Thế giới đòi hỏi ta mở rộng tầm mắt

09:33 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Tám, 2008

Thế giới to lớn thật, dường như càng ngày càng to lớn hơn Cảm giác này mỗi ngày một khiến tôi ngạc nhiên. Mỗi khi lại gần bàn cầm bút lấy giấy ra, trong lòng tràn ngập nỗi lo, chân tay run rẩy như sợ ma quỉ. Văn học rút cuộc làm gì, rút cuộc thế nào là văn học?

Đã hơn mười năm cầm bút, nhưng chưa bao giờ tôi lại tự hỏi mình như hôm nay, và chưa giải đáp được. Giữa lúc nửa đêm, ngồi một mình, lặng lẽ suy nghĩ, kiểm điểm lại bản thân, sự xấu hổ với tác phẩm của mình trước đây đang cắn rứt trái tim, thuốc lá cứ rít hết điếu này đến điếu khác, khói thuốc thở ra đằng mũi, con người thật giống như cái lò luyện đan, nung nấu khó chịu. Tôi thừa nhận mình nhỏ nhoi vô cùng, tôi phải lột xác, phá bỏ cái vỏ cứng vẫn "cảm giác tốt" bao năm nay mình cấu tạo cho mình. Thế giới đòi hỏi tôi phải mở to mắt, nhận thức lại, nhận thức lại mình trong nhận thức. Bao năm nay đọc tác phẩm của các bậc đại gia, quả thực tôi đã chịu khó nghiên cứu học tập kỹ nghệ của họ. Hiển nhiên, kỹ nghệ là nguyên nhân cơ bản để một nhà văn sở dĩ được công nhận là nhà văn, đáng tiếc là chỉ nghiên cứu học tập về kỹ nghệ, thì cuối cùng vẫn không hiểu biết được cái cốt lõi của tác phẩm lớn, bị cái bất tri trói buộc, mù tịt chẳng hiểu gì cả. Múa rìu trước mắt thợ, tôi mới ngốc nghếch làm sao, một tên ăn mày không hơn không kém, một thằng nhóc ăn xin đáng buồn đáng thương?

Trên văn đàn hiện nay đã có nhiều người tài ba thao lược. Tiếng "hoan hô văn học chín muồi" đã vang vang không ngớt bên tai. Tiêu chuẩn của "chín muồi" là gì? Mỗi người đang ra sức tìm giải đáp linh hồn của văn học, cái gốc của văn học. Trong đội ngũ trùng trùng của văn đàn, tôi luôn mong chen một chân vào, cũng luôn hy vọng ngẩng đầu nhìn lên phía trước, cái mà tôi nhìn thấy là lưng và vai của người ở phía trước. Tôi hiểu ra chỗ yếu đuối của mình là lồng ngực hẹp quá, không hít thở được không khí của thế giới rộng lớn, cặp mắt cũng nhỏ bé quá, hoàn toàn là trong ánh trăng. Các bậc đại gia xưa nay, chí khí hoài bão của họ rộng lớn, trong lồng ngực lớn của họ ăm ắp, tràn đầy một tình yêu rộng lớn, quan tâm tất cả bầu trời, sông núi, thiên đường, địa ngục, cho đến cái cây ngọn cỏ, chim bay thú chạy và con người quỉ quái dưới tình yêu thấm đẫm tràn trề đó. Tình yêu rộng lớn ấy khiến họ hòa đất trời và con người làm một, sống chết, vinh nhục, thích giận, buồn vui, ly sầu biệt hận...

Không có cái gì là không rõ ràng sáng tỏ, vấn vít trái tim, khiến họ đứng trên thế giới này, đã xây dựng được cho họ ý thức riêng biệt và hình thức riêng biệt. Họ có hệ thống của mình, cả một hệ thống về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, triết học và mỹ học. Mỗi người trong họ là một thế giới. Tôi nghèo nàn quá, nghèo nàn đến mức tự đại, vô trí đến mức không biết sợ. "Trước thư lập thuyết", sách đã nổi tiếng, mà thuyết thì chưa vững. Tôi phải thành thực bắt đầu từ đầu, dốc sức phấn đấu (câu nói "bắt đầu từ đầu” , này tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng xót xa ân hận). Nghệ thuật rộng lớn bao giờ mới gần gũi với tôi? Bao giờ tôi mới lột được cái vỏ cứng của thột thằng bé nhỏ nhoi? Hỡi thượng đế của tôi ?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Thuyền con trước biển lớn

    12/02/2007Phạm Thị Thu ThủyNăm 2007 được ch đisẽ là nămbảnlề mở ra mộtthi kỳ mới v nhc Việt: thời kỳcủanhững cơ hộiHội nhậpvào nềnâm nhạc chung của khu vựcvà thếgiới.Trái ngược với những dự báo khá uám trướcsức bành trướng của phongtrào ca nhạc Hội nghịkhách hàng,ca nhc event cũng như sự xuất hiện củadòng cakhúcgâysc- ca từ huch toẹt, nhữngscsống miđã trỗi dậy mãnhliệt bt ngờ.
  • Vật lý và nghệ thuật

    22/07/2006Nguyễn Bỉnh QuânVới tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng...
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • Chiêm nghiệm thời gian

    07/01/2006Phạm Xuân NguyênVấn đề thời gian vẫn là mối quan tâm hàng đầu của văn học. Một mặt, văn học hiện đại luôn tìm kiếm những cách tân và thực nghiệm liên tục. Có thể nói, thay đổi là hơi thở sống của nó. Mặt khác, văn học lại phê phán và tránh xa quan niệm coi thời gian như là sự "tiến bộ cơ học". Đấy có lẽ là một trong những nghịch lý chính...
  • xem toàn bộ