Đầu tư OTC - canh bạc mạo hiểm
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt
Hiện nay, các Tổng Công ty Nhà nước mới cổ phần hóa trên 16% lượng tài chính và dự định sẽ tiếp tục cổ phần hóa (bao gồm các Tổng Công ty, các Ngân hàng…). Các doanh nghiệp này cũng sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, trước khi tiến hành niêm yết các Trung tâm giao dịch thì việc chuyển nhượng, mua đi bán lại các cổ phiếu sẽ chủ yếu do các cá nhân, tổ chức thực hiện với nhau mà chưa có sự can thiệp hoặc giám sát của Nhà nước (ở đây là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước). Lượng tiền của các nhà đầu tư đổ vào Cổ phiếu trên thị trường OTC không hề nhỏ và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Thị trường OTC -sôi động và rất khó kiểm soát
Hiện nay có rất nhiều các loại Cổ phiếu được giao dịch trên thị trường OTC. Chỉ cần vào các website chuyên về OTC (như www.sanotc.com , www.otc24.com …) chúng ta có thể thấy có rất nhiều lời rao bán và mua các loại Cổ phiếu.Giá của chúng không hề có biên độ biến động theo quy định như trên sàn niêm yết mà chủ yếu do các nhà đầu tư thoả thuận với nhau, nhiều khi chỉ trong 1ngày mà Cổ phiếu đã có những biến động rất nhiều, gây nên sức nóng không hề kém so với sàn niêm yết. Chưa có một cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm soát và quản lý các hoạt động giao dịch OTC. Trên thị trường OTC, người ta đã chứng kiến sự phát triển thần kỳ trong một thời gian ngắn của một số doanh nghiệp cổ phần ở các phương diện: tốc độ tăng trưởng quy mô vốn, số lượng cổ phiếu lưu hành, số lượng cổ đông và đặc biệt là tốc độ tăng phi mã của giá cổ phiếu. Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn hàng trăm tỷ đồng, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng. Nhiều cổ đông lớn đã trở thành đại gia cổ phiếu. Thực ra, đây là các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong các ngành mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhảy vọt của quy mô vốn và giá cổ phiếu so với quy mô kinh doanh và lợi nhuận trong thời gian ngắn là điều không bình thường, và đây chính là điều đáng được xem xét.
Thị trường OTC, có thắng và có thua
Khi trao đổi với các nhà đầu tư mua Cổ phiếu trên thị trường OTC, hầu như mọi người đều rất lạc quan và phấn khởi tin tưởng vào quyết định mua bán của mình, kỳ vọng rất lớn vào những khoản lợi nhuận trong tương lai mà không hề biết hoặc nghĩ đến tình huống mình có thể sẽ bị thua lỗ trong các khoản đầu tư này. Ai cũng khoe là mình thắng, trúng đậm. Vậy ai là người chịu lỗ?
Với tốc độ tăng trưởng nóng của TTCK hiện thời, những món lời khổng lồ từ cổ phiếu OTC chưa hẳn chỉ là giấc mơ. Những người dám cầm cố các tài sản lớn, vay mượn hay dốc tiền đầu tư vào cổ phiếu OTC của HA-GL, An Bình, Eximbank từ đầu tháng 12/2006 thì nay thu lời trên tiền tỷ không phải là chuyện lạ. Hiện thực ấy đang đẩy giấc mơ đổi đời nhờ OTC lan khắp giới đầu tư chứng khoán. Việc các căn hộ chung cư cao cấp, xe hơi cao cấp "cháy hàng" thời gian qua có một phần là do các nhà đầu tư chứng khoán trúng đậm muốn hiện thực hóa tiền lãi của họ thành các tài sản càng khiến nhiều người lao vào thị trường này với những kỳ vọng ngày càng lớn.
Mặc dù vậy, tin đồn lại là một trong những tác động chính khiến cổ phiếu OTC xuống hay lên giá. Việc Công ty A chuẩn bị chia cổ tức cao, ký Hợp đồng với đối tác nước ngoài, lên sàn, đang bị thanh tra, thua lỗ đều có thể tác động rất nhanh đến giá Cổ phiếutrên thị trường. Trong hay ngoài nhiều Công ty đang có cổ phiếu OTC nóng đều luôn có hàng chục "cò" chứng khoán chờ chực sẵn để mua đi bán lại.
Dân đầu tư cổ phiếu OTC đã có khá nhiều bài học mà học phí phải trả bằng tiền tỷ. Do tranh mua trong phiên đấu giá kỷ lục mà giá Bảo hiểm dầu khí (
Thị trường OTC liệu có bị làm giá?
Đây là một câu hỏi rất đáng được quan tâm. Có hay không việc một số Cổ phiếu trên OTC bị "làm giá" - giá của Cổ phiếu được đẩy lên cao, cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó?
Công bằng mà nói, đối với những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận cao, thì việc Công ty chuẩn bị chia cổ tức, ký Hợp đồng với đối tác chiến lược khiến giá Cổ phiếu tăng cũng là lẽ dễ hiểu. Tuy nhiên, với các "đại gia" Cổ phiếu thì đây lại chính là những "biện pháp" rất tốt để đẩy giá Cổ phiếu lên cao và thu lời. Thị trường luôn chứng kiến việc một số loại Cổ phiếu OTC bị "săn lùng" tạo ra cơn sốt trong một thời gian ngắn và sau đó lại rớt giá thê thảm.
Lãnh đạo một Công ty Chứng khoán lớn cho biết: "Hiện thị trường OTC đang bị làm giá và lũng đoạn nhiều hơn thị trường niêm yết". Còn chuyên gia chứng khoán Huy Nam thì cảnh báo: "Ai nhảy vào giai đoạn cuối của đợt tăng giá và tham lời sẽ lỗ thê thảm khi giá xuống". Nhiều người biết điều đó nhưng vì "sức hấp dẫn" của lợi nhuận quá lớn nên họ vẫn chấp nhận.
Cần một sự kiểm soát và định hướng đối với thị trường OTC
Quá trình cổ phần hóa đang được Chính phủ và các Doanh nghiệp thúc đẩy nhanh để phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước, mặt khác để tạo nguồn cung hàng hoá cho TTCK Việt Nam, thu hút các nguồn vốn đầu tư để doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy không thể không có các biện pháp quản lý và định hướng phát triển đối với thị trườngOTC.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hiện cũng đang có các biện pháp chuẩn bị triển khai để quản lý các giao dịch và định hướng phát triển đối với thị trường OTC. Đây chính là một hành
Một vấn đề quan trọng là về phía các nhà đầu tư. Họ cần phải được trang bị các kiến thức cơ bản về phân tích và đánh giá các Cổ phiếu trước khi có các quyết định đầu tư. Nhà đầu tư cũng cần phải tỉnh táo hơn đối với các tin đồn tránh bị cuốn
Tuy nhiên, với súc hấp dẫn và những kỳ vọng rất lớn cũng như do yếu tố tâm lý và văn hóa, cổ phiếu thị trường OTC và sức nóng của nó vẫn sẽ là một chủ đề “hot” đối với công chúng trong năm 2007.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường