Sức nóng cổ phiếu OTC

05:41 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Ba, 2007

Quy mô lớn, lợi nhuận cao, hàng hóa phong phú là những yếu tố khiến sàn giao dịch không chính thức (OTC -dành cho các cổ phiếu chưa niêm yết) luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu như sức nóng của các cổ phiếu đã niêm yết trong thời gian qua là một thì trên thị trường OTC phải gấp đôi. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường quản lý để thu hẹp thị trường OTC nhưng không vì thế mà sức nóng của thị trường này giảm xuống, thậm chí còn có xu hướng ngược lại.

Không thiếu “hàng nóng”

Hàng nóng là cách mà dân chơi chứng khoán dành chỉ những cổ phiếu tốt (blue-chip), luôn được giới đầu tư săn tìm như Ngân hàng, dầu khí, viễn thông… trong đó, Ngân hàng luon dẫn đầu danh sách này. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường niêm yết tập trung mới chỉ có mặt của hai Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (mà chứng khoán là STB) và Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB). Vì vậy, sức nóng cổ phiếu Ngân hàng tập trung chủ yếu ở sàn OTC. Nhất là vào thời điểm hiện nay, khi các Ngân hàng cổ phần Thương mại vừa công bố mức lợi nhuận năm 2006 - mức lợi nhuận thuộc nhóm cao nhất trong nền kinh tế khiến thị trường OTC càng trở nên “khát” loại cổ phiếu này.

Cuộc săn lùng cổ phiếu Ngân hàng ngày càng ráo riết, tỉ lệ thuận với việc giá cổ phiếu của các Ngân hàng ngày càng tăng mạnh. Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu của Ngân hàng cổ phần xuấtnhập khẩu Việt Nam (Emimbank). Với lãi trước thuế năm 2006 lên đến 358 tỉ đồng, cổ đông được chia cổ tức bằng cổ phần lên đến 56%, cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được mua một cổ phiếu với giá bằng mệnh giá… Những thông tin công bố trong đại hội cổ đông vừa qua của Eximbank đã khiến chỉ trong vòng 1 tuần, giá cổ phiếu của ngân hàng này tăng vọt từ khoảng 11 triệu đồng/cổ phiếu lên tới 15 triệu đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên,không phải dễ để sở hữu được cổ phiếu này bởi nguồn cung hầu như không có. Tâm lý của các nhà đầu tư là ôm hàng tiếp tục chờ. Chị Nga, nhà đầu tư đang sở hữu 100 cổ phiếu Eximbank nên bất chấp giá lúc đó đã lên tới trên 13 triệu đồng/cổ phiếu chị Nga vẫn dồn tổng lực mua vào 100 cổ phiếu với kế hoạch, sau đại hội cổ đông, với những thông tin “quý hơn vàng” như kể trên, Chị Nga quyết định ôm hàng chờ tới “trên 18 triệu đồng/cổ phiếu mới bán”.

Tương tự, Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà Hà Nội (Habubank), vốn điều lệ 1000 tỉ đồng nhưng lãitrước thuế lên tới đến 232 tỉ đồng năm 2006 khiến cổ phiếu của Habubank từ 80.000đồng/cổ phiếu leo lên 150.000 đồng/cổ phiếu.Quy mô không lớn, cổ tức năm 2006 mới được tạm ứng ở mức 12% nhưng việc bán 10% cổ phần cho Ngân hàng BNP Paribas của Ngân hàng phương Đông đã giúp cho cổ phiếu ngân hàng này tăng từ 8.500.000đ/CP lên 12.000.000đ/CP.

Rủi ro thường trực

Trên sàn OTC thời điểm này có khoảng gần 50 cổ phiếu thường xuyên giao dịch, hầu hết các cổ phiếu này đều nằm trong top các cổ phiếu nóng được giới đầu tư săn lùng như Ngân hàng - tài chính, dầu khí, viễn thông… Tuy nhiên, giá cổ phiếu trên thị trường OTC thì không có cơ sở nào để xác định. Ngay cả bảng giá tham khảo của các Công ty chứng khoán đưa ra hiện nay cũng trong tình trạng “mỗi nơi một giá” và rất lạc hậu so với giá giao dịch trên thị trường. Đây cũng chính là yếu tố tiềm ẩn sự rủi ro cao của thị trường này. Thực tế, giá cổ phiếu ở thị trường OTC không tính theo ngày, cũng không có biên độ tăng giảm như trên sàn chính thức mà bị đốt nóng từng giờ, thậm chí từng phút. Không ít trường hợp chỉ sau mấy chục phút trên đường đi đến để thực hiện giao dịch cũng có thể làm thay đổi giá cổ phiếu đã được thỏa thuận trước đó. Đây chính là cơ sở cho nhiều kẻ đầu cơ ra chiêu kiếm lời.

Một tay chơi chứng khoán chuyên nghiệp đã từng tiết lộ về các “đòn gió” nhằm đẩy giá cổ phiếu OTC lên cao. Điển hình là việc rỉ tai những thông tin “bí mật cho tất cả mọi người đều biết” như sắp chia cổ tức, bán cổ phiếu ưu đãi, chuẩn bị kết hợp với đối tác nước ngoài… Những thông tin ảo này được truyền tai nhau và nhanh chóng có hiệu lực. Khi giá cổ phiếu được đẩy lên cao, giới đầu cơ “bung” hàng ra bán kiếm lời. Cũng có trường hợp, giới đầu cơ làm giá bằng cách bỏ tiền ra “gom hàng”, tạo cầu ảo khiến giá cổ phiếu bị đẩy lên cao. Đến khi thị trường bị đốt nóng, bị đẩy vào tình trạng khan hiếm giả tạo mới tuồn hàng ra bán. Những chiêu thức này khá đơn giản nhưng hiệu nghiệm bởi rất nhiều người chơi chứng khoán trên sàn OTCtheo phong trào mà không cần biết đến hoạt động của Công ty phát hành cổ phiếu.

Lợi nhuận bao giờ cũng tỉ lệ thuận với rủi ro. Với hàng chục Tổng Công ty được cổ phần hóa trong năm 2007 báo hiệu một năm đầy sôi động và không thiếu kịch tính của thị trường OTC đã bắt đầu.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguy cơ phát triển “bong bóng” của chứng khoán Việt Nam

    19/02/2007TS. Phan Minh Ngọc (Đại học Kyushu, Nhật Bản)Thị trường chứng khoán đang ở trạng thái hưng phấn quá mức, được quản lý còn khá lỏng lẻo, và cực kỳ rủi ro cho những nhà đầu tư amateur mù mờ...
  • “Chơi” chứng khoán: “ăn xổi” có dễ kiếm lời?

    07/02/2007Hoàng MinhChưa cần biết việc đầu tư cổ phiếu - chơi chứng khoán cuốn hút đến cỡ nào, nhưng đến các phiên giao dịch hàng sáng thì mới thấy rõ phần nào một hình thức "kinh doanh", "làm giàu, kiếm sống", thậm chí cả "đánh bạc" mới nổi lên. Chơi chứng khoán bám sàn, bám "mạng" trong các phiên giao dịch đã đành, chơi chứng khoán “ngoài sàn" cũng phải bám... chẳng kém. Thậm chí, với nhiều dân chơi đang có công ăn việc làm hẳn hoi nhưng đã từ bỏ nghề ăn lương hàng tháng để theo các "con" cổ phiếu mỗi ngày.
  • Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?

    06/02/2007Lê HàĐang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?
  • Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi

    12/07/2006Nguyễn Văn ĐôngTrong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biếnđộng, lúc nóng, lúc lạnh gây sựchú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấnđề này, Tạpchí Nhà Quản lýđã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn

    27/11/2005Ngô Việt - Hải YếnKhi hình thành thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều người hy vọng rằng đây sẽ là một "chỗ trũng” để huy động vốn đầu tư. Nhưng sau ba năm hoạt động, TTCK có lẽ mới dừng ở mức độ tập dượt trên một cái ao nhỏ. Vậy cần làm gì để TTCK phát huy được những mặt tích cực của nó trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân...
  • Về chứng khoán và đầu tư chứng khoán

    24/11/2005Nguyễn MinhThị trường chứng khoán là gì? Tại sao người ta đầu tư vào chứng khoán? Ta có thể tối đa hoá lợi nhuận từ chứng khoáng hay không?
  • xem toàn bộ