Hành trình đi tìm những lời tự giải

03:23 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Bảy, 2017

Ông là người luôn cẩn trọng với nhiều thứ, kể cả với sự hiểu biết của chính mình. Với tầm nhìn rộng, những bài báo của ông đóng góp không nhỏ vào việc tìm hiểu tinh thần khoa học đích thực, kể cả việc phân tích nội tại của khoa học từ những tìm tòi và chiêm nghiệm bản thân. Đặc biệt, trên trang Khoa học – giáo dục báo Sài Gòn Tiếp Thị gần đây, những bài viết ký tên ông đều đặn xuất hiện để giúp đại bộ phận công chúng hiểu rõ hơn về những kiến thức tưởng như “chuyện trên trời”.

Ông đã có một tuổi thơ ly tán, “du mục”... đến giờ, ông có cho rằng chính cuộc sống ấy tạo ra những điều kiện căn bản đưa ông đến với chân trời khoa học?

Tôi rất e ngại nhiều người hiểu một số chi tiết trong cuộc đời tôi không hoàn toàn chính xác nên đã làm cho chúng có vẻ hơi bi tráng. Thực ra cuộc đời tôi không có những va chạm hay đổ vỡ nào đáng kể, ngược lại hình như còn gặp nhiều may mắn.

Tôi mồ côi mẹ sớm, bố tham gia Việt Minh đi Việt Bắc nên giao con cho ông bà nội. Thuở nhỏ sống với ông bà nội, tôi được ông bà chăm sóc đầy đủ. Những phiêu bạt thời chiến tranh chống Pháp là phổ biến với hầu hết đám trẻ lứa tuổi của tôi. Có thể do sớm không có mẹ nên tôi sống hướng nội nhiều hơn, nhưng cũng có thể tôi đã có bản tính trời sanh như vậy. Nhưng bù vào đó, bố tôi đã cho tôi được hưởng một nền giáo dục khá căn bản. Từ việc “ép” học tiếng Pháp (bố tôi xuất thân là dân Tây học), ông dạy tôi bằng cách kể chuyện bằng tiếng Pháp cho tôi nghe. Sau vài lần kể cho tôi thuộc làu, sau đó ông chỉ kể một nửa, nửa còn lại tôi kể bằng tiếng Pháp.

Ham đọc sách cũng có từ truyền thống gia đình vì ông nội tôi vốn là nhà báo nên nhà của ông có tủ sách rất lớn. Năm 12 tuổi, tôi lên Hà Nội học trường Chu Văn An. Năm 19 tuổi tôi được chọn đi học ở Nga nhờ lý lịch có bố đi kháng chiến. Tôi đi Liên Xô học từ năm 20 tuổi, đến 30 tuổi thì về nước làm ở phân viện Vật lý. Tại đây tôi chủ yếu nghiên cứu vật lý lý thuyết và cũng gần gũi, đụng chạm với triết học.

Ông chuyên chú vào những công trình khoa học và kiếm sống bằng nghề dịch sách trong những năm mới về nước còn khó khăn. Rồi sau khi về hưu, ông luôn nói về sự giác ngộ khi bàn đến tinh thần khoa học. Đó có phải là lý do ông dịch bộ sách của Jonh Stuart Mill (Bàn về tự do, Chính thể đại diện) và sắp tới là Feynman?

Tôi được đi học vật lý lý thuyết tuy không phải do tự mình chọn lựa, nhưng hoàn toàn phù hợp với mong ước. Thời kỳ học đại học, làm luận án tiến sĩ ở đại học quốc gia Kiev (Ukraine) (1960 – 1968) và sau đó làm cộng tác viên tại viện Vật lý lý thuyết Kiev (1969) là thời kỳ say mê học tập và làm việc, nhìn cuộc đời toàn màu hồng. Bên cạnh việc học chuyên môn, tôi ham đọc sách báo, quan tâm nhiều đến văn học Nga và thế giới, quan tâm theo dõi các diễn biến thời sự.

Phải chăng nhiều hiện tượng bất an trong xã hội là do quá nhiều người hăng hái muốn cải tạo thế giới ngoại tại, nhưng lại thiếu săn sóc tâm hồn mình khiến nó bị bỏ hoang phế?

Năm 1970 tôi được về làm việc tại phòng Vật lý lý thuyết thuộc viện Vật lý (lúc đó mới thành lập tại Hà Nội) với cảm giác hạnh phúc. Những năm sau đó tuy không có sự cố gì ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, nhưng là một quá trình dài trải nghiệm cuộc sống, suy tư về những trải nghiệm của mình và đối chiếu với những lý tưởng thời đi học, băn khoăn với những câu hỏi cho chính mình về ý nghĩa cuộc sống.

Những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với một vài bạn bè trong giới văn chương, tôi tham gia dịch sách báo nước ngoài để cải thiện cuộc sống, đồng thời để được thoả mãn nhu cầu đọc của mình. Vào cuối những năm 90 thế kỷ trước, tôi tình cờ tiếp xúc với bộ sách Great Books Of The Western World của Encyclopedia Britanica ở thư viện đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Tôi chọn dịch On Liberty (Bàn về tự do) của J. S. Mill vì cảm thấy cuốn sách đã giải đáp tuyệt vời mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong khái niệm tự do – một trong những băn khoăn nội tâm của mình. Sau đó tôi dịch tiếp Chính thể đại diện cũng của J.S. Mill.

Những năm trước khi về hưu (2005), tôi thấy cần tìm hiểu đầy đủ ý nghĩa của khoa học vì biết rằng đây là một vấn đề quan trọng cho đất nước. Làm khoa học (thực hành nghiên cứu khoa học cụ thể) và tìm hiểu ý nghĩa của tri thức khoa học là hai công việc khác nhau. Cuốn sách của Feynman Ý nghĩa mọi thứ trên đời là ba bài giảng ngoại khoá cho sinh viên khiến tôi thích thú vì tài sư phạm tuyệt vời của Feynman: nói về những vấn đề phức tạp (ý nghĩa của khoa học) rất sâu sắc mà giản dị như không.

Từ góc độ một nhà khoa học Việt Nam, ông có thể lý giải tại sao cho đến giờ “cộng đồng khoa học” ở nước ta vẫn là một cụm từ xa lạ? Sự cô đơn thường thấy của một con người khoa học là gì, thưa ông?

Tôi lại thấy cái mà chúng ta thiếu là “giới khoa học” hay còn gọi là “cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học” nếu so với lịch sử phát triển của cộng đồng khoa học phương Tây. Nhưng có lẽ một phần do sai sót từ thế hệ chúng tôi, đã không ý thức về chuyện này, cũng không ai dẫn dắt. Thế hệ của tôi cũng muốn hiến dâng và say mê với khoa học, nhưng câu hỏi đặt ra là: tại sao cũng có nhiều người được gửi đi đào tạo ở các nước mà hiện nay cộng đồng khoa học của chúng ta thực sự chưa mạnh, nếu không nói là có phần tan hoang? Tôi không tin là xét về nhân chủng học thì người phương Tây là chủng tộc văn minh hơn. Mặt khác, ai cũng hiểu cái quan trọng của khoa học chính là việc xây dựng một cộng đồng khoa học để đảm bảo tiềm lực lâu dài. Chỉ có những con người có tính cách đặc biệt, thực sự dấn thân mới đi theo con đường này.

Chúng ta đang rất nhầm lẫn trong việc trả lương bao nhiêu thì mới làm khoa học được. Với tôi có ba đặc thù quan trọng của cộng đồng khoa học: thứ nhất là tính bất vụ lợi, thứ hai là tính trung thực và thứ ba là biết lắng nghe, phê phán. Tuy nhiên, chính cộng đồng khoa học thế giới cũng có những bài học cay đắng với đạo đức khoa học mà họ theo đuổi. Trước thế chiến thứ hai, các nhà khoa học xa lánh giới chính trị. Nhưng khi thế chiến thứ hai nổ ra, quá hãi hùng trước chủ nghĩa phát xít, họ đồng ý cùng Chính phủ Mỹ tạo ra bom nguyên tử. Và hậu quả của nó là nỗi đau đớn sâu xa cho đến giờ, nhắc lại vẫn thấy bị tổn thương vì phản bội giá trị đạo đức mà chính giới khoa học xây dựng lên.

Ở nước mình, lịch sử rất khác. Sau chiến tranh, Nhà nước chủ yếu đào tạo những người ra làm việc được ngay, vì thế phải tìm được phương pháp giáo dục ngắn nhất. Điều này mâu thuẫn với việc giáo dục nền tảng. Bản thân chúng tôi sinh ra trong một đất nước không có cái nôi khoa học. Vì vậy mà mãi đến khi về hưu, mới tự đặt câu hỏi cho chính mình: “Khoa học là gì?”

Trong quá trình chiêm nghiệm cuộc sống, tôi tự nhận ra mình đã từng hiểu sai nhiều điều. Những hiểu sai của tôi đã không gây ra một hậu quả nghiêm trọng nào cho người khác vì tình cờ tôi chưa bao giờ có một chút quyền lực nào khả dĩ gây hại cho người khác. Những hiểu sai ấy gây cho mình những băn khoăn nội tâm và khiến mình phải tìm đọc những tác phẩm hay của nhân loại để tự khai minh. Khi hiểu ra được một vấn đề gì quan trọng thì có một cảm giác hân hoan trong lòng và có nhu cầu chia sẻ với bạn bè. Gặp bạn bè hợp chuyện để nói ra những thu nhận mới, khiến mình thấy vừa thú vị vừa nâng cao sự hiểu biết qua trao đổi. Phải thú nhận là không phải lúc nào cũng tìm được những bạn bè như vậy nên nhiều lúc cũng thấy cô đơn.

Ngoài những bộ sách mang tính gợi mở ý thức về thân phận con người, bản thân ông những năm tháng qua đã chiêm nghiệm được điều gì ở cuộc sống?

Tại sao cũng có nhiều người được gửi đi đào tạo ở các nước mà hiện nay cộng đồng khoa học của chúng ta thực sự chưa mạnh, nếu không nói là có phần tan hoang.

Đến 50 tuổi, sau khi làm việc một thời gian ở Tây Đức, tôi mới có điều kiện để trả lời câu hỏi: “Tôi làm việc này để làm gì?”. Rồi thấy việc họ đứng độc lập với chính trị như thế nào, tôi lại tự hỏi: “Tại sao họ có phẩm chất đó mà mình không có?”. Đây là lúc tôi vừa quan sát thế giới vừa giải quyết được chuyện hết đói của gia đình. Trước đó tôi vừa dịch sách, vừa viết báo, vừa đi làm để mua thịt, mua sữa nuôi con. Rồi tôi đọc sách để giải đáp cho mình những băn khoăn nhân sinh là nhu cầu nội tâm. Tôi không có tâm thế hướng ngoại theo nghĩa mong muốn làm những chuyện vĩ đại để tạo phúc cho muôn dân (ngoài việc theo đuổi nghiên cứu khoa học vì cho rằng công việc ấy cần cho dân tộc).

Những ý nghĩ hướng ngoại luôn bị nội tâm tra vấn về ý nghĩa đích thực của chúng với nhiều hoài nghi. Vì vậy nhìn bề ngoài cuộc sống của tôi nhiều suy tư mà ít hành động (bị coi là con người thiếu năng động), tôi tự cho rằng mình sống sót được trong cuộc sống nhân sinh đầy khắc nghiệt là nhờ may mắn hay là do ân huệ của Thượng đế, hoặc là nhờ phúc đức được hưởng trong vòng xoay nhân quả đầy huyền bí của tạo hoá…

Ông nghĩ thế nào về giá trị gia đình trong một xã hội đang rối loạn về các giá trị đạo đức, từ gia đình đến học đường?

Gần đây tôi có quan tâm đến triết lý Phật giáo do muốn hiểu ý nghĩa của “tâm an lạc” và những vấn đề xung quanh nó. Nhiều khuynh hướng triết học và tôn giáo khẳng định công việc quan trọng nhất của con người là thay đổi chính mình để có thể tạo nghiệp lành. Sự đồng quy này đáng chú ý. Phải chăng nhiều hiện tượng bất an trong xã hội là do quá nhiều người hăng hái muốn cải tạo thế giới ngoại tại, nhưng lại thiếu săn sóc tâm hồn mình khiến nó bị bỏ hoang phế?

Ông có tin vào số mệnh không?

Đó là câu hỏi của tôi ba mươi năm về trước, khi còn là một thanh niên. Vốn là dân khoa học, tôi vẫn tin vào sự phát triển của quy luật và cả những quy tắc mà con người phải nương vào đấy mà sống. Tuy nhiên, tôi cũng không phủ nhận con người cần có Thượng đế hay có một thế giới linh thiêng nào đấy bên cạnh chúng ta. Chỉ có điều cái tôi chọn là đi tìm những câu trả lời để tự giải đáp cho chính mình, và hành trình như thế vẫn chưa kết thúc.


Triết gia Bùi Văn Nam Sơn:

“Ai muốn nhìn nhận đúng đắn thì trước hết phải biết nghi ngờ đúng cách” – biến câu châm ngôn mà ai cũng thừa nhận là đúng ấy của Aristoteles thành thói quen không phải là chuyện dễ. Hoặc người ta không chịu nghi ngờ, hoặc nghi ngờ không đúng cách. Quen biết nhau từ lâu và cùng hợp tác chặt chẽ trong hội đồng khoa học của quỹ Văn hoá Phan Chu Trinh, tôi học được ở GS Nguyễn Văn Trọng đức tính quý báu ấy. Ở ông, luôn thấy có sự thao thức của việc tra vấn và tự tra vấn, về mình, về khoa học, về con đường đi lên của đất nước. Trong cuộc sống xô bồ và hời hợt hiện nay, những con người như thế thật hiếm và quý biết bao!”

Luật sư Ngô Tiến Nhân:

“Xuất thân từ một gia đình trí thức Hà Nội, anh Trọng là một trong rất ít người Việt được đào tạo về vật lý lý thuyết một cách bài bản và anh cũng hay xớ rớ đến những chuyện không phải của mình. Thật ra anh Trọng là người có ý thức xã hội rất sâu sắc qua những cuốn sách anh dịch, những bài anh viết trên báo chí và gần đây chúng tôi cùng nói nhiều đến Phật giáo. Điều chúng tôi chia sẻ được chính là ở những buổi gặp gỡ ban sơ, khi cùng nhau ngồi nhâm nhi ly trà sáng và luận về cuộc sống, cũng có đôi khi bản thân sự gặp gỡ đã là thú vị chứ chẳng cần phải nói điều gì. Tôi may mắn khi có được một người bạn như vậy trong đời”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những thực tế phổ biến

    16/11/2019Nguyễn Trần BạtCó một thực tế rất phổ biến trên thế giới hiện nay, đó là trạng thái thiếu tự do ở một bộ phận lớn của thế giới - các nước chậm phát triển. Đại bộ phận của thế giới đang ở trong trạng thái các năng lực của con người không đáp ứng được các đòi hỏi của thời đại mà nó tồn tại, tức là con người ở trạng thái thiếu tự do. Con người ở trạng thái thiếu tự do bởi vì nó không có tự do hoặc là nó bị kìm hãm không được quyền tiếp cận với tự do, cũng như nó được giáo dục để không hiểu hết các giới hạn mới của tự do...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Quá khứ và hiện tại

    06/11/2014Phong ThuĐời người ai cũng có quá khứ, dĩ vãng và những kỷ niệm ghi trong ký ức một cách tự nhiên - nhớ mãi - không thể nào quên được. Ký ức vui hoặc là kỷ niệm buồn đều tác động tới cuộc sống hiện tại của con người, với từng người. Dĩ vãng, kỷ niệm ấy, quá khứ ấy, có thể nâng cao hoặc hạ thấp giá trị của con người...
  • Khoa học và nghệ thuật

    14/08/2009Nguyễn QuânHai từ này hay được đặt cạnh nhau trong thời chúng ta tưởng như chưa bao giờ có khoa học vậy. Thực ra đấy đã là một cặp đối thoại từ xửa xưa. Có điều ngày nay ông bạn khoa học to lớn và sang trọng tới mức át hết cả các bạn ngồi cùng bàn. Một nhà sử mỹ thuật có nói: thời Trung cổ người ta mộ đạo như thời Phục Hưng người ta sùng bái nghệ thuật (nhất là mỹ thuật) và người thời nay đối với khoa học.
  • Văn hóa gia đình

    28/06/2009Phóng viên O2TV thực hiệnGia đình là một khái niệm động, gia đình không phải là những bữa ăn đầm ấm, gia đình không phải là những buổi picnic hấp dẫn đối với người xem. Nếu gia đình là một vở kịch để người khác xem cho đẹp mắt thì gia đình ấy chắc chắn không bền vững và không hữu ích.
  • Cuộc sống tươi đẹp

    29/05/2009Khi một ngày trôi qua không màu sắc, sự buồn chán làm cuộc sống của bạn trở nên vô vị. Bạn rơi vào trạng thái ủ rũ, không còn hứng thú đối với tất cả mọi việc. Hãy tìm cách tô điểm sắc màu cho cuộc sống thêm tươi vui.
  • Tiềm năng con người qua nhãn quang khoa học - khai mở tiềm năng bằng tri thức

    30/01/2008Hồ Văn Khánh"Tiềm năng" có nghĩa là năng lực tiềm tàng trong cuộc sống, những nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng có thể đã, đang và sẽ biểu hiện qua muôn hình vạn trạng của tạo vật trên mọi khía cạnh, sắc thái của vạn hữu tùy theo thiên chức nhân duyên hay sự điều tâm rèn luyện mãnh liệt...
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ