Đồng dao cho người lớn

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
09:17 CH @ Chủ Nhật - 19 Tháng Giêng, 2014

Ai ơi… ngày xửa ngày xưa…

Trong kí ức hôm nay của những người đã từng có tuổi thơ ấu…thỉnh thoảng còn nhẹ nhàng đâu đó… Những câu đọc lên như Thơ, như hát…của chính mình ngày xửa ngày xưa…hiện lên trong kỉ niệm những hình ảnh thanh bình, thương yêu… của quê hương, cha mẹ, bạn bè thời bé dại…

Đồng dao không là một tác phẩm, không hề là một bài học, không biết ai là tác giả…nhưng nhẹ nhàng thấm đẫm những cảm xúc cuộc sống, để dần dà làm nên tinh thần của mỗi người chúng ta…rồi như cây như cối, trưởng thành qua ngày tháng vi vu với thiên nhiên, nhưng phát tán hương hoa cùng hạt giống của nó vào cuộc sống bình dị những tình cảm, tình yêu, nhiều khi rất mơ hồ…nhưng tạo nên những chuyển hóa nội tâm làm chúng ta mềm mại và hồn nhiên trở lại, để có thể lại rung lên trong sâu thẳm tâm hồn những nỗi niềm thương mến con người và khát vọng sống tươi đẹp…

Ngày trôi đi…Tháng trôi đi…Năm trôi đi…và mỗi người chúng ta vẫn đi trong cuộc đời… trưởng thành hơn…Và những bài Đồng Dao cứ thế kéo dài ra theo mỗi bước chân…nhưng có Thơ, có Nhạc điệu, khiến chúng ta tươi trẻ, lạc quan và khỏe khoắn tiếp tục lên đường của mình với cuộc đời đầy sống động và ý nghĩa…thanh thoát hơn là những gì ta mưu cầu…

Vì thế ai bảo người lớn không thể còn có những bài Đồng Dao của mình ? Tôi đã làm bài Đồng Dao này cho tôi, và vì là Đồng Dao, tôi muốn chia sẻ, cùng hát lên với các Bạn…


Vô vỉ vô vi
Đừng ai vô vọng
Thời gian nhanh chóng
Đi về nơi đâu
Ngó lại trước sau
Những gì mình có

Nhặt nhạnh đây đó
Tan thành khói mây
Đường rộng ngày dài
Nào lên đường tiếp

Con chim chiêm chiếp
Có nghĩ gì không
Đất trời mênh mông
Cành cây bé nhỏ

Có 1 con Thỏ
Chui từ bụi ra
Nó ngước nhìn ta
Như là muốn hỏi

Anh định làm chi
Nào ai biết gì
Cứ đi đi miết
Chẳng bao giờ hết
Nỗi niềm trên vai
Nhìn con sông dài
Chảy ra bờ biển
Con thuyền đậu bến
Rất thực đấy thôi
Ta đã mệt rồi
Ngồi đây một lát
Trời đầy gió mát
Ta hát một câu
Có một chút sầu
Tan ra cùng gió
Người kia cất vó
Được vài con tôm
Rồi đến mai hôm
Mang ra chợ bán
Chẳng lúc nào chán
Mà ngồi vô vi…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • Thị hiếu của tôi là tôi

    02/10/2017Bảo NinhHàng năm, theo thông lệ, cứ sắp tới mồng 1 tháng 6 và Trung Thu, các tờ báo và tạp chí cùng những nhà xuất bản có uy tín đối với lứa tuổi trẻ học trò lại phải sẵn sàng tinh thần để được nghe các bậc đạo đức lên lớp. Đều là những phàn nàn và chỉ trích lặp đi lặp lại, bình cũ rượu cũ...
  • Con người không chỉ cần sống

    16/11/2009Faulkner (Mỹ)Chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của con người mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ...
  • Ghi chép Mỹ học

    06/01/2009Hoàng Ngọc HiếnMỹ học là một môn học nghiên cứu sự sáng tạo và cảm thụ theo "quy luật cái đẹp" ( Kunzitxưn). "Quy luật cái đẹp" làm một khái niệm của Mác.
  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Thế giới đòi hỏi ta mở rộng tầm mắt

    19/08/2008Thế giới to lớn thật, dường như càng ngày càng to lớn hơn Cảm giác này mỗi ngày một khiến tôi ngạc nhiên. Mỗi khi lại gần bàn cầm bút lấy giấy ra, trong lòng tràn ngập nỗi lo, chân tay run rẩy như sợ ma quỉ. Văn học rút cuộc làm gì, rút cuộc thế nào là văn học?
  • Viết là giải đáp

    03/07/2008Ninh HạTôi viết như một cách để thoả mãn đam mê của mình. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra hàng ngày mà không có lời giải đáp. Tôi tìm thấy câu trả lời từ triết lý cuộc sống và muốn chia sẻ với mọi người, thế là tôi viết”. Đó là lời giải thích về chuyện viết lách của ông Tây Christophe Dallot, hiện đang sống tại Việt Nam
  • xem toàn bộ