Trong mỗi con người có một Mozart
“Phan Dũng là chủ của một doanh nghiệp mà sản phẩm rất đặc biệt: hao tốn ít nguyên liệu, không hề gây ô nhiễm, sản phẩm xuất khẩu lại đạt giá trị cao”.Chắc hẳn với lời giới thiệu này nhiều người sẽ ngạc nhiên khi tận mắt thấy cơ ngơi của anh: vẻn vẹn hai căn phòng nhỏ ẩn mãi trên lầu 3, khu B của Trường đại học khoa học tự nhiên thành phố HCM. Một phòng chỉ rộng 10m2 đa chức năng vừa nghiên cứu, lưu trữ vừa là nơi giám đốc tiếp khách, giao dịch với một chiếc bàn tròn to như bàn ăn của mỗi gia đình. Phòng còn lại là “cơ sở sản xuất” chính giỏi lắm chỉ chứa được khoảng 50 người.
Khởi nghiệp từ khi chưa thành danh
Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật (TSK) của Giám đốc Phan Dũng đã tồn tại và phát triển gần 8 năm qua. Để trở thành một giáo sư- tiến sĩ vật lý hay như anh tự nhận “mình vừa là nhà khoa học, nhà giáo, vừa là nhà doanh nghiệp”, Dũng đã khởi nghiệp cách đây 22 năm. Cuối năm 1977, Dũng mới 27 tuổi. Anh quyết định phổ biến “phương pháp luận tư duy sáng tạp, đặc biệt là lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ)” cho các bạn trẻ là công nhân. Điểm hẹn là Nhà văn hoá thanh niên, hoặc Uỷ ban khoa học kỹ thuật. Ban đầu chỉ thu hút được một số người hiếu kỳ. Chưa mấy ai tin rằng sáng tạo lại có thể đem dạy và học như các môn khác.
Bản thân Dũng trở thành sinh viên của trường Đại học sáng chế ở Ba cu (Liên xô cũ) một cách rất tình cờ. Anh sang đây để học vật lý, đang học thì biết có khoa dạy sáng tạo mà tò mò tìm đến. Giáo sư Altshuller, một nhà khoa học và nhà văiệt nam viết chuyện viễn tưởng, nhà sáng lập trường đã chấp nhận anh và 2 người Việt nam khác như một ngoại lệ. Vì đối tượng chiêu sinh chỉ dành cho những ai đã từng công tác và có những công trình sáng tạo. Dũng vừa học vật lý, vừa học khoa sáng tạo.
Anh kể: “Năm 71-73, thày Altshuller đã trực tiếp truyền cho tôi những gì ông có. ông là người thầy cực kỳ tốt bụng. Ngay trước khi mất, ông vẫn giúp đỡ tôi, thâm chí còn gửi cho tôi cả những tài liệu chưa hề được công bố”. Altshuller chính là tác giả lý thuyết về Algorit, được coi là cha để của trường phái khoa học sáng tạo của Nga.
Đã 22 năm qua, TSK mà chủ yếu là Phan Dũng và một hai công sự đã mở được 125 khoá sơ cấp, 6 khoá trung cấp về phương pháp luận tư duy sáng tạo, với hơn 10.000 lượt học viên đủ mọi thành phần. Có người là tiến sĩ kinh tế ở Paris từ 1955, có người là nữ nghệ sĩ nổi tiếng, rất nhiều người là giám đốc các doanh nghiệp hoặc các chuyên viên ngành lỹ thuật, quản lý... đã từng tốt nghiệp đại học và có người còn học phổ thông. Đặc biệt có cả những quan chức của bộ giáo dục Malaysia... Ai nấy đều khẳng định đã học được cách làm thế nào để sáng tạo. Thực tế họ đã dành được nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác và cuộc sống.
Con đường sáng tạo không thoáng đãng
Phan Dũng không giấu giếm niềm tự hào khi khẳng định TRIZ đã được truyền bá giảng dạy ở Việt Nam từ 1977. Tuy vậy anh vẫn tỏ ra băn khoăn trước những thông tin dồn dập. Tuy chỉ mới được đưa vào Mỹ như một ngành công nghệ từ năm 1991, đến nay Mỹ đã lập được 2 viện chuyên nghiên cứu về TRIZ. Một là The Alshuller Institude for TRIZ studies tại Massasuchette và một viện là TRIZ Institude tại California. Danh sách những công ty lớn sử dụng TRIZ mỗi ngày mỗi dài. Đó là: BMW, Kodak, MC Donnal Douglas, Motorola, P&G, US Air Force, Siêmns, Intel, 3M,. Mobil – Oil, Ford...
Phan Dũng cho biết:”Ở Việt Nam gần đây số học viên của TSK phần lớn do các công ty, đơn vị nước ngoài cử đến. Vì sáng tạo là yêu cầu kỹ năng cơ bản nhất để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai. Chỉ cần đọc các thông báo tuyển dụng của các công ty này đăng trên báo dù quản lý hay cho bất kỳ một công việc nào cũng yêu cầu sáng tạo”. Giá đào tạo của TSK lại quá rẻ so với các tổ chức ở nước ngoài (khoảng 20 USD/ khoá 60 tiết). Gần đây, một công ty TNHH có vốn nước ngoài ở tp. HCM mở các lớp hệ tương tự giá 250 USD/học viên...
Điều Phan Dũng tỏ ra quan tâm và lo lắng nhất, là dự báo làn sóng văn minh thứ tư sau nông nghiệp, công nghiệp và thông tin đang ập đến trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 tới. Đó là nền văn minh sáng tạo gồm công nghệ tạo ra ý tưởng (Ideas Engineering) và công cụ đưa ra khái niệm mới (conceptor) chúng ta thực sự chưa có một bước chuẩn bị. Trong lúc ở Venezuela đã có Bộ phát triển trí tuệ với hơn 100.000 giáo viên dạy tư duy đã được đào tạo. Họ đã quy định thành luật: mỗi học sinh phải học mỗi tuần 2 giờ về kỹ năng tư duy. Singapore cũng đã có chương trình dạy tư duy sáng tạo cho học sinh...
Phan Dũng thích nhắc lại một câu nói của Thomas Edison - "ông tổ" của hàng trăm phát minh cho nhân loại - coi đó là mục đích sống của mình : "Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người biết cách suy nghĩ"
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm