Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ

09:45 CH @ Thứ Hai - 22 Tháng Hai, 2016

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) là bậc khoa bảng lớn, ba lần đỗ đầu cả ba cấp thi: Giải nguyên (thi hương 1864) rồi hội nguyên, đình nguyên (trong năm 1871). Nhưng để đạt được tam nguyên ấy là cả một khổ công và nhiều cay đắng. Lều chõng đầu đời trượt liền ba khoá thi hương 1855, 1858, 1861. Đến nỗi đã toan bỏ thi, đi dạy học, vĩnh viễn làm ông đồ. Thi Hội các khoa 1865, 1868, và cả ân khoa 1869 lại liên tiếp trượt. Khoá sau, năm 36 tuổi mới đỗ. Đã đỗ thì lại đỗ đầu. Đạt được bằng cấp cao nhất nhì thiên hạ (Trần Bích San cũng tam nguyên) là công phu ngót 30 năm đèn sách. Thơ Nôm, thơ Hán đều sâu sắc tài tình. Quả là người có chân tài và thực học. Nhưng đường hoạn lộ lại chẳng hanh thông: Làm Sử quán trong triều, làm Đốc học rồi án sát Thanh hoá. Sau 3 năm về tang mẹ trở lại triều làm biện lý bộ Hộ, rồi bố chính Quảng Ngãi. Bị giáng phạt lại điều về Sử quán. Cái chí học giỏi để làm quan giúp đời thế là không thành. Năm 1884, khi Pháp đã thống trị trên toàn cõi nước ta, Nguyễn Khuyến mới ở tuổi 50 đã xin cáo quan về quê ở ẩn.

Nguyễn Khuyến là một trong hai nhà thơ cổ điển cự phách trong buổi xế chiều của nền cựu học. Bài viết này chỉ xin nương theo 10 bài thơ dạy con của ông mà tìm hiểu quan niệm học hành lẫn quan niệm lập thân, lập nghiệp, của bậc đại trí thức giàu nhân cách ấy.

Nguyễn Khuyến có tới 13 bài thơ chữ Hán mang chủ đề dạy con, đều viết sau khi ông cáo quan về Yên Đổ, khi các con ông đã bắt đầu khoa cử, bước vào môi trường Nho sĩ như ông xưa. Dạy con cũng chính là nỗi lòng người tri thức lớp trước tâm sự chí hướng, bàn giao nghĩa vụ với lớp đi sau. Nỗi niềm trí thức về mối tương quan giữa mình với đời, về phép xuất xử, về danh, về chí… thời nào chả có. Nhưng không phải ai cũng thích bộc lộ, càng không dễ bộ lộ hết, bộc lộ rõ. Lẻ Quý Đôn xưa chẳng từng khuyên kẻ sĩ phải khoe sáng giấu tó, lúc nào cũng như ngu như đần để tồn tại đấy thôi. Nguyễn Khuyến chắc cũng biết để lộ cái hậu trường lòng mình thì dễ nhiều hậu hoạ. Ông đã dùng thơ chữ Hán để kín đáo, ít quảng bá hơn, mà vẫn tìm đúng tri kỷ. Nhưng đây là thơ dạy con, dặn con, nhớ con, gửi cho riêng con, không thể không nói hết. Nguyễn Khuyến vốn là người nặng nghĩa cha con. Ông cáo quan thì con mới bắt đầu hoạn lộ, bao điều thiêng liêng, gan ruột, tích chứa trong cả đời người lận đận, gian lao, ông muốn trao cả cho con, giúp con hành trang để vào đời. Lời ngắn gọn mà sâu sắc, ý bình dị mà thiết thực gần đời, giàu tính khả thi… Trong 10 bài ấy chỉ có một bài ông tự dịch ra thơ Nôm. Ngày xuân dặn các con:

(…)

Sách vở ích chi cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
Xuân về ngày loạn càng lơ láo
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ

(…)

Bài thơ viết sau 3 năm cáo quan. Ông đại khoa tự thấy chữ nghĩa đã thành vô tích sự. Học vị học hàm nghĩ càng thêm thẹn. Nước loạn lạc, người cùng đường, xuân về sao lơ láo ngất ngơ. Hai câu kết như tiếng thở dài, trách con, dặn con mà đau đớn ở lòng mình:

Lẩn thẩn lấy chi đến tấc bóng
Sao con đàn hát vẫn say sưa

Bố không biết làm gì để đền cho năm tháng đời mình đang vô vị trôi đi, mà sao con đàn hát say sưa thế. Ông đại khoa này không chỉ cáo quan mà cáo hết các thú vui xa lạ với dân tình dân cảnh. Có lần tả Hội thăng bình, quốc khánh Pháp, ông mở đầu

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo

Kìa là đứng xa mà nhìn, đứng ngoài mà tả, thân mình không đính gì vào cái hội ấy. Trong chữ bao nhiêu nghe rõ một giọng chì chiết, thấy rõ một cái bĩu môi. Với Nguyễn Khuyến, không làm được gì cho dân nước khỏi cơn bĩ vận thì có danh cũng chỉ là danh hão, may ra hơn được đưa ăn mày, mà xét thực lực thì tài năng còn kém cá thăng đi ở

Phủ danh hữu hạnh do tiên cái
Thực lực phi tài thượng thượng nô

Nhà trí thức Nguyễn Khuyến có một ưu điểm là biết tự xấu hổ. Có được những câu thơ ấy là một sự đối điện với lòng mình quyết liệt lắm. Ông còn viết Kẻ thù còn đó chưa dám đọc Kinh Xuân Thu (Hữu cừu vị cám độc Xuân Thu) Khổng tử viết Kinh Xuân Thu ca ngợi nhà Chu đả kích phản nghịch. Nguyễn Khuyến tự thấy mình chưa làm được việc ấy, nên không dám đọc Xuân Thu. Sự tự xấu hổ đối với kẻ sĩ bao giờ cũng là cần thiết. Vì đám người này vốn lắm lý sự lấp liếm, nguy biện. Hỏi con: Sao con đàn hát say sưa là một cách đánh thức sự xấu hổ trí thức.

Nỗi lòng dân nước thường trục trong lòng Nguyễn Khuyến nhưng không phải để cao đàm khoát luận. Ông đại khoa này rõ lắm cái nhược điểm phổ biến của các ông được tiếng là trí thức ở cái bệnh rông dài, nói thì nghe hay nhưng chả dùng được vào việc gì. Ông khuyên con học hái yếu nghi phòng phiếm dật (Bế học cần nhất là đừng phù phiếm). Phù phiếm là học lấy danh chứ không phải lấy kiến thức giúp đời. Bề bề tiến sĩ, giáo sư nhưng không thêm cho đời được củ khoai, cái bắp mà chỉ ăn hại đái nát. Nguyễn Khuyến từng có thơ lỡm cái lũ tiến sĩ giấy này Tưởng rằng đỗ thật hóa ra đỗ chơi. Cũng phải từ một kinh nghiệm thực học mới có lời khuyên ấy, mới có cách học ấy. Và lời khuyên tiếp theo là cả một kinh nghiệm sống của người trong cuộc Nho gia thận vật yếm cơ hàn (Nhà Nho nhất thiết chớ ngại đói rét). Với Nho gia nghĩa rộng là với những người có học, thì điều quan trọng nhất là không được sợ đói rét. Đói rét thì ai chả sợ, nhưng Nguyễn Khuyến đã nghiệm thấy loại người đệ nhất sợ đói rét là đám tri thức. Người lao động thô sơ sợ đói rét thì bán cơ bắp, anh trí thức sợ đói rét thì bán tri thức, bán tâm hồn. Coi không sợ đói rét là tiêu chuẩn đầu tiên của trí thức là kinh nghiệm thời cuộc thực tiễn của ông tiến sĩ cáo quan này. Đọc thơ thấy Nguyễn Khuyến cáo quan không dễ dàng chút nào, nhiều cân nhắc đắn đo lắm. Nhưng ông đã vượt qua được, rời bỏ được cõi đặc quyền đặc lợi, vì nghĩ cho cùng - biết xấu hổ

Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

Nguyễn Khuyến dạy con từ kinh nghiệm bản thân trong thực tiễn thời cuộc ấy. Ông từ quan thì con lại ra làm quan. Ông không phản đối mà mừng, nhưng ông vẫn kịp cảnh báo: Làm quan khó ở chỗ biết cách làm: Danh tiếng nếu quá lừng lẫy e lấn át mất khí tiết (Danh cư quá mãn ưu tăng tiết). Nghe như nghịch lý. Sao lại đối lập danh với tiết. Danh tiết thường di với nhau kia mà. Nhưng biện chứng của đời là vậy đó. Danh là cái bóng của người. Nhưng danh lẫy lừng quá, người dễ thành cái bóng của danh, nó bắt người khóc cười theo cái vai hư ảo của nó chứ không còn theo nhu cầu của người nữa. Kẻ sĩ mải giữ mặt, sĩ diện, là cái người đời trông thấy, mà quên giữ lòng, giữ chí là cái khuất nẻo nhưng lại thật tà mình. Trong một bài khác, ông lại đua ra cân nhắc : Trong sự học, điều đáng quý là ớ chỗ nào. Nếu chỉ giành cái tiếng tức là mất chí hướng. Danh tiếng là quý. Nguyễn Công Trứ chẳng từng phấn đấu phải có danh gì với núi sông đấy thôi. Nhưng danh tiếng cũng chỉ là cái áo mặc ngoài của chí hướng. Chẳng lẽ vì áo quần mà chịu mất hình hài. Đời người có những lúc ngặt nghèo. Nhưng chỉ có thể chịu người đời rẻ rúng ta, chứ ta mà cũng khinh ta nữa thì không còn lý do tồn tại. Ông già Nguyễn Khuyến đi hết vòng khoa bảng, nổi tiếng hay chữ một thời, lại khuyên con một cách nhìn cái danh cái tiếng như vậy, thật thâm trầm và thực tiễn.

Ông lại khuyên: Bé hoạn sóng gió chí nên chèo với tấm lông coi nhẹ (Hoạn đào chí dĩ khinh tâm trạo). Thời ấy kẻ sĩ muốn giúp đời chỉ có cách làm quan. Nhưng được làm quan rồi mới biết làm quan khó. Thăng giáng không mấy ai tránh được. Bận tâm về chuyện cao thấp cái chỗ mình ngồi thì suốt đời lo âu, tự mình làm khổ mình và tiêu tan chí hướng. Nguyễn Khuyến chắc không nhằm khuyên đạo đức khiêm cung của thánh hiền ở đây mà ông khuyên con cách sống tự bảo vệ mình. Ông chả từng mừng rõ khi cáo quan về nhà thấy mình vẫn còn là mình, đó sao... Còn mình là còn cả vì xưa nay phong hội đâu là cuối? Vương bá công danh chỉ việc thường. Vận hội còn đổi thay, vương bá này đâu phải vĩnh viễn. Nguyễn Khuyến buồn nhưng không bi quan là vậy ông dùng nhận thức quy luật để thắng tình thế, để bảo vệ nội lực. Tâm hồn ông còn trò chuyện, còn khuyên nhủ được với chúng ta hôm nay chính nhờ nội lực ấy. Ông mỉa mai sách vở là để cười chua chát cái thân phận mình chứ có bao giờ ông coi thường sự học. ông theo từng chặng học hành của con, nhẩm theo con từng ngày đường đất đi thi.

Bấm đốt con ta đường vào Huế
Sáng nay chắc đã quá Đèo Ngang.

Ông vẫn mong ước :

Sắp già ta đã về vườn cũ
Vui ngóng bào hoa con được ban.

Nguyễn Khuyến có tới 3 bài thơ Ngày xuân dặn con. Những lời khuyên buổi đầu năm mới, quả có nhiều ngẫm nghĩ thuộc vào những tổng kết sơ kết một đời người. Tài sản ông bàn giao lại cho con chỉ có hai thứ

Chín sào tư thố là nơi ở
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.

Chín sào đất ở để con an cư và một bó sách sách nát đế con giữ nghiệp nhà. Ông coi trọng chữ nghĩa biết chừng nào. Nhung ngay sau đó ông lại khuyên con:

Các con nối chí cha nên biết
Nghiên bút đừng quên lúa đậu cà

Đây không phải như bài hát mẫu giáo dạy trẻ yêu chú công nhân, cô nông dân, để tỏ vẻ yêu lao động, mà là một phong cách sống trọng thiết thực, chống lại cái cố tật lông bông phù phiếm của các ông kẻ sĩ hết gạo chạy rông.

Nguyễn Khuyến biết ơn sợi tơ, hạt gạo nuôi mình cái mặc, cái ăn, ông cũng hiểu nghiệp thi thư là khó, (từng thi trượt tới sáu bảy lần thì thấm thía quá chứ), và người có tri thức là người đáng trọng. Điều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con. Lời khuyên do vậy thân gần, thiết thực nhưng lại là nền móng cho con cái, rộng hơn cho kẻ sĩ nhiều đời, lập thân, lập nghiệp.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

    23/01/2006Nguyễn NghịTuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới...
  • Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà Văn hóa lớn của dân tộc

    09/01/2006Anh ChiLà người yêu dân yêu nước thiết tha, khi ở ngôi, Thánh Tông tỏ ra là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự cường dân tộc hết sức mạnh mẽ.
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Trường Tộ

    15/11/2005Nguyễn Trọng VănCả cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương pháp nghiên cứu của ông là "quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời".
  • Nguyễn Đình Chiểu nhân cách của một nhà văn hóa lớn

    08/11/2005Nguyễn Văn ChâuNhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    27/10/2005Nguyên PhướcNguyễn Trường Tộ là ai? Đó là một nhân vật lịch sử nổi bật với tinh thần cách tân đất nước mà cho đến ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn mang giá trị thời cuộc...
  • xem toàn bộ