Giá trị tài chánh của Biển Đông
Theo sự méo mó nghề nghiệp của tôi, bất cứ điều gì cần phải tranh đấu, đều phải đáng đồng tiền bát gạo. Ngay cả chuyện tình cảm. Nếu một cô gái hay một chàng trai đã nhất quyết không yêu mình, thì giải pháp tốt nhất là bỏ đi, tìm chỗ kín đáo mà ngồi khóc. Van xin thì quá yếu hèn thảm hại mà kết quả sau cùng vẫn là con số không. Có dùng quyền lực hay thủ đoạn nào đó để mà thâu tóm thì cũng không gì để vui hưởng, vì đó chỉ là một hình thức hiếp dâm hay lừa gạt hợp pháp. Nhưng quan trọng nhất trong khi quyết định về một cuộc tranh chấp là chúng ta phải thẩm định xem “giá trị thực” của vật thể hay lợi ích là thế nào.
Và tuyệt đối đừng để tình cảm xen vào việc đánh giá. Đừng lẫn lộn giữa “mirror and smoke” (gương và khói).
Gần đây, những diễn biến về Biển Đông gây nhiều tranh cãi trên thế giới và lôi kéo vào cuộc tranh chấp những quyền lực lớn như Mỹ, Nhật, Úc… Trong khi đó, những bài viết hay bình luận trên nhiều mạng lề phải hay lề trái thường xoay tròn trong tình yêu nước (Việt và Trung), pháp lý (công hàm hay thoả thuận?, kiện hay cười trừ?), quân sự (số tàu chiến, máy bay, ngư dân, tốt thí…), ngoại giao (xúi biểu tình tại hải ngoại, kêu gọi Thượng Hạ Viện Mỹ ra quyết nghị cảnh báo…) và chính trị (PR, diễn văn, lý giải lịch sử tốt vàng gì đó)…
Câu hỏi chính của tôi lại là ,”Tại sao Trung Quốc Muốn Kiểm Soát Biển Đông?”
Giá trị thực sự về tài chánh của Biển Đông là gì?
Tôi tình cờ lướt Net và tìm một vài nét chính yếu khi đi tìm 2 câu trả lời trên từ các graphics của Bloomberg và xác định bởi US Energy Information Administration. Tuy nhiên, tôi đang chịu sự chập chờn của mạng khi nằm dài trên bờ cát dài ở một nơi vắng vẻ và vợ con đang mắng là đi nghỉ mát mà còn lo nghiên khảo các “của nợ” này. Do đó, tôi hy vọng là các đọc giả và học giả sẽ bổ sung những khiếm khuyết về các con số dưới đây để chúng ta có một góc nhìn chính xác hơn.
(Với tôi, dù trích dẫn nguồn từ Bloomberg hay chánh phủ Mỹ, nhưng những số liệu này mang nhiều tính chất phỏng đoán. Việc nắn bóp thống kê để phục vụ cho thâm ý chính trị hay kinh tế rất phổ thông.)
Theo Bloomberg, đây là cốt lõi của vấn đề Biển Đông:
- Dưới thềm biển, có khoảng 190 ngàn tỷ foot khối (cubic foot) khí đốt. Con số này sẽ thoả mãn nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc trong một thế kỷ. Hiện nay, giá khí đốt khoảng $2.5 mỗi ngàn cubic feet, thị giá tổng cộng của số lượng trên là 475 tỷ US đô la.
- Ngoài khí đốt, tiềm năng của Biển Đông còn nằm trong số 11 tỷ thùng dầu (barrels) dự trữ, đủ để cung cấp nhu cầu về dầu hoả của Trung Quốc trong 5 năm. Thị giá của dự trữ tính theo $100 mỗi thùng là 1,100 tỷ US đô la.
- Lưu lượng hàng hoá vận chuyển qua Biển Đông lên đến 5.3 ngàn tỷ US đô la mỗi năm. Lực lượng nắm giữ quyền kiểm soát có thể thu tô hay tạo những khủng hoảng chiến lược trị giá vô kể cho quyền lực kinh tế. Nếu dùng con số 1 phần ngàn của tổng số, tô thu về có thể đạt 5.3 tỷ mỗi năm. Trung bình 100 năm là 530 tỷ US đô la.
- Số lượng hải sản đánh bắt từ Biển Đông có thể lên đến 10% lượng cung của toàn thế giới. Hiện nay, 10% tương đương với 6 tỷ hay 600 tỷ cho 100 năm.
- Nếu chỉ tính nhẩm giá trị của 4 tài nguyên kể trên, tôi có con số tổng cộng là 2 ngàn 705 tỷ US đô la hay tổng số GDP của Việt Nam ước tính cho 14 năm tới.
Như tôi đã thưa, đây là con số để khởi đầu một phân tích sâu rộng hơn. Trong kinh nghiệm làm ăn của tôi, những cái lăng nhăng viển vông chỉ là những thủ thuật ma quái của các người cầm quyền hay chính trị gia hay doanh gia để “định hướng” dư luận và khách hàng. Cứ đi tìm giá trị thực và tìm giải pháp nghiêm túc dựa trên con số này. Mọi chuyện khác chỉ là bánh vẽ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn