Lắng nghe các chính khách nói

05:02 CH @ Thứ Bảy - 05 Tháng Mười, 2013
Tôi có thói quen đọc và suy nghĩ về những lời các chính khách phát biểu trên truyền thông và các nghị sự…Dù là thường dân nhưng trong Trái tim mình có những suy tư về những gì họ nói vì những nỗi niềm với Đất nước và kỳ vọng mong có được những lãnh đạo lỗi lạc. Có câu : lời nói của một người chưa hẳn là sự thật về điều được nói, nhưng luôn là sự thật về chính họ ( về tri thức, phẩm chất và tính liêm chính ..).

Các chính khách tầm cỡ Thế giới bởi tư duy và phát ngôn đầy Tư tưởng và sự Liêm Chính của họ ! Sao hay ho thế chứ !


Dưới đây là những ghi chép tôi thu lượm được trong tháng qua…

- Obama ( Tổng thống Mỹ ) : Tôi sẽ không bỏ phí một giây để thảo luận với Lưỡng viện về Ngân sách cho Chính phủ hoạt động, nhưng không cho phép họ ( Lưỡng viện ) coi Chính phủ như con tin, không thể đem chính sách hỗ trợ y tế cho mọi công dân Mĩ làm điều kiện đàm phán. Họ ( nghị sĩ ) phải hiểu : họ cần thực hiện những nghĩa vụ tối thiểu mà vì thế họ xứng đáng với lá phiếu của người Dân… Tất cả các Chính khách dù ở vị trí nào đều phải thể hiện trách nhiệm tối cao với toàn quốc gia hơn là cố bảo vệ từng quan điểm vị kỷ bởi lợi ích chính trị .

- Putin ( Tổng thống Nga ) : Người ta có thể nghi ngờ quan điểm của chúng ta ( Nga ) về Syri rằng có lợi ích nào (của Nga ) không. Thật nực cười khi các quyết định chính trị lại không dựa trên các lợi ích chiến lược của Quốc gia ! Nếu thế thì cần gì đến Chính khách, mà chỉ là sản phẩm của những cái đầu ngốc nghếch, phù phiếm…Nhưng họ cần hiểu trước hết lợi ích đó chính là bảo vệ sức mạnh cơ chế pháp lý của LHQ mà Nga có trách nhiệm, cũng như cách mà thế giới văn minh cần phán xử một chế độ hợp hiến không dựa trên sức mạnh chiến tranh

- Park Geun Hye ( Tổng thống Hàn quốc ) : Cuộc biểu dương sức mạnh quân sự của chúng ta ( Hàn Quốc ) cho thấy tiềm năng của công nghệ, sức mạnh của quân đội, khả năng tổ chức của chúng ta đối phó hiệu quả với bất kì sự thách thức gây chiến nào. Chúng ta cần mạnh để bảo vệ Hòa bình và thuyết phục đối tác đi đến lựa chọn thống nhất bởi nhìn thấy những năng lượng vĩ đại của Dân tộc Triều tiên nếu cùng đứng trong một thể chế hòa hợp và tiến bộ

- Tập Cận Bình ( Chủ tịch TQ ) : Trung Quốc sẵn sàng hợp tác hiệu quả với các nước ASEAN trên mọi phương diện, trong đó biển Nam Trung Hoa ( biển Đông ) là một vấn đề nhưng có ý nghĩa cốt lõi, mà chúng tôi xác lập quan điểm cơ bản xuyên suốt là đối thoại hòa bình, thân thiện, với từng bên, vì nó không phải là vấn đề thích hợp với bất kỳ bên nào khác ngoài khu vực chúng của chúng ta. Khi lãnh đạo cấp cao nhất của Quốc gia gặp nhau thì luôn không bao giờ là câu chuyện của đối đầu, mà là dấu son đánh dấu thời kỳ mới của cùng phát triển thịnh vượng

Lý Hiển Long ( Thủ tướng Singapore ): Chúng ta đến đây ( Đại hội đồng LHQ ) không phải chỉ để nhắc lại sứ mệnh Hòa bình của tổ chức này như hat karaoke, hay làm nóng thêm những xung đột mà là đưa ra các ý tưởng toàn cầu có thể hiện thực được bằng các nỗ lực và cam kết chính trị của từng quốc gia thành viên. Rằng những gì Singapore có thể làm được ở quy mô một Đất nước, không ngăn cản chúng ta chia sẻ và phát triển ở quy mô toàn cầu, vì đơn giản là sự tiến bộ của chúng tôi là học được những tinh hoa Toàn cầu, bởi vậy Thế giới đã luôn tiềm chứa những năng lực để kiến tạo hòa bình và phát triển.

- Hun Sen ( Thủ tướng CPC ): Phe đối lập ( CNRP ) có thể đưa ra quyết định rằng họ có tham gia quốc hội không với thực lực về đại diện của họ, không nên vứt bỏ uy tín, dù ít ỏi, mà họ khó khăn giành được trong bầu cử vừa qua, nếu chỉ theo đuổi quan điểm hẹp hòi thậm chí nguy hiểm về chính trị, mà không thực hiện nghĩa vụ ủy thác của xã hội, lại càng không thể đơn phương vi Hiến. Chúng ta ( CPP ) càng phải tỏ ra sáng suốt và mạnh mẽ hơn về năng lực chính trị, xứng đáng hơn với tín nhiệm của Nhân dân mà làm tốt vai trò điều hành Đất nước theo Pháp Luật vì văn minh tiến bộ

- Ông N p Trọng : trong nhiều lần, thậm chí cùng một lần nói chuyện, cùng một chủ đề về tham nhũng, ông ấy tuyên bố : tham nhũng là Quốc nạn, là nội xâm, rất nguy hiểm… như vòi Bạch tuộc mọi cấp mọi ngành mọi chỗ….Nhà nước và Nhân dân cùng phải đấu tranh quyết liệt. Đến cuối buổi ông lại bảo : tuy nhiên nó không phải là phổ biến mà có ở đôi chỗ, đôi nơi…muốn đấu tranh phải có bằng chứng rõ ràng….rồi ví nó như ngứa ghẻ, rất là khó chịu…

Tôi nhớ lại và mở sách về Pere Đại Đế ra đọc :

Những điều như sau là không được giả: Tín điều, Lời tuyên thệ, Huân chương Vàng! Và là sự thật của chính anh: khi anh nói, cách anh sống, điều anh mưu cầu…vì mọi người sẽ nhận ra nó là chính anh cho dù anh cố tình thể hiện khác đi, tô vẽ hay che chắn cho nó…..
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Tản mạn về quốc gia và chính khách mẫu mực

    26/10/2015Bùi Quang MinhKhông phải một thành tích tốt là có từ bổng lộc hay gia sản nhiều, nhưng bổng lộc/gia sản đã nhiều thì chúng ta phải mong chờ thành tích tốt nhất... bởi đất nước ta còn rất nghèo. Xin được cung cấp vài nét sơ qua về cuộc sống của một vị chính khách và ở một quốc gia trên thế giới hiện nay...
  • Quả thật làm chính khách khó

    28/11/2014GS. Tương LaiChính khách là người làm chính trị, mà “chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính”. Đấy là lời Khổng tử trả lời Quý Khang Tử. Quả thật, làm người chính đính thật không đơn giản, có khi với người biết tự trọng, còn dẫn đến thảm họa như chuyện tự tử của nguyên Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun làm chấn động dư luận Hàn Quốc...
  • Chính khách và nhân cách cuối cùng

    24/09/2013Nguyễn Tất ThịnhTôi đưa ra định nghĩa: Nhân Cách cuối cùng là cách anh lựa chọn buộc phải đưa ra ứng xử cá nhân, ở thời điểm mà anh dù là ai cũng không thể chối bỏ, trốn tránh được nhu cầu và quyền đánh giá của người khác hay Cộng đồng, khiến cá nhân anh bộc lộ tất cả sự thật về bản thân như thế nào, mà từ đó ai cũng nhận ra anh thực là Ai, đi đến mặc nhiên định vị anh đòi hỏi anh đúng như anh phải là, cho dù anh cố là Ai theo cách của anh.
  • Chính khách và chính trị

    26/11/2011TS Tô Văn TrườngPhải công tâm đánh giá cao một số vị đại biểu Quốc hội đã biết vượt lên chính mình để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng cử tri về khả năng diễn thuyết, những câu hỏi có chiều sâu, xây dựng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri...
  • Tản mạn về quốc gia và chính khách không đón đợi

    08/01/2011Bùi Quang MinhNhững con đường (đã là hiện thực hay ở dạng tư tưởng, lý thuyết) mà các cá nhân, dân tộc khác đi qua, ở những thời khắc và tọa độ địa lý khác nhau luôn là những bài học chỉ đường cho chúng ta ngày hôm nay...
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • xem toàn bộ