Phỏng vấn một vị “trụ cột gia đình”
Hỏi: Phải chăng tronggia đình, ôngđược coi là trụ cột?
Đáp: Các vị thừa hiểu rồi đó, cho dù phụ nữ đã được coi là bình đẳng vớinam giới và rất nhiều chị em thành đạt, có vị trí cao trong xã hội, nhưng các đấng mày râu cũng như toàn xã hội vẫn coi đàn ông - tức người chồng, người cha là “trụ cột gia đình". Dĩ nhiên tôi cũng là một trụ cột trong vô vàn những trụ cột ấy.
Theo chúng tôi biết, trong gia đình ông,bà xã là người lo toan tất cả, từ việc lớn như kiếm tiền, nuôi dạy con cái, đến việc như quét nhà, nấu cơm, rửa bát... Vậy thì vai trò “trụ cột" của ông ở đâu?
Sao các vị chậm hiểu thế!"Trụ cột" tức là điểm tựa tinh thần, chứ đâu phải ba cái việc lo toan lẻ tẻ như kiếm tiền, rửa bát...
Thếcông việc “trụ cột’ ông thường làm là gì?
Sáng ngồi quán uống cà phê, bình luận trên trời dưới biển, kim cổ đông tây... Tất nhiên thời điểm này trọng tâm dư luận phải là vụ 140 xe con của PMU 18 dùng vào việc gì. Trưa về ung dung ngồi vào mâm cơm vợ con đã bày sẵn. Sau giấc ngủ trưa lại theo bạn bè ra quán nhậu, lai rai bia bọt... “Phê" nữa thì cá độ chút chút hoặc bài phỏm tí xíu cho tăng thêm phong độ đấng mày râu.
Như vậy, ông không cần nhúng tay vào mọiviệc gia đình?
Đã bảo là “trụ cột” chỉ chịu trách nhiệmvề mặt tinh thần. Đại loại thế này, nhờ chức danh làm chồng, làm cha của tôi nên vợ con tôi mới yên tâm làm ăn, tề gia nội trợ, xây dựng gia đình bền vững. Các vị cũng là trụ cột gia đình mà không biết phận sự của mình sao?
Xin ông thứlỗi, mạn phéphỏi câu cuối cùng: Cólúc nào ông nghĩ,loại trụ cột như ông nếu chẳng may “biến mất” thì liệu xảy ra điều gì?
Chắc chắn là vợ con tôi sẽ thương, sẽ khóc, nhưng gia đình tôi vẫn luôn luôn bền vững, bởi bà xã đã quen làm tất cả mọi việc rồi. Thếmới tuyệt vời chứ!Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt