Tâm linh... mấy hột

11:05 SA @ Chủ Nhật - 21 Tháng Hai, 2016

Những ngày nơi nơi lễ hội này, tôi bỗng nhớ những ngày cách nay trên ba chục năm. Ở quanh vùng phủ Vân Cát, Tiên Hương, chính quyền địa phương hầu như phải huy động hết lực lượng công an, trật tự trị an chỉ để ngăn người tới đây làm lễ! Đối với những năm 1980, việc ấy không lạ. Lễ hội dân gian hầu hết bị xem là mê tín dị đoan, hoặc là sự tập hợp đông người không cần thiết, gây mất trật tự công cộng, nên hầu hết bị ngăn cản, cấm đoán.

Chừng mươi năm sau, những chuyện cấm đoán như thế hầu như đã chấm dứt, và lễ hội đã xoay sang một trạng thái khác: tràn ngập, đủ hình đủ kiểu, diễn ra hầu như quanh năm suốt tháng, nhiều nhất là mùa xuân.

Phần lớn lễ hội đang thấy là các lễ hội theo mùa; mùa xuân của một chu kỳ thời tiết thường thúc đẩy các lễ hội mùa, mừng năm mới, một chu kỳ thời tiết mới, người ta diễn đạt những mong ước về một chu kỳ mùa vụ đang đến sẽ dồi dào hoa trái, con người giàu sinh lực, cuộc sống sung túc, an lành… Ý nghĩa phồn thực, như người ta thường nói, là điều tiềm ẩn trong hàng loạt lễ hội mùa xuân.

Nhưng bên cạnh những lễ hội với ý nghĩa phổ biến như đã biết, lại phát sinh một số lễ hội mà ý nghĩa của nó thật ra chẳng có gì là “tâm linh”, hoặc nói cho đúng, chỉ là sự diễn đạt những lề thói, tham vọng mà ngay ở cuộc đời thế tục, chúng đã bị coi là những động cơ nguy hiểm làm biến thái các phẩm chất con người.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước tại một vài lễ hội, quy trình “vay vốn” và “trả vốn” đã phát triển thành một thứ nghi thức mà thực chất chỉ là sự lặp lại giản đơn sự “vay tiền” và “trả tiền” ở thế tục, tuy động cơ “một vốn bốn lời” của người thực hiện cái nghi thức gọi là “tâm linh” kia chắc hẳn phải mạnh mẽ, tha thiết hơn, thậm chí bệnh hoạn hơn hẳn sự việc ở cõi thế tục! Hương hoa bày biện ra, hóa ra chỉ là để giành cho người đang sống!

Nhưng cả các nhà quản lý lẫn những chuyên gia theo dõi lễ hội chỉ một lòng đồng ca tán tụng, không chút cảnh báo, không chút ngăn chặn. Và chiều hướng đưa những tham vọng thế tục vào nội dung lễ hội đang gia tăng.

Khoảng mươi năm trở lại đây, người ta thấy một kiểu “xin” và “tạ” diễn ra ở Đền Hùng: một số quan chức từ nơi xa đến dâng lễ với lá đơn cầu xin được thăng chức, rồi sau đó, khi được thăng chức thật rồi, lại trở về đây dâng lễ tạ, đồng thời đóng “công đức” hàng trăm triệu, tất nhiên cũng được “lại quả” mấy chục phần trăm. Tấp nập các đoàn “công-voa” hóa ra là vì thế!

Hội khai ấn, hội phát lương mở ra mấy năm gần đây cũng không ra ngoài việc đầu cơ tâm lý “ăn mày cửa quyền”, đầu cơ tâm lý tiến thân của giới quan chức, chứ không phải nhắm vào tâm lý đi lễ đầu năm của người dân thường. Tất nhiên để gây thành lễ hội, để tạo sức hấp dẫn, để tăng thu cho nơi tổ chức lễ hội, các nguồn tuyên truyền phải cố tô vẽ rằng nó đầy tính truyền thống, đầy nội hàm tâm linh, v.v… Tuy vậy, khó có thể tìm được ở đây một nguyện ước “tâm linh” gì ngoài cái mớ đục ngầu những tham vọng được thăng cấp thăng chức, được bổng hậu lương cao, được làm chức quan to hơn chức quan hiện tại, mà suy cho cùng tức là… kiếm chác được nhiều hơn, “bằng năm bằng mười năm ngoái”! Tham vọng hoàn toàn thế tục như vậy, cần gì phải đến nơi lễ hội mới có thể thể nghiệm?

Chỉ tội nghiệp cho những đám đông chắc hẳn không có triển vọng gì về quan lộc, nhưng chỉ vì a dua, vì nghe nhiều tuyên truyền quảng cáo, dấn mình xé rào xông vào lễ hội, bị sảy chân, bị roi đánh ngã ngất, sày vảy mà không xin được ấn được lương, đầu năm đã rông như vậy, cả năm sẽ ra sao?

Hãy nghĩ lại: chẳng có một hột tâm linh nào đâu, nơi những lễ hội cửa quyền ấy!

01/03/2010

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Chỉ cái lồng đèn không thể làm nên Tết Trung Thu

    13/09/2019Nguyên HưngBánh Trung Thu với lồng đèn Trung Quốc đã tràn ra phố. Bánh Trung Thu bây giờ, hình như, chỉ dành cho người lớn - có cớ làm quà hiếu hỉ cho nhau. Còn với trẻ con, Tết Trung Thu, chủ yếu, xoay quanh cái lồng đèn. Bởi vậy mà lồng đèn Trung Quốc được dịp trúng mùa...
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Ám ảnh trần tục nơi cửa thiền

    02/02/2017Dương TùngCách đây ít lâu, vào ngày Phật đản, trong khi Phật tử, du khách nườm nượp hành hương lên chùa Non cúng đường Đại Phật tượng Phật tổ Như Lai và vào đền Sóc lễ Thánh Gióng đầy thành kính, thì ở ngay bãi cỏ cạnh đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng) diễn ra các hình ảnh chướng tai gai mắt...
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Đi lễ đầu xuân

    19/01/2009Minh HằngKhi những chùm pháo hoa rực rỡ màu trùm lên bầu trời chào đón thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng là lúc mọi người, mọi nhà cùng nhau hướng về bàn thờ tổ tiên, cùng nhau đi lễ cầu phúc, cầu an cho gia đình và bản thân.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • “Nướng” tiền cho đồng cô, đồng bóng

    12/03/2006Văn Phúc Hậu“Ngồi hát ăn bát vàng” là câu mà các cung văn đồng bóng thường bảo nhau. Bởi vậy, hiện nhiều người đang đua nhau đi làm cung văn...
  • xem toàn bộ