Biển Đông: cơ hội để nhìn lại
Mấy ngày nay, cả nước sôi sục vì sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hạ đặt tại khu vực biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...
Đây là một sự kiện đáng lo ngại. Nhưng nếu trầm tĩnh nhìn lại, thì đây lại chính là cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản thân mình, và nhìn lại mối quan hệ Việt - Trung vốn đang thiên lệch và đầy rẫy phức tạp.
Sự phức tạp này không phải chỉ ngày nay mới xuất hiện, mà kéo dài trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Định mệnh đã đặt Việt Nam nằm cạnh một nước Trung Quốc khổng lồ, không chỉ về quy mô dân số và địa lý, mà còn là sức nặng văn hóa. Vì thế, định mệnh cũng đặt ra cho Việt Nam nỗi ám ảnh thường trực.
Nỗi ám ảnh đó không gì khác ngoài mối quan hệ Việt-Trung này. Sự hưng vong của quốc gia cũng không đến từ đâu khác, mà từ mối quan hệ Việt - Trung này mà ra.
Thực tế cho thấy, mối quan hệ này là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc ổn định và phát triển đất nước, dù ở bất cứ thời kỳ nào. Chỉ cần một sơ suất, đất nước sẽ phải trả giá. Chỉ cần một chút mơ hồ, sự tồn vong của dân tộc sẽ bị đe dọa.
Vì thế, mối quan hệ này đã là trung tâm của mọi hoạt động đối ngoại và an ninh của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
Việt Nam hiện tại cũng không ngoại lệ. Trong suốt mấy chục năm qua, những chuyển động của hai nước, cả chủ ý lẫn vô ý, đã tạo nên một sợi dây liên kết chặt chẽ, khi thì vô hình, khi thì hữu hình, giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến mức chỉ cần nhìn xem Trung Quốc làm gì, thì sẽ đoán ra Việt Nam sẽ bước đi thế nào ở bước kế tiếp.
Sự liên kết này hình thành và duy trì, không chỉ vì sự tương đồng trong văn hóa, trong ý thức hệ, mà còn vì một kế hoạch tinh vi của người hàng xóm khổng lồ phía Bắc.
Tuy là liên kết khắng khít, nhưng thành thực mà nói, sự khắng khít này mang lại khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Từng được ca ngợi như môi với răng, nhưng răng đã thường xuyên cắn môi phải bật máu.
Đây là một cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản chất của người hàng xóm phương Bắc, để từ đó tỉnh ngộ mà có những điều chỉnh thích hợp. |
Vì sao như vậy?
Vì trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có một sự bất đối xứng nghiêm trọng trong quan hệ hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc luôn muốn kiểm soát Việt Nam, hoặc ít nhất cũng đưa Việt Nam vào vòng ảnh hưởng.
Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự ảnh hưởng này đã không còn chỉ giới hạn trong văn hóa và ý thức hệ như truyền thống, mà đã hiển hiện ở mọi ngõ ngách của đời sống.
Đi bất cứ nơi nào của đất nước, chỉ cần ngó quanh là đã thấy hàng hóa Trung Quốc bày bán hoặc đang sử dụng.
Nhìn trước nhìn sau, nhìn lên người mình, cũng lại dễ thấy một món đồ xuất xứ từ Trung Quốc đang trên cơ thể mình và đồng loại.
Hệ quả tất yếu là Việt Nam đã từng bước trở thành thị trường tiêu thụ, cũng như bãi rác công nghệ, của Trung Quốc.
Nhiều đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã được lập ra trên đất Việt Nam, lại ở toàn nơi trọng yếu về an ninh quốc gia, và được bảo vệ nghiêm ngặt đến mức chính người Việt Nam muốn vào cũng phải xin phép.
Thống kê cho thấy, có đến 90% các công trình tổng thầu ở Việt Nam là rơi vào tay người Trung Quốc.
Đó là những bề nổi về kinh tế, có thể cân đo đong đếm được. Nhưng các ảnh hưởng về chính trị và văn hóa thì không có cách nào tả xiết.
Những bộ phim Trung Quốc được phát sóng triền miên trên các kênh truyền hình quốc gia. Những bài hát Trung Quốc được hát thường xuyên trên sân khấu và đài phát thanh.
Còn Việt Nam thì sao? Việt Nam luôn thiệt đơn thiệt kép trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Những vết thương mà Trung Quốc mang lại cho Việt Nam đến nay vẫn còn rỉ máu.
Các chính sách đối nội đối ngoại của Việt Nam nếu muốn thực hiện cũng phải nhìn trước ngó sau, xem người hàng xóm phương Bắc phản ứng ra sao rồi mới có thể đi thêm bước nữa.
Ai có chút lưu tâm đều biết rằng chữ “việt” có nghĩa là “vượt”. Vậy Việt Nam có nghĩa là gì, nếu không phải là tiến về phương Nam để vượt khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc.
Đừng lãng quên thông điệp này mà hãy quên đi những lời đường mật. Nào là chữ vàng, nào là bạn tốt. Nhưng chỉ sau một đêm, những lời này bỗng trở thành chót lưỡi đầu môi.
Vậy nên, trước sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được neo hạ ngay trước cửa nhà, với máy bay tàu bò hùng hậu yểm trợ, thì đây là một cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản chất của người hàng xóm phương Bắc, để từ đó tỉnh ngộ mà có những điều chỉnh thích hợp, trước để cứu mình, sau để tìm đường sống cho con cháu muôn đời.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn