tại hội diễn lớn của tập đoàn.

(Hoàng Ly, Báo Thanh Niên thực hiện)

Hậu màn múa của FPT: Xuất hiện lời cảm ơn nặc danh
Huy Thông, Thể thao văn hóa

Sau màn trình diễn gây sốc của “hai nam diễn viên” là học viên FPT Arena, vừa qua, Ban lãnh đạo FPT đã có quyết định kỷ luật “cảnh cáo trong toàn công ty Ban tổ chức hội diễn 13/9 đã không chu đáo trong khâu tổ chức và không xử lý kịp thời tình huống ngoài chương trình".

Ngỡ tưởng mọi việc đã “êm thấm” nhưng đêm 19/9 tôi đến Trung tâm đào tạo kỹ thuật đa phương tiện FPT Arena (km 10, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), tôi có nhìn thấy tờ rơi dán ở trong cổng. Tôi đã nhờ một người bạn lấy giúp. Đó là bản bản đánh máy “Lời cảm ơn” của “một ai đó” gửi theo dạng “tờ rơi” đến “tất cả các bạn đã tham dự hội diễn văn hóa Stico kỉ niệm 20 năm thành lập tập đoàn FPT”.

Cùng với đó, chủ nhân khởi thảo “lời cảm ơn” khẳng định: “Tiết mục của chúng ta đã đi vào lịch sử FPT trở thành tiết mục sốc nhất trong suốt chiều dài lịch sử cho dù có một số kẻ tiểu nhân cho đó là tởm, là làm xấu mặt FPT đã làm dấy lên phong trào chửi rủa trên cộng đồng pulic của FPT, nhưng thì có làm sao không?”… Để trả lời cho câu hỏi trên, chủ bút của lời cảm ơn kín cả khổ giấy A4 đặt câu hỏi cũng không kém phần gây sốc như màn trình diễn đêm nào: “Thử hỏi thế nào là không làm mất mặt tập đoàn? Chả nhẽ cứ phải quần trắng quần đen, cà vạt đỏ đi giày da bóng lộn chả còn biết có mặc gì bên trong không lên hát ca ngợi tập đoàn này tập đoàn nọ mới là không làm xấu mặt?” Cuối cùng chủ bút khẳng định “… với chúng ta, chúng ta là những anh hùng”, gửi lời cảm ơn đến người có tên là Long PV “tổng đạo diễn chương trình” vì đã có công “dẫn dắt chúng ta (những người tham gia hội diễn) đi đến vinh quang”. Và, cuối cùng là lời cảm ơn dành cho “hai đồng chí borat, hai cảm tử quân vì đã thôi một luồng gió mới vào cái chương trình đang chán dần đều Stico… Các bạn là những anh hùng”.

"Lời cảm ơn" với lời lẽ khiêu khích dư luận

Hiện chưa thể biết được chủ nhân của "Lời cảm ơn” theo dạng tờ rơi trên là ai. Hiện có rất nhiều “giả thuyết” khác nhau rằng: Một là, do “cay cú” vì bị báo chí và cư dân mạng lên án quá gay gắt trong suốt một tuần qua cũng như bị TGĐ FPT ra quyết định kỷ luật nên một thành viên nào đó tham gia vào buổi trình diễn STICO đêm 13/09 tiếp tục viết “lời cảm ơn” như để tiếp tục “đổ dầu vào lửa”, thậm chí là “gây sự” với dư luận?! Hai là, không loại trừ một cá nhân nào đó nhân cơ hội “mượn gió bẻ măng” để nhằm mục đích làm giảm uy tín FPT! Nhưng dù là ai, người chủ trương “đổ dầu vào lửa” hay kẻ “mượn gió bẻ măng” thì hành động “thảo tờ rơi lời cảm ơn” với nội dung “khiêu khích dư luận” như đã nói ở trên cũng đáng bị công chúng tiếp tục lên án mà thôi!


Lợi nhuận và văn hóa
(Tuy Hòa, Đầu tư Tài chính Sài Gòn)

Tập đoàn FPT là một thương hiệu lớn, ít nhiều trở thành niềm tự hào của kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Đội ngũ những người làm việc ở FPT không chỉ tự hào về sự ăn nên làm ra, mà còn kiêu hãnh về "văn hóa FPT". Thế nhưng, trong đêm hội kỷ niệm 20 năm thành lập tập đoàn FPT, hai học viên của họ đã múa khỏa thân giữa những tiếng vỗ tay reo hò phấn khích của gần bốn ngàn khách tham dự. Màn kịch "trở về nguyên thủy" được mô phỏng theo một bộ phim, nhưng sự phản cảm đã gây bất bình trong dư luận. Lâu nay, FPT được tiếng khuyến khích năng động và sáng tạo nhưng rõ ràng ở đây là sự lố bịch!

Dẫu biện minh bằng bất cứ lý do gì thì cái trò múa khỏa thân cũng rất đáng xấu hổ. Nếu nhân chuyện này mà trách móc FPT thêm một câu thì không khác gì "lạc tỉnh hạ thạch". Kẻ đã bị rơi xuống giếng mà còn ném đá theo thì chẳng hay ho lắm. Tuy nhiên, cách xây dựng "văn hóa FPT" rất nên bàn lại. Không thể giễu nhại hay cải biên thơ, nhạc của người khác thành "đặc sản" cho nhân viên xướng ca, kiểu như: "Đoàn FPT một lần ra đi. Dù có gian nguy nhưng lòng không nề. Ra đi ra đi áo quần không có. Ra đi ra đi sạch bách mới thôi. Thằng tây nó tiến thì mình giật lùi. Thằng tây nó lúi thì mình giật tiền. Đầy túi mới về!" cần tránh lặp lại ở doanh nghiệp khác. Bởi lẽ không thể có khái niệm văn hóa nào được kiến tạo trên sự bông phèng như vậy.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến thương hiệu đã đáng mừng mà chú trọng đến văn hóa còn đáng khuyến khích hơn. Sòng phẳng mà nói, chúng ta vẫn chưa có những chuyên gia tư vấn về văn hóa doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp thiện chí đều tự mày mò xây dựng văn hóa mang bản sắc riêng từ trang phục lao động cho đến quan hệ ứng xử và những hoạt động giải trí. Và cho dù bằng cách nào, bằng phương pháp gì cũng phải hướng đến sự văn minh. FPT đã nỗ lực, nhưng thứ văn hóa mà họ có được lại theo kiểu "tạo loạn vô chương" khiến công chúng phẫn nộ. Bài học FPT tuy bẽ bàng nhưng là kinh nghiệm sâu sắc cho khao khát xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.

Từ sự cố Vedan làm ô nhiễm nặng nề sông Thị Vải đến sự cố học viên FPT múa khỏa thân càng cho chúng ta thấy rằng, không thể kiếm tiền bằng mọi giá. Lợi nhuận của doanh nghiệp phải gắn bó với sự bền vững của môi trường, kể cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.


Phạt Ban tổ chức đêm văn nghệ FPT Arena 4 triệu đồng

Thực hiện chỉ đạo của Cục Nghệ thuật biểu diễn và Thanh tra Bộ VHTTDL, Thanh tra Sở VHTTDL Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xử lý vụ múa "khoả thân" và xuyên tạc lời bài hát cách mạng trong đêm văn nghệ kỷ niệm 20 năm của Cty FPT diễn ra tối 13.9 và đã có kết luận trong văn bản số 106/BC-TTr.

Theo đó, thanh tra đã có buổi làm việc với Cty FPT, đại diện PA25, lập biên bản vi phạm hành chính và có quyết định xử phạt đối với BTC hội diễn về 2 hành vi: Tự tiện thay đổi nội dung; thêm bớt lời ca và mặc trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN.

Như vậy, chiểu theo Nghị định 56/2006/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin), tổng mức xử phạt cho 2 hành vi trên là 4 triệu đồng (mức tối đa trong khung xử phạt).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ

    20/10/2006Vũ Thị Kim DungChuẩnmực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • ...Lịch sử phần mềm FPT

    02/12/2003Vào tháng 4 năm 1997, tôi tham gia mạng TTVN của công ty FPT lập lúc bấy giờ. Và rất ngạc nhiên là các VIP của FPT lúc đó cũng tham gia mạng TTVN rất ác liệt. Và trong số đó, anh Nguyễn Thành Nam, hiện đang là Phó Tổng Giám đốc FPT có tham gia và viết rất ác liệt, viết nhiều bài và ở nhiều nơi. Trong đó có mội bài viết, có thể là một ký sự của anh về quá trình làm phần mềm ở FPT...
  • xem toàn bộ