Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới

01:46 CH @ Thứ Sáu - 08 Tháng Sáu, 2007

Khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.

Ở nước ta, khoa học xã hội và nhân văn có chức năng nghiên cứu cơ bản, toàn diện về xã hội và con người Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tham gia thẩm định các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển nền khoa học xã hội và nhân văn nước nhà đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn nước ta đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: nhiều kết luận của khoa học xãhội và nhân vănđã được dùng làmcơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộcđổi mới. Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội IX cũng đã khẳng định: khoa học xã hội và nhân văn, khoa họctự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực,gắn bóhơn với phát triển kinh tế -xã hội.

Sau 15 năm đổi mới, tình hình đất nước có nhiều biến đổi sâu sắc. Với nhưng thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thế và lực của Việt Nam lớn mạnh lên nhiều, mở ra nhưng cơ hội mới cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Bước sang thế kỷ XXI, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức: nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Hiệu lực quản lý của nhà nước thấp, cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều biến đối và khuynh hướng phát triển mới: Khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt. Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức. Các nước đang phát triển có cơ hội thu hẹp khoảng cách, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn và bị phụ thuộc vào các nước phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Hoà bình, đối thoại, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế lớn phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, các mâu thuẫn của thời đại vẫn không kém phần gay gắt. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố...còn xảy ra ở nhiều nơi vời tính chất phức tạp ngày càng tăng. Trật tự thế giới mới đang hình thành. Nhu cầu xây dựng hệ giá trị, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc càng trở nên bức xúc.

Những đổi thay của tình hình trong nước và thế giới nêu trên đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới, bức xúc, đòi hỏi khoa học xã hội và nhân văn nước ta phải đi sâu nghiên cứu, lý giải có căn cứ khoa học nhằm góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội IX đã chỉ rõ: “Khoa học xã hội và nhân vănhướng về việc hỏi đáp các vân đề lý luận và thực tiễn,dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người, phát huy nhưng di sản vănhóa dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hoá mới của ViệtNam”.

Để góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, các Nghị quyết Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khoá IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận, trong tình hình mới - một nhiệm vụ quan trọng, bức thiết hiện nay, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia cần tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây:

Tiếp tục làm sángtỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đườngđi lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta phùhợp với điều kiện của đất nước,con người, xã hội Việt Nam và thíchứng với những thay đổi của bối cảnh quốc tếtrên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc, tham khảo nhưng bài học kinh nghiệm của các nước, tống kết một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước.

Nghiên cứu làmrõ bản chất của nềnkính tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, vấnđề đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xãhội chủ nghĩaở Việt Nam.Đề xuất giải pháp cho một số lĩnh vực có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tham gia vào các định chế tài chính - tiền tệ quốc tế, nghiên cứu con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghiên cứusự biến đổi củacơ cấu xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nghiên cứu nhằmđổi mới và hoàn thiệnhệ thốngchính trịở nước ta,đề xuất giải pháp thực hiện và phát huy dân chủ, củng cố vai trò của Đảng cầm quyền, cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyển XHCNcủa dân, do dân và vì dân, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo lập và phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh.

Nghiên cứucơ bản, toàn diện và cóhệ thống về tiếntrình lịchsử và diện mạo của nền văn hoá Việt Namvới tư cáchlà nền tảng tinh thần của xãhội, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực củasự phát triển,sáng tạo những giá trị văn hoá mới của Việt Nam, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

. Nghiêncứu cơ bản lề con người và nguồn nhânlực với tư cách là chủ thể xã hội, có trình độ học vấn, mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nghiên cứu bản chất, đặcđiểm, nội dung của cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện dại vàsự phát triển củakinh tế tri thức trong thế kỷ XX, trong đó chú trọng mặt xã hội và sự tác động của cuộc cách mạng này đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Kếthợp vàphát huy sức mạnhtổng hợp của khoa học xãhội và nhân văn với khoahọc tự nhiên và công nghệ trong điều kiện của cuộc cách mạng khoahọc - công nghệ hiện đại,bạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của đất nước.

Nghiên cứu các xu thế phát triển chủ yếu của thế giới và khu vực những thập niên đầu thế kỷ XXI. Những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá. Dự báo xu thế phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, tranh thủ tối đa thời cơ và lợi thế, phòng ngừa và tránh được các bất lợi, rủi ro, tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện đại trong bối cảnh toàn cầuhoá, sự tác động vềchính trị, kinh tế,xã hội, vănhoá, quânsự của chủ nghĩatư bản hiệnđại, các chủthểmới trong quanhệ quốc tế...có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của Việt Nam nhằm định rõ vị thế, vai trò, bước đi, chính sách hội nhập kinh tế của Việt Nam vào các thể chế toàn cầu và khu vực.

Tiếnhành điều tracơ bản,tổng hợp liên ngành trênnhững địa bàn vàlĩnh vực kinh tế- xã hội trọng điểmnhằm tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các ngành, vùng trọng điểm.

Nghiên cứucơ bản, toàn diện vàcó hệ thống những vấnđề lý thuyết của các chuyên ngành khoa họcxã hội và nhân văn.Làm sáng tỏ nội dung những vấn đềcơ bản,những vấn đề có tính quy luậtcủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu quy luậtphát triển của khoa họcxã hội và nhân văn Việt Nam.Tổng kết và đánh giá sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong thế kỷ XXI định hướng phát triển trong thế kỷ XXI nhằm nâng cao năng lực dự báo, khả năng phát hiện và lý giải những vấn đề thực tiễn do đất nước đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng và trình độ nghiên cứu lý luận.

Tổ chức biên soạn những công trình trọngđiểm mang tầmcỡ quốcgia, thuộc các lĩnh vực lịchsử, vănhoá, vănhọc, ngônngữ, dân tộc, tôn giáo...nhằm phục vụ kịp thời các nhu cầu cấp bách của xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Những nhiệm vụ trên đây sẽ được cụ thể hoá vào các chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp trung tâm và các đề tài cấp viện. Kết quả nghiên cứu trong từng thời gian sẽ tập hợp thành các kiến nghị gửi tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước góp phần làm cơ sở, làm luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời sẽ công bố rộng rãi những kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên các Tạp chí khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân ta.

Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở tất cả các viện và các Trung tâm nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia bằng những kết quả nghiên cứu trên các chuyên ngành khoa học cụ thể tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trước hết Trung tâm cần tổ chức nghiên cứu, học tập nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết Trung ương, mà hiện nay là Nghị quyết Trung ương 5 về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới.Trong Nghị quyết này, khi đề cập đến những giải pháp lớn, Trung ương đã chỉ rõ: "Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Học viện Hànhchính Quốc gia".

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương Đảng, trong chương trình hoạt động của Trung tâm năm 2002 cũng như các năm tiếp theo, việc xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình hành động của mình, Trung tâm đặc biệt lưu ý đến tinh thần và nội dung của Nghị quyết Trung ương để cụ thể hoá vào toàn bộ hoạt động của Trung tâm, các đơn vị trực thuộc Trung tâm, trước hết tập trung thực hiện tốt yêu cầu và nhiệm vụ sau đây:

Có kế hoạch tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, trước hất tổng kết những điển hình tiên tiến, mô hình mới xuất hiện trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới ở nước ta để góp phần làm rõ những vấn đề chung về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đổi mời phương thức tổng kết thực tiễn, bảo đảm tính khách quan, trung thực, khắc phục chủ nghĩa hình thức.

Nâng cao chất lượng nghiên cứu về những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá... do thực tế đổi mới của nước ta đặt ra nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết tốt một số vấn đề hết sức bức xúc trong đời sống của xã hội nước ta hiện nay.

Nâng cao sức chiến đấu phê phán, chống lại những quan điểm sai trái thù địch nhằm bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học xã hội và nhân văn, hình thành đội ngũ chuyên gia khoa học trong từng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn của đất nước ta đặt ra, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phấn đấu thực hiện, hoàn thành tết các nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • 5 nguyên lí cơ bản của sự đổi mới

    13/01/2006Trương Thu HàCơ hội đổi mới xuất hiện dưới vô số trạng thái và phạm vi khác nhau với hiệu quả tương tự hoặc là khác nhau. Đối với các tổ chức phi lợi nhuận thì sự đổi có vẻ như đã ăn sâu trong việc xác định rõ thời cơ của họ và tạo ra nền tảng cho đổi mới, tập trung phát triển phương pháp đổi mới thích hợp và chia sẻ các kinh nghiệm của phương pháp này. ...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Hệ thống cơ bản của nguyên lí đổi mới

    22/12/2005Trương Thu HàTìm ra được phương pháp hoạt động tốt nhất là kỹ thuật cơ bản để thúc đẩy việc kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có một số thực tế xảy ra với quá trình này: thỉnh thoảng một số phương pháp nào đó ở cơ quan hay ngành kinh doanh này lại không phù hợp với ngành kinh doanh khác và đôi khi các phương pháp này cũng không được thực hiện đầy đủ. ...
  • Nguồn gốc của sự đổi mới

    21/12/2005Nguyễn Thúy HằngJohannes Gutenberg, Henry Ford, Abraham Darby, James Watt, Henry Bessemer và Thomas Edison có điểm gì chung? Mỗi người trong số họ đều là nhà tiến hành đổi mới vĩ đại. Nhưng họ có phải là những nhà phát minh? ...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • xem toàn bộ