Vấn đề trên biển Đông

09:04 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Bảy, 2011
Thơ Đỗ Phủ có câu:
Vũ hoàng khai biên ý vị dĩ” (Hoàng đế nhà Hán (Hán Vũ đế) mở rộng biên giới ý chưa thôi) có ý phê phán các hoàng đế Trung Hoa xâm lấn các nước chung quanh. Từ thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… nước Việt ta đều là đối tượng của các cuộc chiến tranh “khai biên”, xâm lược của họ. Lòng tham của các hoàng đế Trung hoa là vô hạn. Nhân dân ta vô cùng yêu hòa bình, hòa hiếu, bao giờ cũng muốn chung sống hòa bình với Trung Hoa, với các quốc gia khác. Nhưng ỷ mạnh hiếp yếu, nước lớn nuốt nước nhỏ, nhiều quốc gia đã áp đặt cho Việt Nam ta những ý đồ đen tối.

Trung Hoa ngày nay là nước giương ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, là nước lớn có trách nhiệm toàn cầu (là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an). Lý tưởng XHCN, trách nhiệm toàn cầu, không cho phép họ làm những điều có thể ảnh hưởng đến uy tín nước mình. Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo bao đời do Việt Nam chiếm lĩnh hợp pháp, hòa bình và khai thác liên tục, có chủ quyền liên tục và hợp pháp, từ hội nghị Cairo 1943, hội nghị San Francisco 1951, đại đa số các nước đều thừa nhận. Trung Hoa, bất chấp lý lẽ, bất chấp chân lý lịch sử, tự vẽ bản đồ (“chiến tranh bản đồ”) gộp 2 quần đảo ấy vào lãnh thổ của mình. Họ tuyên truyền cho nhân dân họ hiểu lầm là Việt Nam lấn chiếm của họ, làm cho một số người tưởng thật, phẫn khích vì chủ nghĩa dân tộc. Rồi tăng cường lực lượng, ngoài miệng nói ổn định, hòa bình; bên trong ngầm đe dọa và thực sự đã hành động để đe dọa. “Binh bất yếm trá” (việc quân sự cho phép tha hồ dối trá) là phương châm quân sự của Trung Hoa cổ xưa. Sự kiện ngày 26/5/2011 tàu hải giám Trung Quốc trắng trợn vào sâu trong hải phận Việt Nam để cắt cáp tàu thăm dò dẫu khí Việt Nam, và ngày 9/6/2011 cho tàu cá, tàu vũ trang gây hấn, khiêu khích tàu thăm dò địa chấn Việt Nam cũng ngay trong vùng biển Việt Nam; cho thấy âm mưu có tính toán của họ, từng bước áp đặt, thực hiện mưu tính “đường lưỡi bò của họ, mưu tính nuốt trọn gần hết biển Đông! Đó là một mưu toan trắng trợn bất chấp tất cả Công ước về Luật biển 1982, về cam kết hành xử trên biển Đông mà họ đã ký với ASEAN 2002, và nhất là bất chấp đạo lý, sự thật. Một nước lớn, một nước xã hội chủ nghĩa, một nước có nền văn minh lâu đời tuyên bố lấy nhân nghĩa, tín nghĩa làm trọng, lẽ nào vì lợi ích mà có thể hành xử “bỏ nghĩa theo lợi” như thế sao? Đã đành là Trung Quốc nước lớn người đông, phát triển nóng, đang thiếu dầu mỏ, năng lượng (ước tính thiếu 40% dự trữ); nhưng lẽ nào lại theo phương châ, của Ngô Khời đời Chiến Quốc: “Tôi đường xa trời chiều, dầu có gặp việc bất nghĩa cũng cứ làm”, sao?

Nhân dân Việt Nam hết sức kiên trì gìn giữ tình hữu nghị giữa hai nước, hết sức kiên nhẫn tránh xung đột quân sự (điều không lợi cho ai cả, kể cả với Trung Quốc). Nhân dân Việt Nam hết sức hy vọng Trung Quốc hành xử như câu thơ của Đỗ Phủ mà Chủ tịch Giang Trạch Dân đã trích dẫn khi nói về quan hệ Trung – Việt: “Khi trèo lên đỉnh núi cao nhất, nhìn xuống thấy các núi đều nhỏ xíu” (Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu). Tức là có cái nhìn chiến lược, vì đại dài lâu. Nhân dân Việt nam hy vọng nhân dân Trung Quốc trước sau sẽ hiểu ra sự thật, như sự thật cuộc chiến Trung Quốc đánh Việt Nam 1979. Nhân dân Việt Nam, như lời tuyên bố rõ ràng, thiện chí và đanh thép của các nhà lãnh đạo của mình mới đây, hết lòng phấn đấu vì hòa bình, hợp tác giữa hai nươc, cố gắng tiến tới mộtBộ quy tắc ứng xử trên Biển Đônggiữa ASEAN và Trung Quốc… Nhưng, nhân dân ta bằng sức mạnh tổng hợp của mình, bằng ý chí gang thép bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc mình, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Độc Lập, Tự Do của mình.

Mong các đại nhân Trung Hoa hiểu cho ý ấy, cân nhắc lợi và hại, lợi và nghĩa, trước mắt và lâu dài, chiến lược và sách lược, làm sao cho chu toàn được tình hữu nghị láng giềng, tức cũng là chu toàn cho lợi ích đại cục hai nước. Nếu để xảy ra xung đột, hai bên đều bị thiệt, ngọc đá đều sứt mẻ, chỉ có kẻ đứng ngoài là có lợi. Nếu nghĩ rằng mình lớn. mình mạnh, muốn làm gì thì làm, thì mạnh đến như Thành Cát Tư Hãn, tung vó ngựa xâm lược cả Á Âu, rồi cũng lụi tàn và hóa thành tro bụi, mà ngàn năm sau còn để tiếng tham tàn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

    09/09/2014TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • “Sự kiên định của chúng ta chính là cứu một tương lai tiêu cực của Trung Quốc”

    29/06/2011Nguyễn Phan KhiêmTrong lúc cả nước hướng về Biển Đông bao la của Tổ quốc, cùng nhau đóng góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ chủ quyền dân tộc, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt xung quanh vấn đề nóng bỏng này…
  • Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

    28/06/2011Hạnh NguyênTiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011...
  • Họa đấy mà phúc đấy!

    23/06/2011Hòa BìnhCái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi...
  • xem toàn bộ