Đại học: Ao tù hay bệ phóng tri thức?
Vì lẽ đó mà người ta thấy các phát minh khoa học, các ứng dụng công nghệ, các học thuyết mới phần nhiều đến từ các trường ĐH và chủ nhân của những cái mới đó thường là các giáo sư, giảng viên ĐH. Độc giả Việt Nam thường xuyên đọc được những bài báo về chuyện ĐH này, giáo sư nọ công bố công trình này, ứng dụng kia, đưa ra lập luận này hay giả thuyết khác mà hiếm khi nào thấy chuyện tương tự với nhà khoa học Việt Nam nói chung và ĐH Việt Nam nói riêng.
Tình trạng này nghiêm trọng đến mức hiệu trưởng một trường ĐH lớn tại TP.HCM, người từng là giám khảo nhiều cuộc thi có liên quan đến nghiên cứu khoa học, đã phải phát biểu trên tờ Thanh Niên ngày 4-12: “Hiện nay rất nhiều trường ĐH tuyên bố đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, rất nhiều trường trong số đó chỉ làm theo phong trào, chạy theo số lượng chứ không hẳn là chất lượng”.
Để đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam, việc tham chiếu đến hàm lượng tri thức trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là rõ. Ngoại tệ của Việt Nam đang phụ thuộc vào những sản phẩm gì? Đó là dầu thô, than thô, quặng thô, dệt may, thủy hải sản sơ chế và nhiều sản phẩm thô sơ khác. Khoa học tham gia được bao nhiêu phần trăm và chân tay tham gia bao nhiêu phần trăm?
Thảm cảnh trong các trường ĐH hiện nay là giảng viên sống với đồng lương chết đói. Có những trường ĐH trả cho giảng viên trẻ 15.000 đồng/tiết giảng dài 45 phút. Điều đó có nghĩa là nếu họ dạy kín được 12 tiết/ngày và 30 ngày trong tháng, tiền dạy của họ sẽ được... 5,4 triệu đồng!
Các giảng viên này không còn cách nào khác là phải vật lộn, xoay xở với việc dạy thêm, làm thêm bên ngoài. Thời gian nghiên cứu khoa học ở đâu ra bây giờ? Thực ra nói thế cũng không hẳn là đúng. Họ chính là những người dành nhiều thời gian nhất để nghiên cứu về... khả năng sống sót của con người trong môi trường ĐH.
Mặc dù vậy, nói đi cũng phải nói lại, biết là làm giảng viên sẽ chết đói mà vẫn nhiều người xông vào. Thậm chí tốn cả tiền để xông vào. Xông vào xong thì bắt đầu kêu dạy nhiều, tiền ít, cơ chế bó buộc, thời gian, tâm huyết đâu mà nghiên cứu. Tự họ không ý thức được hoặc ý thức được nhưng rũ bỏ trách nhiệm sản xuất tri thức của mình. Trường ĐH nhờ vậy chỉ còn là chiếc ao tù, bới mãi những tri thức vay mượn, chắp vá từ nhiều đời trước.
Một số giảng viên kêu là cơ chế kìm hãm sự sáng tạo, muốn nghiên cứu cho ra hồn cũng chẳng được. Đã đành là cái cơ chế này cũng chật hẹp lắm nhưng người mang danh là làm khoa học phải là người nới rộng các giới hạn hoặc ít nhất là sử dụng hết cái không gian tự do mà anh đang có chứ không phải suốt ngày đổ lỗi cho khách quan.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân