“Học, nhưng đừng nghĩ đó là chân lý duy nhất”

11:00 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Sáu, 2016

Ba người con với dâu rể là sáu, trong đó năm người là thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, giảng dạy tại các trường đại học ở Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, vợ chồng giáo sư Phan Đình Diệu bảo không có gì nên viết bởi “chuyện thường vậy thôi”, con họ chỉ “hòa nhập trong dòng nhiều thanh niên thành công”.

Chuyện kể của mẹ: “Không sành điệu vẫn có thể thành người tử tế”

* Thưa, các con của ông bà đã có bước trưởng thành như thế nào?

- Bà Văn Thị Xuân Hương (nguyên cán bộ Viện Khoa học VN): Các cháu đều sinh ra trong những năm chiến tranh và nghèo đói. Cháu gái đầu Quỳnh Dương được bố nuôi hai năm lúc còn nhỏ cho mẹ tiếp tục đi học, đi sơ tán. Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trong nước, cháu có điều kiện sang Pháp tham quan. Trong ba tháng tự xin thi vào đại học bên đó, cháu vừa làm thêm nghề pha chế rượu, làm thư ký dịch Pháp - Anh cho một nhà văn Pháp. Nay cháu làm việc ở Pháp cùng chồng là tiến sĩ, chuyên viên tin học cho một ngân hàng.

Cháu gái thứ hai Hà Dương từng đi thi toán quốc tế và đoạt giải 3 năm 1993 được tiêu chuẩn đi du học, nhưng chúng tôi giữ cháu lại học hết đại học mới cho cháu dự thi tuyển công khai của Pháp, đỗ đầu. Xong Đại học Paris 7 tiếp tục học thạc sĩ và 26 tuổi đậu tiến sĩ ngành toán tin học. Sau đó lại thi đỗ đầu khi Trường Paris 7 tuyển và trở thành giảng viên ở đó.

* Những năm ấy được giải quốc tế mà từ bỏ việc du học để học đại học trong nước là việc chưa hề có. Tại sao vậy?

- Đúng là ai cũng thắc mắc, không hiểu nổi. Nhưng tôi muốn cháu được mẹ bày vẽ thêm về nữ công gia chánh và có tư tưởng, chính kiến vững vàng đi du học sẽ tốt hơn. Nhiều năm giảng dạy ở Paris 7, cùng sống với chồng cũng là một cựu sinh viên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội cùng Hà Dương. Sau khi đi Mỹ học và thành tiến sĩ, giảng dạy đại học tại Mỹ, Pháp. Đến năm 2005 hai vợ chồng về VN, hiện sống ở Hà Nội.

* Ông bà chắc đã bỏ công dạy kèm các con nhiều?

- Anh Diệu không có thì giờ kèm cháu nào học. Bây giờ nghe dạy thêm - học thêm tràn lan phản khoa học. Nhưng kinh nghiệm gia đình tôi cho thấy phải chú ý đến việc học của các con. Chúng tôi rèn luyện từ lúc đi mẫu giáo, nhà trẻ nền nếp. Có cháu “tuyệt thực” vẫn cho đi. Rồi cứ thế có đà lên lớp 1... Từ cấp I chúng tôi đã cho các cháu được các thầy giỏi dạy. Gia đình tự mở lớp nhỏ, mời bạn bè đến thành một nhóm, có các thầy nổi tiếng về phương pháp và tư duy. Có đại gia đình giáo viên của thầy Đỗ Đức Thái nhận cho các cháu học cả ba thế hệ của gia đình. Thầy Thái chính là một giáo sư - tiến sĩ trẻ nhất VN. Trò yêu thầy và thầy rất mê trò.

* Quả thật là may mắn. Nghe không giống chuyện học thêm bây giờ?

- Khác lắm. Họ không lấy một xu. Quà đem đến còn bị mắng mỏ.

* Có lần các con ông bà trả lời phỏng vấn báo chí là cha mẹ không hề dạy kiến thức, nhưng họ học được ở lối sống trung thực. Nghĩa là dạy bằng cuộc sống hằng ngày.

- Đó là các cháu nhận thức. Nhưng tự các cháu không say mê học, không có phương pháp chắt lọc thì không thành tài được.

* Trong dạy con, ông bà có những nguyên tắc gì?

- Tôi không cho con biết sớm một số chuyện. Cháu Hiệu lên cấp III còn ngây thơ về giới tính. Chị cháu bảo: “Mẹ ạ, em cứ ngây thơ chuyện ấy càng tốt. Không cần khôn ngoan sành điệu gì cả vẫn thành người tử tế”.

* Các con ông bà đều rất tự lập, tự chủ trong nhiều quyết định, không ỷ vào danh tiếng của cha mẹ. Để được như vậy có khó không?

- Vợ chồng Hà Dương quyết định về VN, bỏ vị trí tốt ở nước ngoài, tất nhiên các cháu gặp khó khăn. Nhưng ngoài lý do “phải có một cặp về sống gần cha mẹ cao tuổi” ra, các cháu thấy sống ở đất nước có nhiều ý nghĩa. Hà Dương bảo về nước đi làm, tiếp xúc con người nhiều tình cảm, hướng dẫn nghiên cứu sinh, dạy sinh viên VN - đó là niềm say mê của cháu. Ngày 8-3 chẳng hạn, cháu cùng đưa con vào tặng cô hoa hồng. Trong khi có nhiều phụ huynh đi xe xịn không vào mà cho con cầm quà và phong bì đưa cô. Nhiều học sinh của cháu theo “phong tục” phong bì, cháu bảo: “Bố cô một đời dạy học, không lấy của ai cái gì. Cô cũng vậy”.

Suy nghĩ của cha: “Muốn trò tư duy sáng tạo, thầy phải học tư duy sáng tạo”

* Thưa giáo sư, hơn nửa thế kỷ dạy đại học, ông có nhận xét gì về các bạn trẻ sinh viên?

- Giáo sư Phan Đình Diệu: Có nhiều em giỏi, tư chất thông minh, làm nghiên cứu được.

* Còn điểm yếu của họ?

- Tính chủ động, độc lập yếu. Tự mình tìm tòi, tự suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng còn yếu. Chỉ mới làm theo phận sự thầy giáo giao, còn tự suy nghĩ tìm vấn đề mới thì yếu. Rất dễ hiểu vì nếp dạy của mình thế.

* Thưa, bây giờ ai cũng nói nhiều về điều đó nhưng không biết sửa như thế nào?

- Đúng là ta nói nhiều: phải dạy học trò tư duy sáng tạo. Nhưng thế nào là tư duy sáng tạo thì chưa bao giờ có sự trao đổi giữa thầy và trò để truyền thụ kinh nghiệm và những tố chất ấy cho học trò nên căn bản vẫn là tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Khả năng tiếp thu tốt nhưng từ tiếp thu tốt tới sáng tạo là một quá trình, đòi hỏi phải được rèn luyện. Giáo dục ta nói nhiều về yêu cầu sáng tạo, độc lập tư duy nhưng chương trình học gần như chưa lồng ghép những năng lực đó cho học sinh. Đó là ở những môn khoa học. Còn khoa học xã hội lại yếu hơn nữa. Điều này cần có trong nội dung cải cách giáo dục, đổi mới giáo dục trong thời gian tới.

* Cụ thể như thế nào, thưa giáo sư?

- Năng lực sáng tạo, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán... tất cả đều có bài bản, lý luận của nó. Trước hết ông thầy phải được học. Phải chú ý bồi dưỡng giáo viên năng lực ấy trước tiên. Nhiều nước trên thế giới có giáo trình dạy tư duy phê phán, đổi mới sáng tạo cho con người, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo... Thầy mình không được học thế bao giờ, mà cũng không có điều kiện tự học những thứ đó. Muốn đại trà phải học kinh nghiệm các nước tiên tiến đào tạo từ giáo viên. Giáo viên sẽ chủ động thực hiện được.

* Giáo sư có lời khuyên nào với người trẻ tuổi có khát vọng trở nên giỏi giang và tài năng?

- Tôi không có gì ở bản thân để khuyên cả.

* Nhưng là một người thầy, giáo sư có thể nói với học trò của mình chứ?

- Theo tôi nghĩ, tự mỗi người qua kinh nghiệm của mình tạo ra cách làm cho mình có năng lực nào đấy. Thí dụ, có thể khuyên gì với người đang khát khao tìm tòi kiến thức?

Không bao giờ xem cái đã học là đủ rồi. Luôn nghĩ rằng bên cạnh cái biết rồi còn những điều chưa biết, chưa được học. Ngay trong học khoa học, tôi đã có chút máu “nổi loạn” rồi. Học toán đại học nhưng khi học kiến thức tôi không nghĩ đó là chân lý duy nhất, chưa hẳn luôn luôn đúng. Chắc có khoa học, lý thuyết khác điều mình đã học, thậm chí ngược lại. Do đó phải tìm hiểu điều đó có không, nó ở đâu, tìm nó băng cách nào.

* Xin giáo sư cho một ví dụ?

- Thí dụ trong toán học, một môn khoa học ai cũng nghĩ tất nhiên 1+1=2, là chân lý. Nhưng có phải vậy không. Hồi mới tốt nghiệp đại học tôi đã hoài nghi chuyện ấy. Cũng như có nhất thiết không phải không là có hay không. Tôi hoài nghi. Có chân lý nào khác không. Hay là có những chân lý khác nhau. Tôi không tin cái gì tuyệt đối cả. Điều này nó lẳng nhẳng theo tôi hết địa hạt này đến địa hạt khác, hết lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

* Hiện giáo sư đang tìm tòi nghiên cứu vấn đề gì?

- Tôi đang nghiên cứu về cái phức tạp, khoa học về cái phức tạp. Nhiều cái hay tôi học được ở người ta thôi. Cái phức tạp không thể nhận diện được hoàn toàn, không rõ ràng, không chắc chắn, không mô tả được đầy đủ. Con người không bao giờ bất lực trước khó khăn gì, nhưng đừng ảo tưởng là hiểu đầy đủ. Cái phức tạp cũng đang là đối tượng nghiên cứu của khoa học thế giới hiện nay.

* Những ý tưởng, suy nghĩ mới này có thể lồng vào để hiểu các vấn đề đơn giản hơn trong giáo dục, học hành như thế nào?

- Tôi không thuộc những người quá bi quan về giáo dục, nhưng cũng không thuộc loại xem mọi sự tốt cả rồi. Giáo dục là cuộc đời. Mà cuộc đời vốn phức tạp lắm. Dạy người ta sống trong cuộc đời, nhiều yêu cầu, nhiều mẫu hình. Không theo mẫu. Đừng bắt. Họ phải theo những gì họ được thuyết phục. Tự mình đánh giá, xác định. Đó là một trong những cách để trưởng thành.

* Xin cảm ơn ông bà.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình chưa biết

    26/12/2019Hoàng Sơn CườngGiáo sư Tiến sĩ Khoa học Phan Đình Diệu là người mà trong giới khoa học không mấy ai không biết đến bởi những công trình toán học của ông đã cống hiến cho xã hội. Thế nhưng ông lại cảm thấy lúng túng khi đọc sách. Ông nói: Tôi thường gặp tình huống khi đọc một cuốn sách, đọc từ đầu đến cuối tưởng rằng mình đã hiểu cả, nhưng rồi lần sau đọc lại mới phát hiện ra mình đã hiểu sai cả...
  • Hợp trội luận và Quy giản luận: đối lập và song hành

    24/10/2018Đỗ Kiên CườngLà quan niệm trung tâm của lý thuyết các hệ thống phức tạp, emergence đang được ca ngợi một cách toàn diện (và đúng đắn). Phải chăng reductionism đã mất hết khả năng nhận thức, như một số nhà tư tưởng nghi ngờ?
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Khoa học về cái phức tạp

    28/03/2016Phan Đình DiệuViệc phát hiện ra các hiện tượng hỗn độn hay các fractal, đã tạo ra một “khoa học mới”, khoa học về các hệ thống phức tạp, và nhìn trước rằng đó sẽ là khoa học của thế kỷ 21. Thế giới tự nhiên và xã hội hiện ra trước mắt ta phức tạp hơn rất nhiều những gì mà “khoa học” đã hình dung trước đó, đầy những hỗn tạp thiên nhiên và cát bụi trần thế...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Giáo sư Phan Đình Diệu: "Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống"

    25/12/2008Trịnh Vĩnh Hà thực hiệnVới tư cách là chủ nhiệm hội đồng tư vấn khoa học & giáo dục của Mặt trận Tổ quốc VN, GS Phan Đình Diệu là đại diện của một trong bốn nhóm tác giả đang kêu gọi một sự hiệp lực để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục (GD) từ năm 2011-2020.
  • Một lần với giáo sư Phan Đình Diệu

    15/12/2008Nguyễn Thị Ngọc HảiLà một giáo sư uyên bác, là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc VN, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về khoa học giáo dục, chắc ông có nhiều “đất” để phản biện. Tôi nghĩ sẵn điều đó để hỏi ông và hy vọng sẽ có nhiều chuyện hay, sẽ được ông “bùng nổ” các suy nghĩ sâu sắc trước cuộc sống đang bộn bề, lắm ý kiến như hiện nay.
  • G.S Phan Đình Diệu: “Đừng vội nói chuyện đãi ngộ trí thức thấp, cao!”

    10/07/2008Thanh Phách thực hiệnTrao đổi về Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 7, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng, một khi chưa có quan niệm đúng đắn về trí thức và một cơ chế để tạo môi trường cho người trí thức phát huy hết năng lực thì rất khó bàn đến chuyện đãi ngộ thế nào là xứng đáng với những đóng góp của họ...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Một nền học của ta và cho ta

    07/05/2007GS. Phan Đình DiệuNền học mới mà ta chủ trương xây dựng, phải là một nền giáo dục có nội dung tiên tiến, hiện đại và truyền thống. Hiện đại là nói đến tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại, đã và đang có những bước tiến vượt bậc và có tác động to lớn đến sự chuyển biến của kinh tế và xã hội loài người hiện nay; còn truyền thống phải chăng là những cái hay, cái đẹp trong nền học của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay, đã góp phần tạo nên cái cốt cách tinh thần của dân tộc ta trong quá khứ và vẫn còn cần thiết cho cuộc sống hôm nay?
  • Tư duy chiến lược và khoa học mới

    16/10/2006TS. Phan Đình DiệuTừ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều chuyển biến to lớn trong hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội đã xảy ra trên toàn thế giới. Cùng với những chuyển biến to lớn đó trong đời sống thực tế là những chuyển biến cũng không kém phần quan trọng trong nhận tức và tư duy của con người trước những biến động và đổi thay của cuộc sống...
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • Nhìn và Thấy

    08/02/2006Phan Đình DiệuĐời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó...
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • xem toàn bộ