Đạo nhà

12:00 SA @ Thứ Sáu - 17 Tháng Ba, 2017

Người Việt chúng ta có một đạo riêng để thờ mà cụ Đồ Chiểu gọi là "đạo nhà":

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

Đạo nhà hay đạo thờ cúng ông bà là cái đạo gốc của người Việt Nam nói lên tấm lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành đã có công lao nuôi dưỡng cho mình nên người và với các bậc tiền nhân có công duy trì dòng họ, góp phần làm phong phú thêm cái vốn vật chất và cả tinh thần cho những lớp người kế thừa.

Ngoài bàn thờ ông bà, cha mẹ không bao giờ thiếu trong các gia đình truyền thống, mỗi tộc họ có đền thờ tiên hiền, mỗi làng xã có đình, miếu thờ vị thần đã có ông tiên lập, tất cả đã thể hiện lòng biết ơn của kẻ đến sau.

Như lời của một triết gia Hy Lạp từ thời cổ đại rằng "lòng biết ơn là một đặc tính đứng đầu mọi đức tính khác", chúng ta đã được gắn kết qua nhiều thế hệ, thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa tích lũy nhiều đời, từ đó mà nơi mỗi người tiềm ẩn những nhận thức sống hợp với đạo lý và luôn có một ý thức cộng đồng sâu đậm.

Anh Cả, anh Hai: Mỗi gia đình, ở Việt Nam, là hình ảnh của quốc gia được thu nhỏ lại, hay nói cách khác quốc gia Việt Nam là một gia đình mở rộng. Chúng ta nhìn thấy điều ấy rất rõ khi ở miền Bắc người con đầu lòng gọi là anh Cả, chị Cả, song ở miền Nam thì con đầu là anh Hai, chị Hai.

Điều này đã được giải thích là từ khi tiến về Nam để tìm đất mới hầu mong thoát cảnh khổ nghèo hoặc thoát khỏi sự trói buộc của những luật lệ phong kiến khắt khe thì người dẫn đầu của các đoàn người ra đi là những anh Hai, còn các anh Cả phải ở lại nhà để mà chăm sóc mộ phần tổ tiên. Từ đó, ở miền Nam các con đầu lòng chỉ được gọi là anh Hai, chị Hai, bởi ngầm hiểu rằng anh Cả, chị Cả ở ngoài miền Bắc.

Như vậy, ở đâu trên mảnh đất Việt Nam này chúng ta cũng nằm trong một gia đình. Sau khi Pháp đã chiếm được Việt Nam, vào giữa thế kỷ XIX, một sử gia Pháp bấy giờ là Gosselin đã viết: "Khi chúng ta đặt chân đến nước này, chúng ta đã phải đối đầu với một dân tộc có sự thống nhất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta".

Tuy nhiên, sự gắn kết và thống nhất ấy không làm chúng ta trở thành những người cố chấp, hẹp hòi mà chính qua những thăng trầm lịch sử, qua các cuộc chiến chống quân xâm lược, chống thiên tai, địch họa, qua sự xê dịch không ngừng để tìm đất sống, chúng ta đã có một quan niệm rộng mở về đời và điều này được ý thức từ cơ sở gia đình.

Hẳn là vì vậy mà khi người Hoa trốn chạy khỏi triều Mãn Thanh để sang Việt Nam tị nạn, chúng ta đã tiếp nhận họ với lòng rộng mở và kể từ đó họ được gọi là anh Ba, cũng như mãi về sau này những người Ấn Độ nhập cư Việt Nam, được gọi là anh Bảy, hoặc thân mật hơn anh Bảy Cà Ri. Như thế đã có anh Cả, anh Hai, lại thêm anh Ba, anh Bảy, chúng ta đều là anh em sống chung dưới mái cửa một gia đình.

Tình nghĩa:Từ đó, ta thấm thía hơn về tiếng "tình nghĩa" trong ngôn ngũ Việt. Có lẽ chỉ người Việt Nam mới nói "tình nghĩa vợ chồng", "tình nghĩa họ hàng", "tình nghĩa thầy trò"... Và sự hòa hợp của một lứa đôi, không chỉ tạo được niềm vui trong cảnh thiếu thốn, nghèo nàn: Râu tôm nấu với ruột, chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon, mà còn tạo được sức mạnh phi thường: Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

Nhà tôi: Chẳng rõ có dân tộc nào trên thế giới như người Việt Nam dùng tiếng "nhà tôi" để nói về người bạn đời với người thứ ba. "Nhà" gợi lên hình ảnh lớn lao, vững chãi dẫu là nhà tranh vách đất và có ý nghĩa cổ định. "Nhà" cũng là nơi đùm bọc, chở che, lưu trữ bao nhiêu giá trị về mặt tinh thần cũng như cất giữ bao nhiêu vốn liếng về phần vật chất.

"Nhà tôi" là một tiếng gọi bình đẳng cho vợ và chồng. Tính bình đẳng ấy là một đặc điểm của gia đình Việt Nam ta xưa, trước khi tập nhiễm quan niệm "chồng chúa, vợ tôi" vay mượn từ ngoài.

Ngoài tiếng "nhà tôi" ở ngôi vị thứ ba, người Việt ngày xưa quen dùng tiếng "mình" giữa vợ và chồng. Tiếng "mình" cũng mang tính cách bình đẳng, ra ngoài đẳng cấp và ngoài giới tính. Dĩ nhiên, vợ chồng không thể gọi nhau bằng "đầu” chẳng hạn. "Đầu ơi, anh yêu đầu lắm", vì tuy quan trọng nhưng đầu ở trên thượng đỉnh có tính năng động của sự xét nét, khó mà gần gũi. Cũng không thể gọi nhau bằng "tay, chân", vì nó lèo khoèo, lòng thòng, có vẻ bất ổn và không đủ sức bảo đảm cho sự tin yêu.

Chỉ có tiếng "mình" với cái khối lượng lớn lao trong một con người mang nhiều cơ năng trọng yếu, tiếng "mình" thân mật và êm đềm ấy, gần gũi và ổn định ấy là tiếng xưng hô riêng biệt của người Việt Nam muốn tìm kiếm trong hôn nhân một sự hòa đồng, hòa nhập, một sự kết hợp đầy tính thống nhất giữa hai con người có thể ở hai hoàn cảnh, ở hai trình độ nhưng đã chấp nhận phối hợp để thành một người duy nhất có nhiều giá trị cũng như quyền năng...

Chính những nét văn hóa ấy đã làm nên cội nguồn sức mạnh dân tộc và gắn kết keo sơn mỗi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Giáo dục văn hoá cho con cái

    16/09/2013Quế PhươngNgày nay trong rất nhiều gia đình, nếu các nếu các vấn đề học tập, ăn mặc, vui chơi, giải trí của con cái đều được chú trọng thì hầu như việc giáo dục văn hoá chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù co khi nó vẫn diễn ra một cách tự phát. Thậm chí có những bậc cha mẹ cho rằng chính nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm về giáo dục văn hoá còn gia đình hoàn toàn không làm gì được trong lĩnh vực này. Nhận định này không chính xác vì thật ra gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục văn hoá và cần phải bắt đầu áp dụng càng sớm càng tốt một cách có ý thức.
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Còn không chữ “hiếu”, chữ “tình”

    17/11/2006Trịnh Thanh SơnNghe thiên hạ ồn lên về cuốn Tự truyện của Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc...
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Phỏng vấn một vị “trụ cột gia đình”

    18/03/2006Ba BêDù phụ nữ đã được coi là bình đẳng với nam giới và rất nhiều chị em thành đạt, nhưng các đấng mày râu cũng như toàn xã hội vẫn coi đàn ông - tức người chồng, người cha là “trụ cột gia đình"...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ
Close menu