Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

05:13 CH @ Thứ Năm - 02 Tháng Bảy, 2015

Như nhiều ý kiến gần đây đã thống nhất, Đông Kinh Nghĩa Thục chính là một bộ phận của phong trào Duy Tân ở nước ta đầu thế kỷ 20, có thể là bộ phận tuy ngắn ngủi nhưng thật đặc sắc, tập trung, một ánh chớp chói lọi của phong trào đó. Không thể và không nên tách nó ra khỏi phong trào Duy Tân rộng lớn thời ấy. Và như chúng ta đều biết, phong trào Duy Tân đã nảy sinh trong hai điều kiện đặc biệt: một là, khi con đường cứu nước bằng các cuộc khởi nghĩa Cần Vương vũ trang tuy rất anh hùng đều đã thất bại đau đớn, có một sự bế tắc và khủng hoảng cháy bỏng về đường lối cứu nước; hai là, trước thách thức của chủ nghĩa tư bản châu Âu đổ xô đi tìm thị trường ở phương Đông, tạo nên tình thế có thể gọi là "cuộc toàn cầu hoá lần thứ nhất", một trào lưu duy tân đã rộ lên ở các nước châu Á, đặc biệt ở hai nước gần gũi với ta về nhiều mặt là Trung Quốc và Nhật Bản. Chính khi suy nghĩ về những điều kiện đó của phong trào Duy Tân Việt Nam, có lẽ cần thử đặt câu hỏivì sao trong các nước duy tân, chỉ duy nhất có Nhật Bản thành công, trở thành quốc gia hiện đại và phát triển, thành cường quốc cho đến ngày nay; trong khi duy tân ở Việt Nam và Trung Quốc, dẫu chẳng kém anh hùng và lẫm liệt đã thất bại, và thất bại ấy gần như là tất yếu? Câu hỏi đó, đương nhiên, hoàn toàn có ý nghĩa cập nhật.

Gần đây có một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy gẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay. Đó là cuốn sách Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học của nhà nghiên cứu Nhật Bản Tadao Umesao, được viết từ những năm 60 thế kỷ trước, nhưng đến gần đây mới được dịch và in ở ta. Umesao đưa ra một cách nhìn thế giới hoàn toàn khác với truyền thống. Theo ông các khái niệm vốn quen thuộc như phương Đông và phương Tây, châu âu và châu Á thật ra hầu như chẳng có ý nghĩa thực sự nào. Chẳng hạn nước Nga là châu Âu hay châu Á (gần đây chúng ta được đọc một bài nổi tiếng của nhà văn hóa Nga rất lớn Likhachev kiên quyết khẳng định nước Nga là châu Âu), và cũng chẳng hạn giữa Afganistan với Việt Nam đều được coi là hai nước châu Á thì có chút gì giống nhau? v.v . . . Umesao hình dung bản đồ thế giới như một hình ô van dài, chia làm hai khu vực mà ông gọi là vùng 1 và vùng 2. Vùng 1 là hai cực ở hai đầu gồm có Tây Âu và Nhật Bản; vùng 2 là khúc chữ nhật dài ở giữa gồm bốn đế chế lớn: Trung Hoa, Nga, Ấn Độ, thế giới Hồi giáo và Đông Âu. Sự khác nhau quan trọng giữa vùng 1 và vùng 2, là các xã hội ở vùng 2 “đã không trải qua giai đoạn phong kiến” và do đó “đã không phát triển được giai cấp tư sản có ảnh hưởng”. Umesao cũng viết: “Một khác biệt có thể là các cá nhân trong một xã hội đã trải qua chế độ phong kiến, nói chung, có cảm nhận tương đối rõ về cái tôi. Trái lại, các cá nhân trong một xã hội chưa trải qua chế độ phong kiến có khuynh hướng tập thể nhiều hơn”. Và như vậy, khi va chạm với chủ nghĩa tư bản đến tư phương Tây, “vào thời điểm Nhật Bản nhập khẩu các yếu tố văn minh nước ngoài, mà chủ yếu từ Tây Âu, nó đã có đủ nguồn nhân lực để triển khai chúng. Nhật Bản có giới tư sản hùng hậu, được thúc đẩy lớn mạnh trong thời kỳ phong kiến và được giải phóng nhờ cách mạng. Người Nhật vừa phát triển xong một xã hội công dân hiện đại khi công nghiệp nước ngoài được du nhập”. Do đó, tuy cùng gọi là duy tân, tuy Đông Kinh Nghĩa Thục là noi theo gương Khánh Ứng Nghĩa Thục của Nhật Bản, nhưng duy tân ở ta và ở Nhật có sự khác nhau rất căn bản: chúng ta chỉ có tư tưởng, dù rất cố gắng theo cái mới, nhưng hoàn toàn không có cơ sở xã hội cho một công cuộc hiện đại hoá thành công. Ngay từ năm 1934, trong một bài báo sớm một cách khác thường, Phan Khôi đã khẳng định “trong lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến” (và ngay cả Trung Quốc, từ nhà Tần về sau cũng không có chế độ phong kiến, chỉ cai trị đất nước theo lối chia thành quận huyện). Không trải qua chế độ phong kiến, thì không thể nảy sinh và phát triển giai cấp tư sản lớn mạnh. Đó chính là cái thiếu cốt yếu khiến cho công cuộc duy tân của ta (và cả Trung Quốc) không thể thành công.

Phan Châu Trinh (1872-1926)

Ông là nhà cách mạng xã hội, có tư tưởng dân chủ đầu tiên, là nhà văn hóa, một nhân cách lớn.

Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.

Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo ngày hôm nay...

>>Xem trang Tác giả...

Nhìn từ giác độ đó, dường như những đầu óc sáng suốt nhất của phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, như Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh. . . đã manh nha thấy ra được ít nhiều điều này, thậm chí đã có ý thức chủ trương khắc phục, nhưng như chúng ta đã biết, thấy là một việc, là nhận thức và ý chí chủ quản, còn khách quan thì việc không trải qua chế độ phong kiến để từ đó nảy sinh được giai cấp tư sản hùng mạnh (như Nhật Bản đã có được) là cả một quá trình lịch sử lâu dài, không thể tạo nên bằng những cải cách dù rất sáng suốt, hết sức đáng trân trọng. . .

Trong một phân tích khác, Tadao Umesao còn chỉ ra rằng “trong các xã hội vùng 1, động lực thúc đẩy phát triển lịch sử xuất phát từ trong lòng cộng đồng: cái này được gọi là diễn thế “tự thân” (autogenic). Trái lại trong vùng 2, lịch sử thường bị thay đổi vì những lực lượng bên ngoài cộng đồng: điều này được biết đến như là diễn thế cưỡng bách (allogenic). Có thể cũng do vậy, ở các xã hội vùng 2, “cách mạng thường đưa đến sự trỗi dậy của nền độc tài chứ không phải trao quyền cho giới tư sản”, (khác với ở vùng 1, cách mạng đưa đến dân chủ). ông còn nói thêm, thật sâu sắc và thời sự: ở vùng 2 (hiện nay), “các chính phủ với những nhà lãnh đạo đầy quyền lực đã nhận lấy vai trò tương ứng với vai trò của giới tư sản ở vùng 1, là đẩy mạnh cách mạng và mưu cầu mức sống tốt hơn theo cách hữu hiệu nhất có thể. . . Nghe có vẻ như nghịch lý, nhưng ta có thể nói các chính quyền cộng sản và xã hội chủ nghĩa đang cố gắng giữ vai trò như của chủ nghĩa tư bản trong vùng 1. Dù thế nào đi chăng nữa, chắc chắn là mức sống ở các nước vùng 2 sẽ tăng lên…”

Như vậy, nhìn từ một góc độ nào đó, do những ý tưởng thật độc đáo của Umesao gợi lên, kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục năm nay, rất có thể đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ, dù ở mức tham khảo, thật đáng để nghiền ngẫm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người tạo nên vụ Big Bang 80 năm trước ở Sài Gòn

    27/03/2020Nguyên NgọcNgày 24/3 này, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và sau đó mấy hôm, ngày 4/4, kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã viết là "trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ"...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    11/08/2006Võ Minh TâmXã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Từ chỗ là quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

    23/01/2006Nguyễn NghịTuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • xem toàn bộ