Đàn ông và thế giới tâm linh

04:24 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Tám, 2018

Trong quan niệm của đàn ông, thế giới tâm linh là thế giới mà lãnh đạo chưa khẳng định là có hay không, còn nhân dân thì nhất định tin là có và khoa học thì chưa chứng minh được. Nhại một câu trong Kinh Dịch về Đạo, có thể nói rằng người nhân thấy tâm linh thì gọi đó là nhân, người trí thấy tâm linh thì gọi đó là trí. Tâm linh là những gì nhân dân thường dùng mà không biết.

Socrate nói: “Cuộc sống là chung cho mọi cây cỏ nhưng chỉ con người mới có linh hồn”. Đàn ông cho rằng, con người sở dĩ thành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh hay nói cách khác tâm linh được coi là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt con người với con vật. Nếu sống ích kỷ, sống nô lệ cho vật chất mà quên đi đời sống tâm linh thì cuộc sống đó khác gì cuộc sống của loài vật. Trong đời sống tâm linh, con người sống với những hoài bão, những khát vọng hướng thượng, hướng thiện, vươn tới cái tuyệt đối, cái vô hạn, cái toàn năng, cái siêu việt. Vì tất cả những cái đó đều không có trong thế giới hiện hữu nên trở thành hết sức thiêng liêng đối với con người. Thế giới tâm linh là thế giới linh thiêng.

Thi sĩ Latin ở thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên Lucrrece cho rằng sự sợ sệt là nguyên nhân đầu tiên của tôn giáo mà trước hết là sợ chết. Nỗi sợ chết, sự ngạc nhiên khi thấy những biến cố có vẻ ngẫu nhiên, những sự kiện không sao hiểu nổi xảy ra, lòng mang ơn khi gặp vận may, lòng hy vọng được Trời giúp… là những yếu tố khiến cho người ta tin vào thế giới tâm linh.

Đàn ông có thể ngạc nhiên khi thấy ma xuất hiện trong giấc ngủ và khi nằm mơ thấy những người mà họ biết chắc là đã chết rồi. Trong tiếng Anh có “spirit” và trong tiếng Đức có “geist”, vừa nghĩa là tinh thần vừa nghĩa là linh hồn. Đàn ông có thể nghĩ rằng sinh vật nào cũng có một linh hồn có thể tách ra khỏi thể xác lúc ngủ hoặc sau khi chết. Thế giới của những linh hồn ấy, thế giới của sự sống sau cái chết, thế giới của những điều huyền bí khoa học và lý trí không thể giải thích nổi có thể được gọi là thế giới tâm linh. Trong giấc mơ hay khi lên đồng, thấy người chết hiện về, bấy nhiêu thôi đã gần đủ để đàn ông tin vào thế giới tâm linh.

Theo Will Durant trong cuốn Nguồn gốc văn minh, ngày xưa đàn ông tin vào thế giới tâm linh đến nỗi ở một số bộ lạc có tục gửi thông điệp truyền miệng cho người chết. Có một tù trưởng nọ muốn thông tin cho người chết bèn nói thầm vào tai một tên nô lệ rồi chặt đầu để tên này có thể đi tìm người chết mà truyền tin. Nếu tù trưởng quên đoạn nào quan trọng lại nói thầm cho một tên nô lệ khác rồi phái tiếp tên này đi bằng cách chặt đầu, y như những đàn ông hay quên ngày nay phải viết thêm một đoạn tái bút.

Đàn ông vốn tư duy bằng lý trí, đàn ông không tin lắm vào thế giới tâm linh nhưng đàn ông tin đàn bà, mà đàn bà vốn rất tin vào tâm linh, nên suy ra đàn ông cũng tin vào thế giới tâm linh. Đôi khi đàn ông cũng lợi dụng tâm linh, lợi dụng niềm tin vào cuộc sống sau cái chết để dọa đàn bà. Có ông chồng già bị vợ đối xử không tốt bèn dọa vợ: Khi nào tôi chết, bị chôn xuống đất, tôi cũng bật nắp quan tài chui lên về bóp cổ bà. Nhưng ở đời “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, khi ông chồng già chết đi, bà vợ cẩn tắc vô áy náy” đã cho chôn úp nắp quan tài xuống để đề phòng trường hợp ông chồng có bật nắp quan tài chui lên thì chui mãi cũng không đến nơi.

Đàn ông tin vào thế giới tâm linh nhưng chẳng biết ý tứ sâu xa của thế giới tâm linh ấy ra sao, đàn ông vẫn tìm cách gây thiện cảm để thế giới tâm linh ấy phù hộ cho mình. Đàn ông không tin vào thế giới tâm linh lắm nhưng vẫn cứ để mẹ, để vợ đi cúng đi bái. Đàn ông nghĩ về thế giới tâm linh cũng như nghĩ về sự bí ẩn của đàn bà. Với đàn bà không cần hiểu nhiều chỉ cần yêu nhiều. Với thế giới tâm linh cũng không cần hiểu nhiều, chỉ cần tin nhiều. Đàn ông vẫn hiểu có thờ có thiêng có kiêng có lành và “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Đàn ông nên tin vào thế giới tâm linh để thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, để có niềm tin giúp đàn ông trong cuộc sống mỗi ngày. Niềm tin vào thế giới tâm linh là một chuyện hết sức nghiêm túc, nếu tin vào một điều gì đó người ta sẽ thấy phấn khởi hơn. Dường như có một cơ chế là đàn ông càng tin, càng phấn khởi, càng thành đạt.

Có đàn ông mỉm cười khi thấy những đàn ông khác cần tìm sự giúp đỡ, an ủi ở một thế giới siêu nhiên, thần bí. Tuy nhiên, đàn ông cũng nên biết rằng chính lòng tin vào thế giới tâm linh, lòng tin vào thuyết linh hồn đã tạo nên thi ca. Thơ ca phát sinh từ các bài hát tôn giáo hoặc các câu thần chú do các thầy pháp tụng niệm rồi truyền khấn lại. Đàn ông cũng nên biết rằng chính phương thuật (những phép thuật khiến cho thần lnh phù hộ) đã làm sinh ra bi kịch và đã làm khoa học phát triển.

Có người hỏi người viết bài này là có tin vào thế giới bên kia không? Câu trả lời là tin. Chắc rằng nhiều đàn ông cũng tin về thế giới bên kia để quan niệm “sống gửi thác về” và vì thế sống ở trên đời phải “tu thân tích đức” để về thế giới linh thiêng ở bên kia. Đàn ông nên tin vào thế giới tâm linh, để thấy trên đời này cái gì cũng có mối liên hệ nhân quả với nhau – như thể một cánh bướm đập ở Brazin có thể gây nên một cơn bão ở Trung Quốc.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Hành trình tâm linh bản ngã

    13/09/2013Nguyễn Tất ThịnhTa hành động hay ứng xử thường hướng về phía trước. Nhưng điều xấu thật sự và khó lường lại hay ở lại phía sau, theo dấu chân ta mà theo đến. Bởi vậy Mắt nhìn trước nhưng Tâm lại cần nghe được xung quanh. Như là câu chuyện của hành trình đến tương lai cần có cả Trí huệ của Người và Tâm Linh của Trời Đất...
  • Tâm linh hiểu theo Ngũ hành và năm quy luật của nó

    20/01/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta sống mỗi ngày trong Cuộc sống thực tại đầy gian truân và thách thức, nhưng vẫn giữ được Chân Thiện Mỹ sao cho ít nhất mỗi chúng ta để lại được giá trị tốt đẹp mà người sau có thể kế thừa và phát triển còn chúng ta thì Thanh thoát vượt ra ngoài khổ ải đầy đọa của Kiếp Trần Ai... Như người xưa nói: có thể mỉm cười như Đức Phật...
  • Cây đời Tâm linh

    14/06/2009Nguyễn Tất ThịnhVận là cơ hội quan trọng có thể gặp được trong khoảng thời gian ngắn, từ đó kích thích, thúc đẩy những thay đổi, những mưu cầu lớn. Chớp được nếu có Nhân Sinh Quan tốt...
    ...
  • Suy tưởng tiếp cận Tâm Linh

    22/04/2009Nguyễn Tất ThịnhCon người đã đưa thiết bị lên Sao Hỏa, đã vẽ nên Bản đồ Gen của chính mình….Nhưng chính vì vậy Con đường bí mật đi đến tìm hiểu ý niệm về Thượng Đế - Thế giới Tuyệt đối – có vẻ như gần hơn, lại càng làm Con người khát vọng hơn bao giờ hết! Để ít nhất cũng ngộ ra một điều rằng : Bản thân Khoa học Công nghệ, dù phát triển đến đâu nhưng là quá hữu hạn để thỏa mãn khát vọng đó...
  • Chia sẻ về Tâm linh của chúng ta

    31/03/2009Bùi Quang MinhĐó chính là lúc ta lắng đọng, suy tư và khẳng định cái quyền làm người của mình ở mức cao nhất, luôn luôn ẩn chứa trong bản nguyên ta. Đó là quyền hướng thiện, sống tốt hơn với cái nhân của ta, khám phá vô tận những giá trị tinh thần của ta. Vì những điều đó mà từ hành trình trải nghiệm của mình, chúng ta chia sẻ những phong phú, hiểu biết của bản thân ta về chính chúng ta: Một con người thực sự là gì?
  • Tâm linh là gì? Như thế nào? Từ đâu? Tại sao?

    07/03/2009Tinh TiếnTừ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất "tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • PR xuyên đời sống vào tâm linh

    13/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi giành mục suy ngẫm số 13, con số đặc biệt này để viết về PR, ngắn gọn, như một thông điệp với bạn đọc về một ý nghĩa mở rộng của PR… Sự phát triển tiếp như thế nào đó là con đường tư duy của bạn đọc...
  • Bàn về Tâm linh và Tâm thức

    12/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn khởi đầu cho những bài viết tiếp sau về chủ đề mà bất cứ ai, tạm có thể nói về bản thân là trải nghiệm, cũng ít nhất đôi lần tự đặt câu hỏi. Thực ra, cho dù là Vô thức, ai cũng đang hành trình đến…để thấy được rằng: Có một điều gì đó cựa quậy sống động từ sâu thẳm đời sống tinh thần, một khi Ngộ được, sẽ giải tỏa được kho năng lượng vô hạn của Bản thân…
  • Giá trị văn hóa và những khía cạnh tích cực trong đời sống tâm linh

    11/11/2008TS. Nguyễn Thái SơnĐời sống tâm linh là một hình thức đặc biệt của ý thức con người và ý thức xã hội. Đã có những khuynh hướng sai lầm về vấn đề này: hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của đời sống tâm linh, hoặc là đồng nhất đời sống tâm linh với chủ nghĩa duy tâm, với mê tín dị đoan. Hướng đến thế giới tâm linh dường như là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời là một trong những cách để con người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn...
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Thuyết âm dương - ngũ hành trong “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác

    11/05/2007Đoàn Quang ThọThuyết âm dương - Ngũ hành sau khi vào Việt Nam đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng hết sức sáng tạo trong thực tiễn. Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết âm dương - ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh,gồm 28 tập, 66 quyển.
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ