Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!
Bài viết về Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy rất quan tâm. Ông cho biết, vừa qua ông đã sưu tầm được thêm một tư liệu rất thú vị:
“Đó là một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1953. Bài báo năm đó viết rõ ràng là Quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hay quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) là thuộc lãnh thổ Nhật Bản. Có thể hiểu, vì muốn lôi kéo Nhật Bản chống Mỹ nên Trung Quốc đã viết như vậy. Nhưng bây giờ, vì lợi ích của mình, Trung Quốc đã tuyên bố đảo Senkaku (hay đảo Điều Ngư) thuộc lãnh thổ của họ. Tôi sẽ công bố toàn văn bài báo vào một thời điểm thích hợp”.
Nhà nghiên cứu nghiêm tục nói: “Theo một nguồn tư liệu mà tôi biết, đã có một lần cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng giải thích như sau: ‘Ngay từ lúc đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thấy trước, nhiều khả năng Mỹ sẽ mang quân ra miền Bắc. Nói như vậy để ngăn chặn Mỹ không dùng đường biển tấn công miền Bắc Việt Nam".
Như thế là, Việt Nam đã làm như cách trước đó Trung Quốc đã làm với quần đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku). Nhưng khác với Trung Quốc, hành động của Việt Nam dựa trên cơ sở tin tưởng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN anh em. Thời đó, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc tiếp quản đảo Bạch Long Vĩ năm 1954 và Trung Quốc đã trao trả đúng hạn năm 1956. Ngoài ra, nên nhớ rằng, trong những năm tháng đẹp đẽ ấy, Trung Quốc còn rất nhiệt tình giúp miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế sau năm 1954, đón nhận nhiều học sinh Việt Nam sang Trung Quốc học tập… Không phải tự nhiên mà câu thơ: “Bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình anh em” đã ra đời vào thời điểm này.
“Hôm nay, tôi chỉ muốn nói thêm về bối cảnh lịch sử như thế để người dân trong nước, ngoài nước và thế giới hiểu hơn” – ông Dương Danh Dy nói.
Tri thức Việt kiều chưa khai thác hết? Tại truyền thông Việt Nam chưa đưa đủ thông tin!
Ông và chúng tôi đều nhắc đến nhiều ý kiến góp ý , tranh luận gần đây của trí thức trong và ngoài nước về câu chuyện biển Đông...Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam chưa tận dụng hết tri thức Việt kiều. Quan điểm của ông như thế nào?
Sự ít nói của truyền thông cũng là một trong những lý do khiến chúng ta chưa tận dụng hết mỏ vàng tri thức Việt kiều và chưa làm cho bà con thấy hết vấn đề.
Thứ nhất, những người Việt ở nước ngoài gồm những người định cư từ lâu đời, những người sang sống ở nước ngoài từ sau năm 1975. Họ thiếu thông tin, không thấy được sự thay đổi của đất nước, đặc biệt từ sau đổi mới năm 1986. Nhiều người ở nước ngoài vẫn nhìn chính thể bằng cái nhìn chưa thỏa đáng. Tôi có họ hàng và quen biết một số nhân sĩ trí thức người Mỹ gốc Việt nên đã cảm thấy điều đó.
Thứ hai, cũng do thiếu thông tin nên một số bà con nhìn cách Việt Nam ứng xử với Trung Quốc chưa cập nhật. Họ không thấy hết những khó khăn khi sống cạnh một anh hàng xóm vừa mạnh, vừa giàu, vừa ác ý, xấu tính mà không thể chuyển nhà đi đâu được”.
Theo ông, làm thế nào để cải thiện điều này?
Tuyệt đại đa số người Việt Nam yêu nước. Đây là thời điểm chúng ta có thể gặp nhau.
Trước năm 1975, có hai chính quyền, hai chính thể. 36 năm là thời gian đủ để xòa nhòa nhiều chuyện. Giờ nước Việt Nam thống nhất là của chung, của mọi người Việt Nam. Thế hệ Việt kiều trẻ đang thay thế dần thế hệ cũ, họ hiểu biết rộng mở hơn, có tình cảm và hướng về quê hương. Chúng ta càng cần phải thông tin cho họ hiểu.
Cần phải tìm hiểu lẫn nhau, người ngoài nước tìm hiểu trong nước, truyền thông trong nước phải để người bên ngoài thấy sự tiến bộ, những thành tựu to lớn ở trong nước. Hai bên gặp nhau ở tình yêu nước, mong muốn đất nước giàu mạnh lên, chống được áp lực ngoại bang.
Nhìn chung, chủ trương của Đảng, Nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài là tốt. Chỉ cần có sự vận dụng bằng phương pháp thuyết phục, sẽ tập hợp được lực lượng, tận dụng được sức mạnh, đặc biệt là tri thức khoa học, kỹ thuật và vốn đầu tư của kiều bào.
Nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc nói sai về Việt Nam
Mới đây, cựu Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm có nhắc tới chuyện truyền thông Trung Quốc thông tin không đúng cho nhân dân Trung Quốc về đường 9 đoạn, coi đó là chủ quyền của Trung Quốc. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Mới đây, một cán bộ ngoại giao đã về hưu đến bảo: “Tôi chịu anh. Anh đọc những bài báo, bài viết trên các trang báo, trạng mạng Trung Quốc thấy họ nói không đúng về ta như vậy mà anh chịu được. Thần kinh vững đấy!”.
Tôi đã trả lời, cái nghiệp này phải tỉnh táo. Phải phân tích tại sao họ viết sai về mình như vậy? Khách quan mà nói, mấy tờ Nhân dân Nhật Báo, Quân Giải Phóng, Thanh Niên Trung Quốc, những tờ báo chính thống của Trung Quốc gần đây hầu như không có bài viết nào nói không đúng về Việt Nam. Nhưng tờ Hoàn Cầu Thời báo, các mạng chính thức khác của Trung Quốc mấy chục năm nay đã nói sai, nói xấu Việt Nam rất nhiều. Một số sách lịch sử, bách khoa thư, sáng tác văn học… cũng như vậy. Ví dụ, họ đổ hết lỗi cho Việt Nam về năm 1979, cho là Việt Nam đang chiếm đóng đóng quần đảo Trường Sa của họ.
Khá đông người Trung Quốc đang bị truyền thông nước họ "đánh lừa" trong khi truyền thông Việt Nam một thời gian dài hầu như im lặng.
Lại một lần nữa phải hỏi, chúng ta nên làm thế nào, thưa ông?
Phải nói rõ sự thật với những người Trung Quốc đang hiểu sai Việt Nam, đặc biệt, phải giúp các bạn thanh niên, học sinh Trung Quốc tỉnh ngộ. Việt Nam nên có những trang mạng bằng tiếng Trung Quốc, tăng thêm giờ phát thanh tiếng Trung, nói cho người Trung Quốc biết về Hoàng Sa, Trường Sa và những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo này, làm cho họ hiểu đâu là chủ quyền của họ, đâu là chủ quyền của ta và Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích chính đáng của dân tộc Việt Nam.
Quan trọng là, cần phải công khai rõ thông tin cho người dân trong nước, ngoài nước, người Trung Quốc và thế giới hiểu Việt Nam.
Nguồn:Bee.net.vn
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý