Mua bán thông tin

08:26 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Tư, 2006

Thông tin là thứ có thể mua bán được. Và nhiều người đang sống bằng chính cái nghề mua bán các con số và các ký tự như vậy.

Không tin bạn cứ tới Cửa Nam và một vài ngã tư khác của Hà Nội sau giờ xổ sổ kiến thiết Thủ đô kết thúc mà xem. Một loạt người tay cầm những tờ giấy bé xíu sẽ nồng nhiệt vẫy gọi cứ như bạn chính là đoàn quân giải phóng Thủ đô ngày nào. Tuy nhiên, thông điệp của cái sự vẫy gọi này không phải là chào mừng mà là chào mời: bạn được mời mua thông tin về việc hôm nay đề về số bao nhiêu.

Thông tin nói trên chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi: từ khi xổ số có kết quả đến khi kết quả đó được công bố chính thức trên đài truyền hình. Thế nhưng, chừng ấy cũng đã đủ để sự nhạy bén trong kinh doanh biến nó thành một thứ có thể bán ra tiền. Để làm được điều này, người ta phải cử một người trực tiếp chứng kiến phiên xổ số và gọi điện thoại di động báo ngay kết quả về nhà. Kết quả đó được nhanh chóng ghi lại và nhân bản ra thành muôn vàn những tờ giấy trắng nho nhỏ - một cách đóng gói thông tin giản dị và hiệu quả.

Số đề là một kiểu ăn theo xổ số. Xổ số còn tồn tại dài dài thì số đề cũng còn lâu mới chịu thoái lui. Và việc bán thông tin cho những người choi đề văn còn có co hội để tồn tại. Cho dù đây tà thứ thông tin chỉ mang lại sự võ mộng nhiều hơn là niêm vui sướng.

Ví dụ nói trên vê việc kinh doanh thông tin chứa đựng những nghịch lý to lớn của xã hội ta. Dưới đây là một vài nghịch lý dễ dàng nhận thấy.

Một là, chúng ta đã tỏ ra hết sức nhạy bén trong những cơ hội kiếm tiền nho nhỏ, nhưng lại khá ù lỳ đối với những cơ hội kiếm tiền to lớn. Thông tin về việc đề về số bao nhiêu đã được khai thác triệt để. Nhưng thông tin về việc thị trường trong nước và thế giới đang chuyển động như thế nào lại không làm sao mà tiếp thị và chào bán được.

Hai là, chúng ta sẵn sàng chi cho những thông tin không làm nên sự khác biệt nhưng lại chần chừ thậm chí ít quan tâm tìm mua những thông tin có thể dẫn đến sự thành công. Biết được mình thua đề trước một giờ hoặc sau đó một giờ thì có khác gì nhau? Tuy nhiên, biết được nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng hay tiềm năng của đối thủ cạnh tranh mới là điều quan trọng: Rất tiếc, quan trọng đến mấy thì chúng ta cũng chỉ dành sự quan tâm trước hết cho chuyện sản xuất, chứ chưa phải cho những thông tin nói trên. Hậu quả là các nhà máy đường, các nhà máy chế biến dứa... được xây dựng hàng loạt và gây ra thua lỗ hàng loạt.

Cuối cùng, xã hội của tương lai là xã hội thông tin. Thông tin đang tạo ra những bước phát triển vượt bậc cho nhiều nước trên thế giới. Thông tin cũng có thể tạo ra những bước phát triển như vậy cho đất nước của chúng ta. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta biết bán và mua những thông tin cần thiết cho kinh doanh và phát triển.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Hàng hoá và tin học

    25/03/2006Phương TâmNền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định...
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Khái niệm "Hệ Thần Kinh Số"

    15/03/2004Vào năm 1997, công ty Microsoft đã mời 100 quản trị viên cao cấp từ 18 ngành công nghiệp và 25 quốc gia cùng với phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore đến Seattle để tham dự một hội nghị do hãng này tổ chức để trình bày quan điểm của Microsoft về những thay đổi trong khuôn mẫu doanh nghiệp sẽ diễn ra do hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ và điều ẩn chứa trong cụm từ suy nghĩ lại về hạ tầng công nghệ thông tin...
  • "Thông tin trên đầu ngón tay"

    15/03/2004"Information at your Fingertips" - đó là tiêu đề bài nói chuyện của Bill Gates trong buổi khai mạc hội chợ máy tính COMDEX tại Las Vegas, USA vào ngày 14/11/1994...
  • Nghề tư vấn doanh nghiệp

    16/01/2004“Bạn là doanh nghiệp muốn phát triển? Hãy đến tôi. Bạn là chính phủ muốn vực dậy đất nước? Hãy đến tôi”. Đó là lời “rao” đầy tự tin và ấn tượng của một công ty tư vấn quốc tế ở TP.HCM. Tuy nhiên, công ty này cũng như nhiều đồng nghiệp khác đều khẳng định: nghề tư vấn doanh nghiệp ở VN mới đang ở  khúc dạo đầu. Vì còn quá mới mẻ nên nó là “cuộc chơi” hấp dẫn nhưng cũng lắm thử thách 
  • xem toàn bộ