Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể
Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
Nền báo chí cũ đặt sự tín nhiệm hoàn toàn vào những chuyên gia, những nhà phân tích. Nó không thể thích nghi được với nền văn hóa báo chí của sự chia sẻ thông tin, của kết nối và của trí thông minh của cả tập thể với những kinh nghiệm họ trực tiếp đóng góp.
Lấy Wikipedia là một ví dụ. Trong bất kỳ trường hợp nào khi cần bất kỳ thông tin nào, thì học sinh đều nghĩ đến Wikipedia là trang web đầu tiên chúng có thể tìm thấy những kiến thức mà chúng cần. Và giờ đây, không chỉ có học sinh, mà ngay cả người lớn cũng coi Wikipedia là sự lựa chọn hàng đầu. Nội dung của trang web không hề được những nhà học giả viết nên, như là Encyclopedia Britannica mà là do những công dân đóng góp mà thành. Ngày nay, tri thức của một tập thể có khi còn nhiều hơn, có giá trị hơn là một học giả hay là sự tin cậy của họ đối với một tiêu đề, một địa chỉ nào đó. Có gần 45.000 người đang tự động đóng góp gần 3 triệu bài viết bằng tiếng Anh trên trang web này, mọi người đều biết rằng bất kỳ ai cũng có thể đóng góp, và họ đặt sự tin tưởng của họ vào sự thông tuệ của tập thể.
Thay đổi văn hóa báo chí
Những trang web truyền thông xã hội hiện nay không đóng vai trò báo chí, chỉ một vài lần nó làm nhiệm vụ là trang đầu tiên đưa tin về một tin tức nào đó (như đối với trường hợp vụ máy bay bị rơi xuống đất trên sông Hudson). Hầu hết thì những trang web này đều dựa vào những tổ chức truyền thông chính ngạch để tạo nên những giá trị cho riêng mình. Và những trang này không đem lại mối lợi nào. Chúng hoàn toàn không phải là mô hình mới cho báo chí. Nhưng chúng phục vụ cho văn hóa báo chí mới và giúp các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tin tức biết cách thay đổi như thế nào để có thể phù hợp với kỷ nguyên mới và có thể tạo ra được giá trị cho riêng mình.
Tất nhiên, các tờ báo đang lao vào các mạng xã hội, gắn thêm các đường truy cập vào mạng xã hội, và tạo các nguồn trên Twitter một cách nhiệt tình. Nhưng việc này lại sai mục đích. Bạn có thể nghe thấy ai đó hét lên trong phòng biên tập/ tin tức rằng: "Chúng ta cần xuất hiện trên Facebook, chúng ta cần Twitter" như một nỗ lực "sục sôi" để thu hút công chúng và tăng lượng truy cập ra vào trên trang web của họ.
Truyền thông chính thống nhìn nhận truyền thông xã hội như là một công cụ để có thể giúp thông tin, tin tức của họ có thể được nhiều người biết đến hơn, và có thể giúp họ quảng bá được trang web của mình. Chỉ những nhà báo thông thái nhất mới đang sử dụng mạng lưới truyền thông xã hội làm công cụ để truyền tải những giá trị đích thực họ cung cấp cho văn hóa báo chí ngày nay – Họ sử dụng chúng như là một cách thức để có thể thiết lập những mối quan hệ và lắng nghe ý kiến của những người khác. Thời lượng mà các tờ báo lớn cũng như những nhà báo "thông minh" dành cho việc lắng nghe những cư dân trên mạng Twitter cũng nhiều như thời gian họ dành để viết Tweet vậy.
Hầu hết những cuộc thảo luận về “tương lai của báo chí” trong những ngày này đều tập trung vào việc tìm ra một mô hình kinh doanh mới có thể hỗ trợ ngành báo trong kỷ nguyên Internet hiện nay. Nhưng đó chỉ là khởi đầu. Sẽ chẳng có một mô hình nhiệm màu nào có thể cứu được chúng ta, giả dụ như chúng ta có thể tìm ra nó. Báo chí sẽ thể chẳng có một mô hình kinh doanh trừ khi công chúng cần tới công việc của chúng ta để làm phong phú thêm cuộc sống của họ và các giá trị (chúng ta mang lại) đủ để thu hút họ.
Chúng ta phải chủ động tạo ra một mô hình kinh doanh mới và mô hình này phải đủ thông minh để có thể quảng bá cho công việc của chúng ta. Thực tế là độc giả chỉ trả tiền cho những gì họ nhận thấy rõ được rằng nó có giá trị với họ. Mọi kế hoạch kinh doanh hữu dụng đều phải chỉ ra được nó sẽ tạo ra các giá trị cho khách hàng bằng cách nào.
Vấn đề bộ phận truyền thông chính thống hiện nay đang đối mặt không phải là bộ phận này đã đánh mất đi mô hình kinh doanh của mình, mà là các giá trị của chúng ta. Chúng ta không còn quan trọng đối với đời sống của các công chúng như trước kia. Truyền thông xã hội là con đường giúp chúng ta kết nối lại với độc giả của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng chúng để lắng nghe, thì chúng ta sẽ học được cách làm thế nào để mang những giá trị vào nền văn hóa báo chí mới.
Báo chí mới phải là nền báo chí của sự cộng tác. Chỉ có sự kết hợp giữa sự tin cậy và sự kết nối mới tạo ra được một mô hình kinh doanh mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015