Hãy tỉnh táo lại, đừng tiếp tục bước chân vào cõi u mê, lạc hậu!

08:06 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Ba, 2019

Mỗi con người cần có đức tin. Một xã hội cũng cần có đức tin.

Không chỉ là những người có tín ngưỡng, có đạo, kể cả những người không có đạo, vô thần thì niềm tin, đức tin cũng vô cùng quan trọng. Niềm tin, đức tin đưa con người đến thành công. Lịch sử dân tộc ta là một dẫn chứng sinh động nhất cho sức mạnh của Niềm tin, của Đức tin.

Nhưng, một đức tin đưa con người đến chỗ thành công quyết không phải là một thứ mê tín. Tín ngưỡng mù quáng sẽ làm cho trí óc lười biếng, ỷ lại, nô lệ cho hoàn cảnh, nô lệ cho dục vọng, là một nguy hại lớn cho đời sống của cá nhân, của gia đình, xã hội và dân tộc.

Một đức tin hỗn tạp, thiếu căn cứ, phải nương nhờ vào một thế lực cơ hội, phỉnh phờ, làm cho tinh thần con người càng ngày càng u tối, trí tuệ ngày càng kém cỏi, không thể sáng suốt và tự chủ.

Đáng tiếc đến xót xa rằng đó là một sự thật hiển hiện trong xã hội của chúng ta hôm nay. Chưa bao giờ chúng ta phải chứng kiến một tình trạng bê tha, đúng hơn là tha hóa về đức tin như hiện nay

Có không ít người đã lạm dụng, lợi dụng và buôn bán đức tin. Họ làm tiền trên đức tin của cộng đồng không còn tỉnh táo. Tết năm nay, Kỷ Hợi 2018, tại một ngôi chủa nhỏ ở thủ đô Hà Nội, trong một đêm mà có đến hơn 30.000 người đến làm lễ dâng sao giải hạn. Một ngôi chùa mới phục dựng ở một huyện của tỉnh Nghệ An, trong sáng mồng 6 tháng Giêng, ước tỉnh có trên 20.000 người đến cầu an và 40 000 tờ sớ cầu an được nhà chùa phát ra (mặc dù trong giáo lý Phật giáo không cái gọi là cúng giải hạn)!? Từ quan đến dân ào ạt đến chùa, đến đền. Chùa, đền mọc lên như nấm. Chưa bao giờ hòm công đức nhiều như hôm nay! Nhà chùa, nhà đền thu tiền vô tội vạ. Tại sao các doanh nghiệp lại đầu tư xây dựng nhiều chùa, đền đến vậy? Tại sao chính quyền dễ dàng cấp đất và tạo nhiều điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho các “BOT tâm linh” đến vậy? Đó là những câu hỏi cần phải được các các cấp chính quyền giải đáp.


Không có nghi lễ dâng sao giải hạn trong giáo lý nhà Phật. Nguồn: Internet

.

Tình trạng hỗn tạp trong sinh hoạt tín ngưỡng, thực chất là mê tín dị đoan hiện nay là do rất nhiều tác nhân, từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tế đến chính trị, từ văn hóa đến khoa học, từ cá nhân đến gia đình, xã hội... Ở đây chúng ta cần nhấn mạnh đến vai trò quản lý của các cơ quan chính quyền và đội ngũ công chức. Chính quyền buông lỏng quản lý, thậm chí cổ súy, hỗ trợ cho việc xây dựng tràn lan các công trình và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng không phù hợp. Nhiều chính sách có thể đúng về nguyên tắc nhưng trong thực tiễn chỉ đạo, tổ chức, quản lý, lại sai lầm. Việc khuyến khích phục dựng, hình thành các lễ hội mới hoặc chủ trương phát triển du lịch tâm linh là một ví dụ rất rõ ràng. 8000 lễ hội hàng năm là gánh nặng tinh thần, thời gian và vật chất cho đất nước đang lúc khó khăn này. Điều quan trọng nữa là quan chức không gương mẫu. Rất nhiều “ông to, bà lớn” lại là những người mê tín nhất, đi chùa trong nước chưa đủ, họ còn đi cầu, đi xin ở tận nước ngoài nữa! Mê tín như vậy thì buông lỏng quản lý là điều hiển nhiên.

Tín ngưỡng, tôn giáo là thành tố quan trọng của một nền văn hóa. Văn hóa tâm linh là điều có thật, và chúng ta tôn trọng các giá trị văn hóa tâm linh, tôn trọng tự do tín ngưỡng. Nhưng để đến mức loạn chuẩn, thậm chí đi ngược lại giáo lý và truyền thống tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc là điều không thể chấp nhận được.

Đức tin bây giờ không chỉ bị “thế tục hóa” mà đã trở thành một món hàng để trao đổi, để lừa mị, phỉnh dụ. Đức tin bị lợi dụng, bị đem ra mặc cả, buôn bán là dấu hiệu bất thường, rất đáng lo ngại của xã hội, của quốc gia dân tộc. Một xã hội mà ai cũng mơ mơ màng màng sống trong nhang khói, trong sự phụ thuộc thần linh thì không thể đủ tỉnh táo để làm chủ bản thân mình chứ chưa nói làm chủ xã hội, làm chủ đất nước; làm sao có đủ trí tuệ để sáng tạo cho phát triển. Một xã hội mà đức tin trở thành công cụ bóc lột cộng đồng, che giấu tội lỗi thì sớm hay muộn cả xã hội ấy sẽ bị tha hóa, bị u mê và lạc đường, quốc gia ấy sẽ đi vào ngõ cụt.

Hãy tỉnh táo lại, đừng tiếp tục bước chân vào cõi u mê, lạc hậu!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lệch chuẩn trong lễ hội là do "mù quáng tâm linh"

    09/02/2019Mùa lễ hội bắt đầu, cũng là lúc các nhà quản lý tiếp tục "đau đầu" trước những "điệp khúc" nhiều năm, mà chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để: chen chúc, tranh giành, rải tiền lẻ khắp mọi chỗ, chặt chém du khách vv…
  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Cần xóa bỏ lệ đổi tiền lẻ đi lễ chùa, đền, miếu...

    08/02/2019Đinh Hồng CườngTrong khoảng mươi, mười lăm năm trở lại đây, tục lệ đổi tiền lẻ đầu năm để đi lễ chùa, đền, miếu…cầu may đang dần trở thành phổ biến, thịnh hành ở các khu đô thị lớn...
  • Đàn ông và thế giới tâm linh

    21/08/2018Phan AnTrong quan niệm của đàn ông, thế giới tâm linh là thế giới mà lãnh đạo chưa khẳng định là có hay không, còn nhân dân thì nhất định tin là có và khoa học thì chưa chứng minh được. Nhại một câu trong Kinh Dịch về Đạo, có thể nói rằng người nhân thấy tâm linh thì gọi đó là nhân, người trí thấy tâm linh thì gọi đó là trí...
  • Mê tín và chuyện kinh doanh tâm linh

    05/03/2018Quốc KhánhChưa bao giờ việc "phong thần" lại dễ dàng như hiện nay. Một con cá, rắn, cây cảnh, tảng đá,... đều có thể được thờ cúng, chiêm bái như những bậc thánh thần. Phải chăng chúng ta đang bị khủng hoảng niềm tin hay đó chỉ là chiêu trò của những người thích "kinh doanh tâm linh"?
  • Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

    27/02/2018Nguyễn Quang ThiềuChúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít....
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Tâm linh... mấy hột

    21/02/2016Lại Nguyên ÂnChỉ tội nghiệp cho những đám đông chắc hẳn không có triển vọng gì về quan lộc, nhưng chỉ vì a dua, vì nghe nhiều tuyên truyền quảng cáo, dấn mình xé rào xông vào lễ hội, bị sảy chân, bị roi đánh ngã ngất, sày vảy mà không xin được ấn được lương, đầu năm đã rông như vậy, cả năm sẽ ra sao? Hãy nghĩ lại: chẳng có một hột tâm linh nào đâu, nơi những lễ hội cửa quyền ấy!
  • Văn hóa lễ chùa chẳng giống ai của người Việt

    02/03/2016Ngọc LêĐi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Người ta đến chùa để hướng về cõi Phật, cầu một năm mới bình an, như ý. Nhiều người còn xem đó là một đức tin giúp họ vượt qua những chông gai, trắc trở trong cuộc sống...
  • Tâm linh hay duy lợi?

    15/04/2015Đoàn Khắc Xuyên“Tâm linh”, “nhu cầu tâm linh”, “truyền thống tâm linh”… chưa bao giờ người ta nghe nhắc đến hai từ “tâm linh” nhiều như bây giờ, giữa lúc mà đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng hơn bao giờ hết...
  • Những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ Tâm linh

    01/12/2014Đỗ Kiên CườngTrên ChungTa.com ngày 17/09/2014 có đăng lại bài viết của Hà Yên “Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa”, với rất nhiều lời lẽ đao to búa lớn. Tuy nhiên, thầy Trần Quang Đại, Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã viết một bài bình luận và phản biện rất thuyết phục. Xin được trân trọng cảm ơn thầy! Và tôi xin tiếp lời thầy Trần Quang Đại, nói rõ nguyên nhân của những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ tâm linh...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Bụt chùa nhà không thiêng

    08/04/2010Pierre DarriulatTôi cứ nghĩ trong việc xây dựng được đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam chúng ta đâu cần viết và thảo luận nhiều, chỉ cần thực thi những ý kiến trên của GS Hồ Đắc Di.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • xem toàn bộ