Đối thoại giữa nước mắm và nước chấm

12:32 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Ba, 2019

Từ năm ngoái đến gần đây, dư luận xã hội quan tâm đến sự việc các cơ quan hữu quan đang định chuẩn về Nước Mắm, tuy chưa đâu vào đâu nhưng đã đủ kích phát lên những làm sóng xung đột nho nhỏ. Tôi nghĩ chuyện này không nhỏ nên viết bài này...


Biếm họa của DAD

.

Nước Mắm: - Ta là truyền thống, là văn hoá ẩm thực, là mùi vị Việt Nam, là mọi miền đều là quê hương. Theo thời gian chúng ta ngày càng lan toả cùng chất lượng và hình thức.

Nước Chấm: - Vâng xin kính nhi viễn chi. Chúng con là lớp hậu thế thôi. Đời đời tiền bối các cụ đã ngự trị một cách tự nhiên như nhiên trong khẩu vị bao lớp người Việt rồi ạ!

Nước Mắm: - Thật ra giá trị bọn bay không đáng gì khiến ta phải lên tiếng! Nhưng chẳng nhẽ nói huỵch toẹt ‘hậu thế khả ố’ ! Tiếp tay cho bọn bay là một nhóm người văn hoá chưa xong, văn minh chưa tới!

Nước Chấm: - Xin cụ cũng nhẹ lời, kẻo thêm ấn tượng xưa nay của dân về cụ ‘nói gắt như nước mắm’ ạ ! Chúng con không dám tuỳ tiện nói về mình , nhưng nếu Cụ thử hỏi và quan sát thái độ sử dụng của giới trẻ xem họ thích các cụ nữa không ? Đó là hàng triệu khách hàng tương lai đó cụ ạ! Chưa kể khách nước ngoài đến xứ ta lâu lâu cũng có ý dùng nước mắm. Nhưng họ kỹ tính đến mức tìm hiểu văn hoá thấy ghê mà tránh khi liên tưởng chuyện Tấm nấu mắm Cám ! Chả thế mà chính chúng con cũng muốn đấu tranh để tên mình là Nước Chấm.

Nước Mắm: - Này ta bảo cho mà biết: ta là tinh hoa của thiên nhiên từ biển cả! Bao nhiêu món ăn ngon nhất đặc xứ Việt nếu thiếu sự tham gia quan trọng của bọn ta thì sẽ thành ‘sản’ gì cho nổi ?! Nhưng ta đau lòng với cách của đám người có chức có quyền vốn mê dùng ta hàng ngày, thay vì định ra tiêu chuẩn này nọ, đáng ra bọn họ phải nỗ lực gột bỏ đoạn ghê rợn trong chuyện Tấm Cám đó đi! Nhưng tâm ý của chúng quyết nâng đỡ bọn bay vì ‘điều ngoài nước mắm’ !!!

Nước Chấm: - Cụ được làm ra bằng cách ‘ủ thịt cá’ nên có vẻ như sa vào ‘thuyết âm mưu’ nhỉ ! Các anh cán bộ có trách nhiệm nói năng dựa vào hàng lô tiêu chí tiêu chuẩn mang tính Nhà nước. Còn cụ chỉ là thứ thủ công, dựa vào mỗi tuổi quá khứ để văng tê này nọ một cách nặng mùi, rồi đoán già về họ có lòng dạ không phải phép

Nước Mắm: - Chúng ta được làm ra không chỉ bằng cá biển tươi rói, mà còn qua sự ngấm nghía của thời gian, bằng tấm lòng lương thiện, tình yêu của những người giữ nghề truyền đời! Còn bọn bay được nháo nhào chế biến từ hoá chất chỉ vài giờ! Lại còn mượn hơi của bọn ta! Thế phỏng có xấu chơi không? Chuyện này đến thế thì không còn là ‘tiêu chuẩn’ mà là ‘tiêu diệt’ rồi !


Biếm họa của DAD

.

Nước Chấm: - Cụ à cụ ơi! Thời buổi hội nhập quốc tế. Có tiêu chuẩn và văn minh bọn con có cơ ra nước ngoài, đem về ngoại tệ cho đất nước. Cụ nhìn xem: bao nhiêu thứ xưa cũ cũng đành phải giã từ tương lai khi chỉ mang cái mác ‘ văn hoá truyền thống bản địa’ ! Bị đào thải thôi chứ nói ‘bị tiêu diệt’ thì oan cho ‘thời đại’ quá. Ở Hàn Quốc nhé tuy là ruột cá muối ( chứ chẳng được thịt cá chượp đâu ) mà xuất khẩu được! Vì cách làm nó văn minh tiêu chuẩn. Còn cụ á, nặng mùi lắm ! Giới trẻ họ kém khôn mồm nhưng sĩ diện hơn lớp cùng các cụ ạ.

Nước Mắm:- Ta bị thua thiệt bởi một vài chữ ‘thời đại’ , rồi ‘xuất khẩu xuất khiếc’ của bọn lợi ích nhóm chúng bay ! Xảo ngôn ! Thế thì cứ việc đường đi của bọn bay! Ta kiện đến cùng lũ người nhất định ăn gian bằng cách gọi lũ bay là Nước Mắm gi gỉ gì nữa, như ‘Nước Mắm thời đại’ chẳng hạn ! Cấm không được phạm huý vào tên của chúng ta! Thế thì cứ tự gọi là Nước Chấm đi! Còn Nước Mắm ta có chỗ muôn đời sau trong lòng dân Việt, bằng lòng với nội địa!

.


Nước mắm truyền thống là gì? Tại sao gọi nước mắm truyền thống? (Hoài Linh)

.

Nước Chấm: - Vâng, thưa cụ! Bám theo tên cụ chúng con bị tội lắm. Chúng con cũng hiểu phận và có tôn ty, chỉ hiềm là điều mà cụ vừa nói ‘lợi ích nhóm’ gì đó có lẽ thế ạ! Họ đánh đu giữa cũ và mới, đánh võng câu chữ, đánh lừa tâm lý bởi áp tiêu chuẩn để hòng khiến chúng con một một bước tót vời trên đầu cụ: bao nhiêu thế hệ mới kiến tạo được thị phần! Nên chính chúng con ở nội địa bị rèm pha, đi ra ngoại quốc bị vướng chuyện mắm Cám!

Nước Mắm: - Ra thế, thảm nào có kẻ xấu tung tin trong bọn ta có Asen ! Giờ ta hiểu bọn bay hơn! Vậy cùng ta bảo vệ tên NM của ta và khẳng khái hô to lên tên NC của bọn bay cho thiên hạ phân minh, nghe chưa! Và bọn bay cũng đừng chấp nhận để chúng đưa Asen vào mình!!!

Nước Chấm: - Lạy cụ, chúng con kính nhi viên chi nghe chỉ giáo, chúng con chả dám dây với các cụ đâu! Cụ cũng nên tỏ chuyện rằng : thằng Starburck chả phải cafe cafeo gì mà nó được ưa chuộng hơn Cafe chính hiệu đấy! Chúng con cung bắt chước thế thôi

Nước Mắm: - Tiên sư cha lũ lai căng vọng ngoại bay!

Nước Chấm: - ‘Tiên sư cha’ phải chăng là cụ? Chỉ sợ cái nhóm vọng tiền thôi! Chúng làm hỏng cụ, làm chột bọn non nớt chúng con!

Biếm họa Tuổi Trẻ Cười

Biếm họa Tuổi Trẻ Cười

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xu hướng tiêu dùng về tình cảm?

    12/11/2019Kiều HảiSo với 30 năm trước, tuổi kết hôn đã tăng thêm gần 3 tuổi, với nam và hơn 2 tuổi, với nữ. Đó là kết quả cuộc điều tra toàn quốc về gia đình lần đầu tiên, vừa được Bộ Văn Hóa Thể Thao – Du lịch và UNICEF công bố. Cuộc điều tra cũng mang lại những con số “ biết nói” về tình trạng ly thân, ly hôn…
  • Những tiêu chuẩn khắt khe của trí thông minh xã hội

    27/07/2017Daniel Goleman và Richard Boyatizs - Harvard Business Review - Hoàng Đăng dịchCông trình nghiên cứu trong suốt thập niên qua của chúng tôi đã khẳng định giữa những lãnh đạo thông minh xã hội và những lãnh đạo không thông minh xã hội có một khoảng trống rất lớn về hiệu quả công việc.
  • Các tiêu chuẩn xác định chân lý

    04/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchMột trong những lãnh vực quan trọng mà luận lý học quan tâm đến là xác định các khả năng kiểm chứng chân lý, các tiêu chuẩn phân biệt lẽ đúng sai. Tiêu chuẩn xác định chân lý là thước đo chuẩn mực được dùng để đánh giá sự chân xác của các ý tưởng và nhận định...
  • Chân dung người tiêu dùng thời @

    17/07/2009Thanh BìnhTự tin và năng động, rành vi tính hơn thuộc thơ, thích lướt net hơn đọc sách, quan niệm thoáng hơn về tình dục so với những người đi trước… đấy chỉ là một vài nét chấm phá phác họa chân dung của những người tiêu dùng 2.0. Một thế hệ năng động, thế hệ bứt phá, thế hệ của những trào lưu mới… đang dần được hình thành. Nắm bắt được sự đổi thay và tiên liệu được các xu hướng tiêu dùng của những người trẻ, các doanh nghiệp đã có thể tự tin chinh phục hơn một nửa dân số người Việt.
  • Văn hoá tiêu dùng: Hãy biết xếp hàng…

    08/06/2009Gia VinhNói tới xếp hàng, nhiều người cứ nghĩ đó là “động tác điển hình” của thời bao cấp. Nhưng thời kinh tế thị trường, cũng cần biết xếp hàng trong những trường hợp cần xếp hàng. Xét nhiều lẽ, xếp hàng chẳng có gì xấu, nó thể hiện tầm văn hoá của người tiêu dùng.
  • Xây dựng văn hoá tiêu dùng: Bắt đầu từ đâu?

    11/04/2009Minh ThiNhiều người cho rằng, còn quá sớm để khẳng định đã có nền tảng văn hoá tiêu dùng ở VN. Bởi vẫn còn đó tâm lý đám đông, phong trào lao vào mua sắm hay đầu tư theo tin đồn mà không tính toán kỹ;
  • Tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng

    09/01/2009Masushita KonosukeBất kể điều gì cũng có nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ về chúng khác nhau. Tôi nghĩ, tùy vào việc đạt quy chuẩn cho cách nhìn nhận, đánh giá đó vào đâu mà sẽ làm thay đổi hành động cũng như thành quả thu được của mình sau đó.
  • Người nông dân và sự tiêu dùng nghệ thuật

    18/11/2008Phan Cẩm ThượngCuối thế kỷ 19, những họa sỹ trường họa lưu động Nga đã cho tranh lên xe ngựa chở đến các vùng hẻo lánh cho nông dân xem. Ở ta, từ Cách mạng 1945, nghệ thuật được xác định là lấy đời sống của nhân dân lao động làm đối tượng phản ánh và phục vụ, rất nhiều họa sỹ đã xuống địa phương "ba cùng" với quần chúng.
  • Tản mạn chuyện tiêu dùng

    07/03/2007Yên MinhMặt bằng tri thức trong xã hội được nâng cao tất yếu năng suất lao động sẽ được cái thiện làm cho kinh tế ngày càng phát triển. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ cao hơn trong mỗi gia đình, nơi mà ngườiphụ nữ thường có vai trò chủ động. Ấy là nhu cầu cho gia đình với tư cách là một ngươi nội trợ, là nhu cầu cá nhân gìn giữ sức khỏe và nhan sắc của mình và càng không loại trừ cả nhu cầu giao tiếp xã hội...
  • Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý

    27/07/2006Nguyễn Khắc ChươngTriết học Mác - Lênin đã khẳng định tiêu chuẩn khách quan, duy nhất để xác định tính chân lý của tri thức, của sự nhận thức con người là thực tiễn, là hoạt động nhằm cải tạo và biến đổi thế giới của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý, song tiêu chuẩn thực tiễn đó vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối vớitính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn là thế nào và nó có quan hệ ra sao với tính tuyết đối của tiêu chuẩn thực tiễn...
  • Đâu là ước mơ thầm kín của người tiêu dùng?

    12/10/2005Trần Cao DũngNăm 1991 một nhà sản xuất ôtô của Mỹ có trụ sở tại bang Detroit đã cho ra mắt model ôtô đã được nghiên cứu và phát triển trong 5 năm. Mẫu thiết kế của xe và những chi tiết kỹ thuật vượt xa khỏi mọi đợt nghiên cứu thị trường cũng như thị hiếu khách hàng của công ty. Khi model này được tung ra thị trường, ngay lập tức được đánh giá là chiếc xe hoàn mỹ có thể cạnh tranh được với những model đã có 3 năm tuổi trên thị trường của những nhà sản xuất xe 4 bánh từ Nhật Bản. ...
  • xem toàn bộ