Thị trường cổ phiếu OTC: Lời lắm lỗ nhiều...
Thị trường cổ phiếu OTC (cổ phiếu chưa niêm yết) đang sốt từng ngày chẳng thua gì cổ phiếu niêm yết. Do chưa được kiểm soát chặt chẽ nên thị trường này đang có những diễn biến khó lường...
Ai cũng khoe thắng, vậy ai là người chịu lỗ?
Với tốc độ tăng trưởng phi mã của TTCK hiện thời, những món lời khổng lồ từ cổ phiếu OTC chưa hẳn chỉ là giấc mơ. Ai dám cầm cố nhà cửa, vay mượn hay dốc tiền đầu tư 500 triệu, 1 tỷ vào cổ phiếu OTC của HA-GL, NH An Bình, Eximbank từ đầu tháng 12-2006 thì nay thu lời trên tỷ bạc không phải là chuyện lạ. Hiện thực ấy đang đẩy giấc mơ đổi đời nhờ OTC lan khắp giới đầu tư chứng khoán. Việc dân trúng chứng khoán đổ tiền mua Toyota Camry 2007, căn hộ cao cấp Phú Mỹ Hưng, Lancaster, The Manor... khiến “cháy hàng” thời gian qua càng khiến nhiều người lao vào thị trường này.
Trớ trêu thay, tin đồn lại là một trong những tác động chính khiến cổ phiếu OTC xuống hay lên giá. Chẳng công ty hay cơ quan quản lý nào quan tâm hoặc cải chính những tin đại loại như công ty M nợ nần tứ tung, công ty H sắp bị công an “hỏi thăm”, công ty L trốn thuế hay B vừa lời năm 2006 hơn 30 tỷ, một ngân hàng Mỹ sắp mua Đ... Nhưng những tin này có khi lại quyết định sự tán gia bại sản hay đổi đời hàng ngàn người...
Trong hay ngoài nhiều công ty đang có cổ phiếu OTC nóng đều luôn có hàng chục “cò” chờ chực để mua đi bán lại. Ngay trước trụ sở công ty Mai Linh những ngày qua, dân buôn bán OTC chẳng lạ gì mặt mũi “cò” V, H, N... những người từng chinh chiến qua thị trường đất phân lô, căn hộ... Những phi vụ buôn bán cổ phiếu MLG, HA-GL, Eximbank... lời 3, 4 tỷ trong vài tháng qua đã kéo biết bao người lao vào OTC với hy vọng đổi cả đời con cháu. Tuy nhiên, nói như anh Nguyễn Việt Long, người "ngồi đồng" tại chợ chứng khoán cạnh SSI trên đường Nguyễn Công Trứ hàng ngày thì “ai cũng khoe mình thắng chứ ngày nào tôi chả thấy nhiều người muốn khóc vì thua lỗ”.
Dân đầu tư cổ phiếu OTC thì có khá nhiều bài học mà học phí phải trả bằng tiền tỷ. Do tranh mua trong phiên đấu giá “đông chưa từng có” giá CP của Bảo hiểm dầu khí (PVI) bị đẩy lên trên 160.000 đ/ CP nhưng có khi rớt xuống dưới 140.000đ/CP mà rao mãi chẳng có người mua... Anh Đặng Ngọc L (Công ty Gemadep) thì ngậm quả đắng vì hơn 20 ngàn cổ phiếu PVI của anh từng được trả 185.000đ/CP mà không thèm bán, nhưng rồi phải chấp nhận giá 165.000đ/CP để đáo hạn ngân hàng. Những ngày qua L ngơ ngẩn vào ra vì PVI lại vượt qua 200.000đ/CP.
Không chỉ PVI mà nhiều loại cổ phiếu OTC khác cũng rơi vào cảnh tương tự do những cơn nóng lạnh của thị trường. Giá CP của Eximbank từng lên 15 triệu đ/CP (mệnh giá 1 triệu mỗi cổ phiếu) và không ít người ôm hẳn những lô 5.000-10.000 CP nhưng có lúc phải bán tống bán tháo với giá 11,5 triệu để gỡ vốn để rồi “đứt ruột” vì đầu tháng 3-2007 đã lên hơn 22 triệu/CP!
Bỏ ra vài tỷ là có thể làm giá cổ phiếu được?
Ai cũng thắng, vậy ai sẽ là người chịu lỗ? Ảnh minh họa: LAD |
“Đại gia” Vũ Văn H. người đã chơi chứng khoán từ 25 năm nay (20 năm tại thị trường New York và 5 năm tại TP Hồ Chí Minh) tiết lộ: “chỉ cần bỏ ra vài tỷ là có thể tung tin làm thị trường OTC nhích lên hay hạ xuống chút ít, còn nếu có 2 - 3 chục tỷ thì có thể làm giá cổ phiếu OTC được. Số tiền này với những người chúng tôi chỉ là số lẻ còn với các bà nội trợ, hưu trí, dân văn phòng… là cả gia tài. Nhưng họ không biết rằng đang đem gia tài nhỏ bé của mình góp phần làm giàu thêm cho các đại gia với cách đầu tư chạy theo số đông như hiện nay”.
Chiêu thường dùng nhất là “thông tin mật” như ngân hàng A, công ty B sắp chia cổ tức hay bán thêm cổ phiếu với giá ưu đãi, rồi doanh nghiệp C đang được tập đoàn D của Mỹ chuẩn bị mua cổ phần. Cao hơn nữa thì đưa tin T vừa lỗ 4 tỷ quý này, để gom mua giá rẻ rồi sau đó lại đưa tin cải chính "lỗ chỉ là tin vịt"...
Phó GĐ một công ty chứng khoán lớn cho biết: “hiện thị trường OTC cũng đang bị làm giá và lũng đoạn còn hơn thị trường niêm yết”. Còn chuyên gia chứng khoán Huy Nam thì cảnh báo: “ai nhảy vào giai đoạn cuối của đợt tăng giá và tham lời sẽ lỗ thê thảm khi giá xuống”. Nhiều người biết điều đó nhưng “có gan làm giàu” nên họ vẫn chấp nhận.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường