Khi “sếp” mê chứng khoán
Khi “sếp” đã mê thì còn “máu” hơn cả nhân viên, sẵn sàng bỏ việc để
Điện thoại đến một Công ty tư nhân tìm vị Giám đốc để xin cuộc hẹn phỏng vấn thì người nhận điện thoại đầu dây đằng kia không ai khác đó chính là cô Thư ký, cô cho hay: “Sếp em đi công tác bên ngoài”, điện di động cho anh thì nghe chữ được chữ mất vì không khí xung quanh có vẻ rất ồn ào, náo nhiệt. Với giọng điệu gấp gáp anh kết thúc nhanh: ”Anh đang ở sàn SSI trên đường, phố…. em có rảnh thì chạy đến đây”!
Và cho dù đã “bắt cóc” được anh ra khỏi sàn chứng khoán thì cũng không có được thông tin như mong muốn vì anh cho biết thời gian gần đây phần lớn công việc anh đã bàn giao cho Phó Giám đốc và Thư ký. “Mọi việc ở Công ty đã đi vào ổn định, vận hành tốt nên anh không cần trực tiếp làm nữa”, anh biện bạch.Sau đó, anh rất hào hứng khi nói về giá cổ phiếu sẽ tăng/giảm ra sao, Công ty nào có định hướng làm ăn tốt, Công ty nào sắp phát hành cổ phiếu đợt 2... Cũng trong các lần la cà sàn chứng khoán, người viết gặp lại anh N, chủ một quán cafe lớn tại Trung tâm Sài Gòn, thật bất ngờ khi anh tâm sự “Đã sang lại quán cafe vì không có người quản lý, trông coi”. Thì ra, bây giờ anh chỉ dành thời gian cho chứng khoán không còn màng gì đến việc kinh doanh cafe, một ngành mà cách đây 2 năm anh nói là nghề đầy tiềm năng và anh rất tâm huyết.
Chia sẻ về vấn đề trên, anh Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc điều hành Công ty Awareness ID cũng nhận định hiện tượng doanh nhân lơ là công việc để lên sàn ngày càng phổ biến. “Một số đối tác làm việc trực tiếp với tôi trước đây bây giờ toàn giao việc cho đàn em, tôi hỏi thì họ bảo họ chuyển sang công việc đầu tư tài chính, thì ra là họ bận bịu vì chứng khoán”, anh Bảo kể. Anh V.T, một nhà báo kỳ cựu và đã từng làm “sếp” tại một vài tờ báo tại Thành phố Hồ Chí Minh, mới đây đã chuyển nghề. Anh nói về công việc mới của mình rất ngắn gọn, chỉ 3 từ: “chơi chứng khoán”. Giới doanh nhân khi thâm nhập thị trường chứng khoán thì không tỏ ra “liều mạng” như các bà nội trợ, tiểu thương...
Có thể nói thị trường chứng khoán tuy đã xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng mới thực sự bừng nóng ở Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường