“Chơi” chứng khoán: “ăn xổi” có dễ kiếm lời?

10:51 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Hai, 2007

Tập tành chơi chứng khoán

8 giờ, thứ hai, một ngày của năm 2006, khi nhiều người lao động “ăn lương Nhà nước" đang tất bật việc "hoàn thành kế hoạch năm , rồi quay sang lo cho cái Tết Nguyên Đán, thì không khí tại các sàn giao dịch chứng khoán vẫn nhộn nhịp, dân "chơi" chật ních suốt 3 phiên.

Ngay từ phiên giao dịch đầu tiên, những cặp mắt dán chặt vào mấy bảng giao dịch trực tuyến đầy ắp ký hiệu và các con số. Con số màu đỏ hoặc màu xanh (chỉ số lndex) có thể "vô nghĩa" với người “ngoại đạo", nhưng lại quan trọng “sống còn" với dân đầu tư cổ phiếu.

Mỗi một Công ty có trái phiếu được niêm yết khi lên sàn đều mang một ký hiệu viết tắt, chẳng hạn Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang có tên viết tắt là AGF, hay Công ty bao bì Bỉm Sơn viết tắt là BPC... Và trên sàn giao dịch, dân chơi cổ phiếu gọi "nôm" là "con" AGF này, hay "con" BPC kia...

Để có được những kiến thức cơ bản trước khi bước chân vào cuộc chơi chứng khoán, các nhà đầu tư cổ phiếu trong đó có rất nhiều cá nhân (người chơi thuộc đủ mọi tầng lớp, nghề nghiệp, khả năng tài chính) có thể tham gia những lớp học (do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Công ty tư nhân nhận dạy). Tuy nhiên, những kiến thức lý thuyết không đủ đối với nhà đầu tưtrên thị trường chứng khoán Vệt Nam. Chẳng học qua một lớp nào, tự đọc thông tin tài liệu trên mạng và cài chính là lấy kinh nghiệm từ thực tế, nhiều dân “chơi” để lấy được kinh nghiệm thực tế, nhiều dân “chơi” chứng khoán bước thẳng đến “sàn” để có được kiến thức thực tế.

Thị trường chứng khoán việt Namkhông như thị trường chứng khoán ở Mỹ nên lý thuyết vẫn là lý thuyết vàthực tế vào chơi thì đừng dựa vào riêngmột chỉ số nào. Một "nhà đầu tư" đã “quen” với việc “thắng- thua" (lời - lỗ cổ phiếu) có phiên tới vài chục, vài trămtriệu đồng rút ra bài học phải "mua" bằng... tiền.

Tìm hiểu cách đầu tư chứng khoánnhư thế nào chẳng khó, nhưng để trở thành một nhà “đầu tư" thật sự lại chẳng dễ. Đến bất cừ sàn giao dịch chứng khoán nào, bất cứ ai cũng có thể "xin Giấy đề nghị mở tài khoản" (dùng cho khách hàng là cá nhân) để bắt đầu một "cuộc chơi", kèm theo đó là một "Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán"...

Sau phiên giao dịch đầu tiên hàng sáng, trên sàn giao dịch nhiều nhà đầu tư có thêm một phần việc vô cùng quan trọng là nghiên cứu Bản cáo bạch (một Công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là bản cáo bạch sơ bộ). Bản cáo bạch là một cơ sở giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời của việc mua cổ phiếu từ Công ty định hoặc đã đầu tư. Tất cả các dân chơi chứng khoán đều hiểu rằng từ những thông tin thu lượm được (trong đó có thông tin được từ các Bản cáo bạch) có thể khiến đồng vốn đầu tư tăng vọt hoặc ngược lại cũng có thể khiển nhà đầu tư phải trả giá đắt.

“Học phí” nhiều khi cũng… đắt đỏ

Chưa cần biết việc đầu tư cổ phiếu - chơi chứng khoán cuốn hút đến cỡ nào, nhưng đến các phiên giao dịch hàng sáng thì mới thấy rõ phần nào một hình thức "kinh doanh", "làm giàu, kiếm sống", thậm chí cả "đánh bạc" mới nổi lên. Chơi chứng khoán bám sàn, bám "mạng" trong các phiên giao dịch đã đành, chơi chứng khoán “ngoài sàn" cũng phải bám... chẳng kém. Thậm chí, với nhiều dân chơi đang có công ăn việc làm hẳn hoi nhưng đã từ bỏ nghề ăn lương hàng tháng để theo các "con" cổ phiếu mỗi ngày. Thậm chí, cổ phần, chứng khoán đã trở thành "cơm ăn, nước uống", sự "sống còn", bởi phần nhiều tiền bạc, hoặc đất đai của gia đình đã được quy ra cổ phiếu.Lúc bán lãi nhiều có thể vui như Tết, nhưng có những lúc "chết rền" không khéo vợ chồng, bố con cãi nhau, "phang" nhau. Truyền kinh nghiệm cho người mới vào chơi, một tay chơi chứng khoán được giới thiệu là khá "trì" thẳng thắn bước vào chơi là đầu phải "lạnh", sau lệnh mua bán mà biết chắc sẽ lỗ cũng phải thật bình tĩnh, chứ có chứng đau tim thì đừng nên chơi. Cái quan trọng là phải có "óc phán đoán" tốt, ra lệnh "chuẩn", chơi chứng khoán giỏi là ở chỗ ấy.

Đầu tư chứng khoán theo lối "ăn xổi” thì dân chơi tự "phán đoán" xem "con" cổ phiếu nào đã được mua có thể sau vài ngày, thậm chí chỉ vài phiên thấy giá lên là có thể bán ra (bán ăn "non" hay không cũng tuỳ thuộc vào “trình độ" và tính toán của người cầm "trong tay" các cổ phiếu"). Theo nhiều dân chơi, lối "ăn xổi" này khá mạo hiểm, nhưng có thể nhanh kiếm lời. Mọi quyết định mua hay bán nhiều khi chỉ tính toán, "ra lệnh" trong vài phút, vài chục phút.

Gọi là "chơi" theo cách của nhiều nhà đầu tư, cá nhân giao dịch tự do tại các sàn chứng khoán, chứ thực tế bỏ tiền thật ra đầu tư cổ phiếu thì không thể nói chuyện "chơi". Dù đã thuộc diện "biết đường biết lối", thậm chí thuộc hàng "đại gia" trong đầu tư chứng khoán cũng có thể "chết" một đống tiền nếu chỉ chậm lệnh bán một phiên hay có mà quyết định sai lầm.

Một dân chơi khá sành có tổng tiền tham gia giao dịch chứng khoán (cả tiền rút túi nộp vào tài khoản và tiền vay cầm cố ngân hàng) khoảng 3 tỷ cũng phải thừa nhận đã có những đợt chỉ 2 - 3ngày thua lỗ từ 400 - 500 triệu. Chơi nhỏ hơn nhiều, những người chỉ bỏ ra số vốn đầu tư chứng khoán dưới trăm triệu thì cũng dễ "sạch bách” như chơi nếu ham "ăn dầy” mà tính không "chuẩn".

Các dân chơi cho biết những người ngày nào cũng có mặt đủ 3 phiên tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán hầu hết là những người chơi nhỏ. Chứ các "đại gia" đầu tư chứng khoán "trường" vốn, dày vốn thì nhiều khi chỉ theo dõi tình hình qua mạng lnternet ở một nơi nào đó và cử các "chân rết", "đệ tử” đến "bám" sàn. Có tình hình bất di bất dịch gì ở sàn,lập tức các “chân rết" này điện thoại "báo cáo" và việc giao dịch mua - bán "chính tắc" hay "chợ đen" cũng được "điều khiển từ xa" thông qua đám" đệ tử.

Thực hư của những chuyện mua bán cổ phiếu "chợ đen" hay lừa đảo lẫn nhau để kiếm lời bằng thủ đoạn "tiêu diệt” người chơi khác vẫn nằm trong vòng bí mật ít ai biết... Vì thậm chí ngay cả người chơi bị thua thiệt bên ngoài những cuộc mua - bán công khai thì cũng chẳng thấy ai “vạch áo cho người xem lưng".

Một số người bỏ cả việc làm ổn định, có thu nhập không thấp để hàng ngày bám sàn theo dõi các chỉ số chứng khoán đã đưa ra một sự so sánh thật "dễ hiểu”.

Anh đi làm ở Công ty được trả mỗi tháng 3 triệu đồng mà còn "đau đầu” trên đe, dưới búa, được giao việc làm không xong còn bị sếp mắng vỡ mặt... “Chơi" chứng khoán để kiếm nhiều tiền hơn thì chắc chắn phải "đau đầu” hơn gấp nhiều lần. Có điều áp lực từ đi làm hưởng lương với bỏ tiền ra "chơi" chừng khoán lại không giống nhau. Cứ phải chơi mới biết, phải mất "học phí” (thua lỗ từ việc bán cổ phiếu) vài lần thật đau có thể mới vỡ ra được "luật chơi".

Đầu tư cổ phiếu công khai (đăng ký tài khoản, thông qua Ngân hàng để mua - bán cổ phiếu) thu hút nhiều tầng lớp, trình độ và tầm vốn đầu tư chứng khoán, nhưng chơi cổ phiếu "ngoài luồng", lại là một hình thức đầu tư khác bếp tục thôi thúc không ít người chơi chứng khoán. Các loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn Chứng khoán nhưng vẫn được mua - bán ở một thị trường khác (phi tập trung) gọi tắt là OTC. Khi có tin về cổ phiếu của một Công ty cổ phần nào đó sắp lên sàn, lập tức những người có "bản lĩnh” buôn bán chứng khoán OTC lại thì thầm to nhỏ, có "con..." này, “con..." kia mua được, có người quen trong "Công ty" mua "hộ" đấy…

Tuy nhiên, không giống với chơi cổ phiếu đã lên sàn, niêm yết công khai, giao dịch theo OTC có thể “một vốn bốn lời", thậm chí hơn mười lời so với giá gốc... nhưng chơi chứng khoán OTC cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

Bọn này thường mua bán viết giấy tay thôi. Nếu không "rắn", không có mối "quen biết" thật để mua được thật thì dễ bị "ăn chặn" mất tiền như chơi. Một tay chơi chứng khoán rút ra kinh nghiệmxương máu sau khi đã vài lần mua cổ phiếu ngoài sàn.

Thông tin chưa chuẩn, mối quan hệ mua - bán, thỏa thuận không rõ, hợp đồng không đầy đủ... tất cả có thể khiến người bán cổ phiếu OTC "lật" lại người mua. Người mua định đầu tư kiểu “đón đầu" mong ăn lãi dầy, nhưng nếu “hợp đồng" không chuẩn, có khi thấy lãi to mà đành ngậm ngùi... chẳng biết kêu ai.

Học phí để theo một "cua" lý thuyết trên lớp về đầu tư chứng khoán có thể chỉ trên dưới 1 triệu đồng, nhưng những người đã "chơi" chứng khoán tới mức hễ gặp trên sàn thấy "thuộc mặt" thì học phí nhiều khi "đắt đỏ" vô cùng. 11 giờ sáng, khi phiên giao dịch cuối cùng kết thúc, rời Trung tâm chứng khoán chẳng phải người "chơi" nào cũng "vui như Tết". Đầu tư chứng khoán dù có là “mốt", dù có hấp dẫn, lôi cuốn đến đâu thì làm giàu vẫn chẳng phải “cuộc chơi" dễ gì.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?

    06/02/2007Lê HàĐang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?
  • Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi

    12/07/2006Nguyễn Văn ĐôngTrong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biếnđộng, lúc nóng, lúc lạnh gây sựchú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấnđề này, Tạpchí Nhà Quản lýđã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn

    27/11/2005Ngô Việt - Hải YếnKhi hình thành thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều người hy vọng rằng đây sẽ là một "chỗ trũng” để huy động vốn đầu tư. Nhưng sau ba năm hoạt động, TTCK có lẽ mới dừng ở mức độ tập dượt trên một cái ao nhỏ. Vậy cần làm gì để TTCK phát huy được những mặt tích cực của nó trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân...
  • Về chứng khoán và đầu tư chứng khoán

    24/11/2005Nguyễn MinhThị trường chứng khoán là gì? Tại sao người ta đầu tư vào chứng khoán? Ta có thể tối đa hoá lợi nhuận từ chứng khoáng hay không?