Dòng chảy đục trong
Ðứa cháu hồi hộp tìm cách canh giữ ổ trứng của cặp cà cưỡng bông - giống chim xinh đẹp dễ thương lúc nào cũng rộn rã, vô tư. Thằng bé tìm mọi cách để ngăn chặn bầy tu hú - lũ chim kêu đằng tây nhưng xuất hiện đằng đông, đang rình rập để tráo trứng của nó vào tổ chim cà cưỡng. Còn người ông, gần suốt cả đời “bó tay” trước bao trò lọc lừa độc ác của lũ tu hú, còn xót xa hơn và đau đớn hơn vì nỗi bất lực của chính mình, và vì thương cháu, thương lũ chim cà cưỡng khờ khạo đã dốc mồ hôi, sức lực nuôi con của kẻ đã giết con mình.
Mang dáng vẻ thâm trầm dung dị, Gà ống tre không chỉ miêu tả một cách sống, một lối sống mà còn mổ xẻ cái thói quen của bản năng, thói quen của sự lệ thuộc và sự khước từ mọi dịch chuyển, đổi mới.
Truyện Cùng một chuyến xe lại kể về tâm trạng hụt hẫng của những con người tử tế trong cùng một chuyến xe vận chuyển văn hóa phẩm đến một vùng xa cho ngành giáo dục. Thông điệp gửi gắm của câu chuyện thật sáng rõ, khi người đàn ông ôm chặt đứa bé vào lòng và truyền vào trái tim trong sáng ấy dòng suy nghĩ: “Con ơi, cu Nghinh ơi, thế giới này đầy rẫy những người như bác Bảy của cháu, những kẻ cơ hội, những người dùng quá khứ hào hùng của người khác làm phương tiện đi lên.
Trên dòng chảy của cuộc đời này lều bều đầy loại rơm rác đó... Cháu ơi, lịch sử một dân tộc cũng như dòng nước chảy, lúc lờ đờ, lúc sục sôi nhưng bản chất của nước là cùng với thời gian sẽ tự làm sạch mình...”. Lời của nhân vật cũng là lời tâm huyết của một người cầm bút đau đáu với đời.
Ra mắt tập truyện ngắn đầu tay ở độ tuổi đã lên lão, tác giả Nguyễn Quang Tuyến cho độc giả thấy văn chương không chỉ là nỗi đam mê dai dẳng của ông mà còn là nơi giãi bày những suy ngẫm về mình, về người, về dòng chảy đục trong của cuộc đời.
Khi tu hú kêu…
(Sài Gòn tiếp thị)
Tác giả Khi tu hú kêu... (NXB Văn Nghệ) Nguyễn Quang Tuyến không phải là một nhà văn. Ông có một tự bạch nho nhỏ thú vị ở trang bìa hai, dưới bức hình chân dung như sau: “Sinh 9.10.1943; quê quán: Tam Anh Nam, Núi Thành, Quảng Nam. Trước 1975: dạy văn, triết các trường trung học, đại học Đà Lạt”.
Xuất thân là giáo viên văn, triết, bút lực của ông thể hiện rõ cảm nghiệm nhân văn thấm đẫm trong 230 trang sách với chín truyện ngắn là một tâm thế luôn dằn vặt, ưu tư với những thống khổ nhân gian.
Ông hiểu rõ những thân phận người luôn bị ám ảnh bởi sự hữu hạn, nhưng chính từ sự hữu hạn ấy ông viết lên giấc mơ về cái thiện: “Con hãy khóc nhiều hơn nữa trước cảnh sống này, nhưng vẫn thắp sáng ước mơ cao hơn, xa hơn: rằng sẽ có một ngày, nơi đây không còn những con người gian dối, lừa bịp; quanh con sẽ là những con người trung thực, là những con người được đem hết tài năng, trí tuệ và tấm lòng ra xây đắp quê hương; những con người yêu ai nói yêu, ghét ai nói ghét” (trích truyện ngắn Cùng một chuyến xe).
Nguồn:Tuổi trẻ
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá