Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý

08:20 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Bảy, 2006

Triết học Mác - Lênin đã khẳng định tiêu chuẩn khách quan, duy nhất để xác định tính chân lý của tri thức, của sự nhận thức con người là thực tiễn, là hoạt động nhằm cải tạo và biến đổi thế giới của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý, song tiêu chuẩn thực tiễn đó vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối vớitính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn là thế nào và nó có quan hệ ra sao với tính tuyết đối của tiêu chuẩn thực tiễn - đó là vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.

Khi nói đến thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức chân lý, điều đó cũng có nghĩa khẳng định nhận thức con người là một quá trình, quá trình đó không tách rời thực tiễn. Hay nói cách khác, chính trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn con người nhận thức hiện thực khách quan, không có thực tiễn thì cũng không có quá trình nhận thức. Giới tự nhiên là đối tương là khách thể của nhận thức. Giới tự nhiên có trước là cái quyết định nhận thức và như vậy nội dung của nhận thức không thể là cái gì khác hơn là hình ảnh của giới tự nhiên được ghi lại trong đầu óc con người. Giới tự nhiên quyết định nội dung khách quan của nhận thức do đó, hình ảnh của thế giới trong đầu óc con người có nội dung khách quan. Hình ảnh ấy chỉ náy sinh và đần dần phát triển trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thề, và trong mối quan hệ đó sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể đóng vai trò là cơ sở của nhận thức, không có cơ sở đó, không có bất kỳ nhận thức nào. Sư nhận thức của loài người ngày càng phát triển phong phú và đi sâu vào thế giới khách quan, nó phụ thuộc vào quá trình và trình độ con người tác động vào thế giới khách quan, phụ thuộc vào năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Nghĩa là, nhận thức của con người không bao giờ tách rời thực tiễn, nhận thức của con người chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn nhằm thúc đẩy thực tiễn. Bởi vậy, thực tiễn được coi là mục đích của nhận thức. Trong mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức, thực tiễn càng phát triển càng thúc đẩy nhận thức của con người tiến lên, do đó thực tiễn, hoạt động thực tiễn của con người chính là động lực cửa nhận thức con người.Do vậy, thực tiễn ở đây là tuyệt đối, khách quan, là cái có trước so với nhận thức con người. Tính tuyệt đối này của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý thể hiện lập trường duy vật của các nhà triết học khi xem xét mối quan hệ giữa cái vật chất và cái tinh thần. Điều này đã được V.I.Lênin chỉ rõ:" Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”.

Vậy, tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý là gì? Nó được hiểu theo nghĩa nào? Nói đến tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn là nói về phạm vi tác động (chứng minh chân lý), quá trình tác động hình thành chân lý và tính chất, trình độ tác động khẳng định cái gì đó là chân lý hay không phải chân lý của nó. Bởi vậy, việc xác định tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý là xem xét thực tiễn theo từng khía cạnh đó.

Trước hết, thực tiễn là một quá trình. Trong mỗi một giai đoạn cụ thể, sự vận động của sự vật, hiện tượng khách quan, dưới tác động của hoạt động thực tiễn của con người bộc lộ các mặt, các thuộc tính nhất định, trên cơ sở đó con người nhận thức và khái quát hoá thành chân lý.Bởi vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của hiện thực khách quan, tri thức của con người luôn phụ thuộc vào trình độ của hiện thực khách quan ở giai đoạn lịch sử cụ thể đó, và tính cụ thể của chân lý là với nghĩa đó. Bằng một hành động thực tiễn nào đó, con người có thể chứng minh một cái vì đó trong nhận thức của mình, song chỉ có trong quá trình luôn vận động, phát triển không ngừng của thực tiễn, con người mới có thể khẳng định được toàn bộ nội dung của nó. Về điều này, V.I.Lênin đã chỉ rõ: " Dĩ nhiên không nên quên rằng tiêu chuẩn thực tiễn, xét về thực chất, không bao giờ xác nhận hoặc bác bỏ một cáchhoàn toànmột biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa. Tiêu chuẩn đó cũng khá " không xác định" để không cho phép các hiểu biết của con người trở thành một cái "tuyệt đối", đồng thời nó cũng khá xác định để có thể tiên hành đấu tranh quyết liệt chống tất cả các thứ chủ nghĩa duy tâm và bất khả tri.

Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn còn được hiểu theo nghĩa trong quá trình tác động của mình. thực tiễn ớ một giai đoạn lịch sử - cụ thể nào đó tạo nên tri thức tuyệt đối đúng ở giai đoạn đó, và tri thức đó cũng chỉ tuyệt đối đúng trong một giai đoạn lịch sử - cụ thể nhận định nào đó của toàn bộ tiến trình thực tiễn. Nhưng, xét trong suốt quá trình vận động vô tận, phát triển không ngừng của thực tiễn thì chân lý của một giai đoạn nào đó là chân lý có tính tương đối.

Điều này đã được chứng minh trong lịch sử vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh, bằng việc nghiên cứu xã hội tư bản, C.Mác đã tìm ra các quy luật và vai trò của các yếu tố cấu thành xã hội đó. C.Mác đã phát hiện ra khâu cơ bản nhất trong một nền kinh tế nó là nền tảng cơ bản cho sự tồn tại của một xã hội với nền sản xuất hàng hoá, lợi nhuận bình quân. Phát hiện này giúp C.Mác rút ra kết luận rằng giai cấp vô sản không thể thắng lợi được nếu chỉ dừng lại ở đấu tranh tự phát, hoặc đấu tranh bằng các hình thức kinh tế, mà phải đấu tranh tự giác, dưới một hình thức cao hơn là đấu tranh chính trị nhằm thực hiện hệ tư tưởng của một giai cấp. Khi giai cấp tư sản không còn là những ông chủ riêng lẻ, rời rạc, mà là một giai cấp thật sự, có quyền lợi gắn bó giữa các thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau và hơn thê nữa, giai cấp tư sản không chỉ bó hẹp lợi ích của mình trong một dân tộc, mà nó còn có lợi ích ở các dân tộc và quốc gia khác, thì theo C. Mác, cách mạng vô sản chỉ có thể thắng lợi được nếu như giai cấp vô sản đoàn kết lại, ít nhất là ở các nước phát triển như Đức, Anh, Pháp. Nhưng, đến giai đoạn Lênin, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, còn có sự phân hoá mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Với thực tiễn đó V. I.Lênin đã rút ra kết luận rằng, giai cấp vô sản có thể thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước. Và thực tiễn đã chứng minh điều đó với thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga.

Như vậy, chân lý phản ánh quá trình vận động, phát triển của hiện thực cũng có tính lịch sử - cụ thể. Mỗi một giai đoạn trong quá trình đó, chân lý chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện thực khách quan. Không thể lấy thực tiễn của giai đoạn sau đề chứng minh cho chân lý của giai đoạn trước. V.I. Lênin đã phê phán sự lẫn lộn này như sau: "Chẳng hạn, Bôgđanôp đồng ý thừa nhận rằng lý luận của Mác về lưu thông tiền tệ là một chân lý khách quan nhưng chỉ là chân lý khách quan "đối với thời đại chúng ta" mà thôi, và ông ta cho rằng gán cho lý luận đó một tính chân lý "khách quan siêu lịch sử", tức là sa vào "chủ nghĩa giáo điều”... Đây lại là một sự lẫn lộn nữa. Vì cái lý do cũng giản đơn như cái lý do khiến việc Napôlêông chết ngày 5/5/1821 thành một chân lý vĩnh cửu:sự phù hợp của lý luận đó với thực tiễn không thể bị những hoàn cảnh nào sau này làm thay đổi đi được. Nhưng vì tiêu chuẩn thực tiễn tức tiến trình phát triển của tất cả cácnước tư bản mấy chục năm gần đây - đã chứng minh tính chân lý khách quan của toànbộ lý luận kinh tế và xã hội của Mác nói chung, chứ không phải của một bộ phận nào hay một công thức nào…cho nên rõ ràng ở đây mà nói đến "chủ nghĩa giáo điều” của những người theo chủ nghĩa Mác thì như thế có nghĩa là nhượng bộ kinh tế học tư sản một cách không thể tha thứ được".

Khẳng định tính có giới hạn về lịch sử của hoạt động thực tiễn không có nghĩa là phủ nhận tính tuyệt đôi của chân lý. Tri thức phản ánh giai đoạn trước của hiện thực khách quan là chân lý, nhưng nó chỉ là chân lý tuyệt đối ở giai đoạn đó, còn trong giai đoạn mới của hiện thực khách quan, nó chỉ là chân lý tương đối. Bởi vậy, để tránh đi theo khuynh hướng của chủ nghĩa tương đối - phủ nhận khá năng đó đến chân lý, và tránh khuynh hướng giáo điều cho rằng có chân lý vĩnh cửu cho mọi thời đại đòi hỏi chúng ta xem xét nó trong mối quan hệ lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là, trong giai đoạn mới, hiện thực khách quan mới luôn bộc lộ ra nhiều mặt, nhiều thuộc tính, quan hệ mới so với giai đoạn trước. Việc nắm bắt các mặt, các thuộc tính mới đó là đòi hỏi tất yếu của chủ thể nhận thức trong quá trình hoạt động thực tiễn. Thực tiễn giai đoạn sau là sự bổ sung đầy đủ hơn cho thực tiên giai đoạn trước, đồng thời nó cung là tiêu chuẩn để kiểm tra lại, đánh giá lại một cách đầy đủ hơn tri thức phản ánh thực tiễn khách quan của giai đoạn trước.

Ngoài ý nghĩa về thời điểm, tính tương đối của tiêu chuẩn thực hiện còn có thể hiểu theo khía cạnh khác: thực tiễn là quá trình vô hạn không có điểm kết thúc. Hiện thực khách quan luôn luôn vận động, phát triển, sự vận động, sự phát triển của nó là vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.Tri thức phản ánh hiện thực khách quan của mỗi giai đoạn qúa trình vận động, phát triển đó được hình thành như là một nấc thang trong quá trình nhận thức của con người. Giai đoạn sau là sự kế tiếp, kế thừa của giai đoạn trước tạo ra nấc thang mới về nhận thức. V.I.Lênin viết:" Trước con người, có màng lướinhững hiện tượng tự nhiên. Con người bản năng người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên. Người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và nắm vững được màng lưới. Ở đây, tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong nhận thức chân lý không chỉ với nghĩa là so sánh các thang bậc của nhận thức, mà là với nghĩa bậc thang nhận thức được phản ánh một logic, trật tự nào đó của sự vật, hiện tượng, nhưng đến bậc thang sau đó có thể là phản ánh một logic, một trật tự khác.

Ngoài tính tương đối được hiểu theo nghĩa thực tiễn là một quá trình thì tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn còn được hiểu theo nghĩa là hoạt động thực tiễn trong một phạm vi nhất định sẽ hình thành nên một loại tri thức nhất định. Ở đây, việc hình thành chân lý là tuỳ theo phạm vi của thực tiễn.

Thực tiễn của một phạm vi, một lĩnh vực nào đó chỉ là tiêu chuẩn khách quan cho chân lý ở lĩnh vực, phạm vi đó. Không thể dùng thực tiễn ở phạm vi này để chứng minh cho chân lý ở phạm vi khác. Giới hạn của hoạt động thực tiễn trong một phạm vì cũng chính là tiêu chuẩn khách quan tuyệt đối cho chân lý của phạm vi đó .Xét theo một khía cạnh nào đó , thì mỗi một chân lý thuộc về một phạm vi nào đó của thực tiễn, nó phản ánh một mặt một khía cạnh nào đó của hiện thực khách quan để rồi với sự phát triển tiếp theo của thực tiễn, nó giúp cho con người đi sâu hơn vào quá trình tìm hiểu những bí mật của thế giới khách quan. Việc mở rộng phạm vi thực tiễn này cũng chính là việc nhận thức con người đi từ chân lý tương đối tới chân lý tuyệt đối thông qua hoạt động cải tạo, biến đổi hiện thực khách quan. Điều đó đã được V.I.Lênin khẳng định: "Con người không thể nắm bắt được = phản ánh = miêu tả toàn bộgiới tự nhiên một cách đầy đủ, "tính chỉnh thề trực tiếp" của nó, con người chỉ có thể đi gần mãiđến đó, bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, một bức tranh khoa học về thế giới…”. Sở dĩ con người "mãi mãi tiến đếngần chân lý tuyệt đối” là bởi lẽ, theoV.I.Lênin, những khái niệm, phạm trù, quy luật phản ánh hiện thực khách quan chỉ "bao quát mộtcách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển". Là sự tái hiện những quá trình của thế giới khách quan dưới dạng tinh thần, tư tưởng, những khái niệm, phạm trù, quy luật đó của con người bao giờ cũng đơn giản hoá chút ít mối liên hệ khách quan của các hiện tượng tự nhiên, nó chỉ phản ánh mối liên hệ đó một cách gần đúng, trong khi cô lập một cách giả tạo mặt này hay mặt khác của một quá trình thế giới thống nhất...

Thực tiễn trong phạm vi rộng lớn hơn, bao chứa những phạm vi thực tiễn nhỏ hơn.Bởi thế, chân lý (có thể là chân lý tuyệt đối) ởphạm vi thực tiễn rộng lớn này có thể là tổng số các chân lý bộ phận, nhưng chân lý bộ phận đơn lẻ, riêng rẽ có thể chưa chắc đã trùng với chân lý bộ phận trong một phạm vi thực tiễn rộng lớn. Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn ở đây có thể hiểu theo nghĩa xuất phát điểm khác nhau về phạm vi hoạt động thực tiễn, mục đích tìm hiểu hiện thực và sự tác động thực tiễn khác nhau đã khiến cho hiện thực bị biên đổi. Về điều này, Lênin đã viết: "Hoạt động của con người tự tạo cho mình một bức tranh khách quan về thế giới, nó làm biếnđổihiện thực bên ngoài, thủ tiêu tính quy định của hiện thực này (biến đổi mặt này hay mặt khác, tính chất này hay tính chất khác của hiện thực) và do đó lây mất của nó những đặc trưng bề ngoài. bên ngoài và hư không, làm cho nó trở thành cái tồn tại tự nó và vì nó (= chân lý khách quan)". Ở đây, không phải những lý do nêu trên đã làm cho chân lý mang tính chủ quan, tuỳ tiện, mà vấn để là ởchỗ phải xem xét mọi khía cạnh, mọi mặt để tránh sa vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc, đem thực tiễn rộng hơn (chung) làm luận chứng cho chân lý tương đối (bộ phận - riêng). Mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối được hiệu nhẩm tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn trong sự nhận thức các chân lý đó.Sự lẫn lộn mối quan hệ này trong lịch sử diễn ra không ít. Chẳng hạn, theo Cauxky, "chủ nghĩa đế quốc” là sản phẩm của CNTB công nghiệp phát triển cao. Đó là xu hướng của mỗi dân tộc tư bản chủ nghĩa công nghiệp muốn sát nhập hoặc chinh phục tất cả những vùng nông nghiệplớn, bất kể dân tộc ở những vùng đó là những dân tộc nào". Ở đây, Cauxky đã đi từ một phạm vi nhỏ là tư bản công nghiệp, coi nó là tiền đề tạo nên mâu thuẫn giữa các dân tộc nông nghiệp và dân tộc công nghiệp, tức là lấy cái yếu tố, cái bộ phận để giải thích cái toàn bộ. Hơn nữa, yếu tố đó, bộ phận đó chưa hẳn đã là cái tổng quát cho toàn bộ. V.I.Lênin đã chỉ ra sai lầm đó là ở chỗ: " Điểm tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính lại không phải làtư bản công nghiệp, mà làtư bản tài chính". Tiêu chuẩn này, theo V.I.Lênin, không chỉ có ý nghĩa phạm vi hẹp trong một giai đoạn lịch sử, mà là cá với toàn bộ lịch sử loài người. Ngoài ra, V.I.Lênin còn chỉ ra yếu tố thực tiễn ở phạm vi rộng hơn trong đương đại :"Điểm tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính là ở chỗ nó có xu hướng thôn tính không nhữngcác vùng nông nghiệp, mà thậm chí cả những vùng có nhiều công nghiệp nhất (nước Đức thèm muốn nước Bỉ, nước Pháp thèm muốn vùng Lôren)... là sự cạnh tranh của một số cường quốc lớn muốn chiếm bá quyền". Trên một phạm vi thực tiễn lớn hơn, V.I.Lênin đã rút ra kết luận mới hơn - đó là ngoài mâu thuẫn về mặt kinh tế, quyền lực giữa các dân tộc phát triển thành chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc nông nghiệp lạc hậu, thì còn có mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Và, cũng chỉ đến giai đoạn phát triển này của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin mới có đủ điều kiện thực tiễn để phát hiện ra điều đó.

Vậy, làm thế nào để khắc phục những sai lầm đó? Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, muốn khắc phục những sai lầm trong nhận thức thì phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ toàn diện phải xác định rõ phạm vi của thực tiễn hình thành nên chân lý, phải tái lập lại thực tiễn đó trong các hoàn cảnh, phạm vi khác nhau để kiểm tra chân lý, không nên cứng nhắc, áp đặt từ một phạm vi thực tiễn này sang một phạm vi thực tiễn khác. Việc xem xét này cũng là một khâu trong quá trình biện chứng của nhận thức hiện thực khách quan, như Lênin khẳng định: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cẩn phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cẩn thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc". Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn, xét theo khía cạnh này, cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa quan niệm duy vật siêu hình và chủ nghĩa giáo điều và thực tiễn với tư cáchlà tiêu chuẩn khách quan để đánh giá chân lý.

Trong sự nhận thức chân lý, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý, nhưng có phải mọi thực tiễn đã là đủ để chứng minh chân lý? Ở đây, tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn được hiểu theo nghĩa là hiện thực khách quan bộc lộ bản chất của nó ở mức độ nào và thể hiện thế nào qua mối quan hệ giữa sự chuyển hoá về lượng dẫn đến sự chuyển hoá về chất của hoạt động thực tiễn. Ở mức độ lượng, hoạt động thực tiễn mới chỉ phản ánh sự nhận thức hiện thực khách quan ở mức độ bề ngoài. Như vậy, không phải mọi hoạt động thực tiễn đã là tiêu chuẩn để đánh giá chân lý mà phải là hoạt động thực tiễn ở trình độ xác định. Sự phong phú về thuộc tính của sự vật, hiện tượng được bộc lộ ra dưới sự tác động của thực tiễn, song không phải sự bộc lộ nào của các mặt, các thuộc tính cũng là bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng đó. Hơn nữa, việc hình thành chân lý không phảo dựa vào mọi thực tiễn và logic được phản ánh trong chân lý cũng chưa chắc đã là sự phản ánh logic của sự vật, hiện tượng mà thực tiễn đã tạo nên. Tiêu chuẩn logic của chân lý được xây dựng trên sự công nhận tính không mâu thuẫn của tư duy là một yếu tố cần thiết của những hệ thống khoa học nhưng tiêu chuẩn logic không thể trở thành tuyệt đối thì chỉ có ýnghĩa tương đối. Phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con nghi phải được hiểu không phải một cách “chết cứng’, “trừu tượng”, không phải vận động không mâu thuẫn mà là trong quá trình vĩnh viễn của vận động của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự giải quyết những mâu thaũan đó". Do vậy, tiêu chuẩn logic của chân lý, xét đến cùng, phải gắn với thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, là có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định tính chân lý của nhân thức con người. Như vây, khi lấy thực tiễn để đánh giá chân lý phải xem xét trong tính cụ thể vê trình độ, về dạng thức biểu hiện của nó tránh quan điểm thực dụng, tầm thường hóa vai trò của thực tiễn.

Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn còn biểu hiện khác nhauu giữa hoạt động thực tiễn của một cá nhân so với hoạt động thực tiễn của cả một cộng đồng xã hội. Hoạt động thực tiễn của cá nhân không tồn tại tách biệt khỏi nhữ ng hoạt động thực tiễn của cộng đồng xã hội, nhưng nó có những đặc điểm riêng, bởi hoạt động thực tiễn của một cá nhân có tính chất chủ quan. Hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân riêng lẻ cũng có thể là tiêu chuẩn để đánh giá chân lý, nếu hoạt độngđó là sự thực hiện, thể hiện hoạt động thực tiễn của cả cộng đồng xã hội. Song, ngay cả hoạt động thực tiễn cửa cộng đồng xã hôi cũng không phải lúc nào cũng đã là tiêu chuẩn để đánh giá chân lý. Bởi thế giới khách quan là vô cùng tận, trong khi đó thì hoạt động nhận thức của một cá nhân riêng lẻ hay cả một cộng đồng xã hội trong một thời điểm nào đó lại có hạn, bị hạn chế bởi rất nhiều diễn biến và hoàn cảnh cụ thể. Bởi vậy, cần phải phân biệt rõ giới hạn này của hoạt động thực tiễn để tránh đi theo khuynh hướng của chủ nghĩa tương đối, hoặc coi chân lý là cái thuộc về số đông.

Thực tiễn là cái giúp cho con người rút ngắn tiến trình nhận thức hiện thực, bởi vậy việc xác định mức độ cần thiết của hoạt động thực tiễn là hết sức quan trọng. Theo quan điểm duy vật biện chứng, đề nhận thức sự vật đẩy đủ, ít sai lầm nhất, thì phải nhận thức sự vật trong mối liên hệ phố biến, trong sự vận động và phát triển, trong tính cụ thể: trong tính dầy đủ của sự vật đó. Do đó, việc lựa chọn điểm xuất phát cho hoạt động thực tiễn và tình trạng của sự vật để tác động thực tiễn vào nó là cái có ý nghĩa quyết định xác định mức độ hoạt động thực tiễn. Để đạt được điều đó cần phải lựa chọn đối tượng tác đông thực tiễn ở trạng thái phát triển đây đủ nhất: trong mối quan hệ với đôi tượng khác và tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể. Điều này đã được Lênin khẳng định: "Toàn bộ tinh thần của chủ nghĩa Mác, toàn bô hệ thống chủ nghĩa Mác đòi hỏi là mỗi nguyên lý phải được xem xét theo quan điểm lịch sử gắn liền với những nguyên lý khác, gắn liền với kinh nghiệm cụ thể của lịch sử”.

Có thể nói, việc phân tích tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn đem lại cho chúng ta một phương pháp luận không chỉ trong nhận thức mà cả trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Muốn nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, ít sai lầm nhất, phải phân tích cụ thể, phải xem xét sự vật, hiện tượng trên quan điểm biện chứng, tức là xem xét trong mối liên hệ toàn diện của tiến trình vận động của sự vật, hiện tượng, không dừng ở hiện tượng bề ngoài, ở kinh nghiệm. Trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn môi hành đông thực tiễn đều phải căn cứ vào tình hình cụ thể của hoàn cảnh, chống máy móc, áp đặt, phải hành động phù hợp với tiến trìnhvà giai đoạn phát triển cụ thể của sựvật và phải dựa vào quy luật vận động và phát triển của sự vật.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Lý tính phê bình

    02/11/2016Lê ĐạtKhoa học và kỹ thuật cuối thế kỷ XX tiến như vũ bão. Một lần nữa, một số các nhà văn, nhà thơ, nhà truyền thông lại có cơ hội ca ngợi sức mạnh vạn năng của khoa học thực nghiệm và bước đi bạt núi ngăn sông của nó. Giữa giàn kèn đồng ồn ào trên, tiếng nói nhỏ nhẹ của một nhà tri thức học...
  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Chân lý là gì?

    19/07/2006Thật khó định nghĩa được chân lý là gì. Một vài người bạn của tôi nói rằng chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau. Nhưng điều đó đối với tôi thật vô nghĩa, bởi vì đôi khi đa số lại sai lầm. Thậm chí những gì mà mọi người cùng đồng ý có thể không phải là chân lý...
  • Nhìn và Thấy

    08/02/2006Phan Đình DiệuĐời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • xem toàn bộ