Cuộc cách mạng phong cách sống cho thế kỉ 21

Umair Haque trên Harvard Business Publishing
03:38 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Năm, 2015

Bạn muốn xây dựng một thế kỷ 21 tươi đẹp hơn. Nhưng làm thế nào? Đó là điều mà tôi được hỏi rất nhiều trên Twitter và những nơi khác.

Chúng ta có thể cảm nhận được nó, hầu hết trong chúng ta, tại nơi sâu thẳm bên trong. Sự cứu trợ về tài chính, khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản thứ tư trên thế giới sụp đổ, thiên nhiên bị tàn phá, tương lai mù mịt. Trừ khi chúng ta làm điều gì đó, nếu không tương lai sẽ không mấy tươi sáng.

Đây là lý do: Nền kinh tế phải đối mặt với hàng loạt sự thay đổi về cấu trúc kiến tạo. Những bánh răng lớn nhất của cỗ máy này cần được khởi động lại trong thập kỷ tới. Tiêu thụ phải giảm. Tiết kiệm phải tăng. Đầu tư phải hiệu quả hơn. Thu nhập và của cải phải được phân chia công bằng hơn. Khoản vay tương lai phải chậm hơn. Tỉ lệ mà chúng ta đánh gia trong tương lai phải phát triển. Tự tăng trưởng phải được tái tạo.

Hãy nghĩ tới điều này như việc tái tạo lại sự thịnh vượng của chính bản thân nền kinh tế. Nó sẽ diễn ra thế nào? Ai sẽ khởi động lại những bánh răng lớn này? Các tổ chức chính là những người điều chỉnh bánh răng, và thiết lập mức giá. Doanh nghiệp, giao dịch ảo, ngành công nghiệp, tài nguyên, "lợi nhuận", và "GDP".

Đó là tất cả các công cụ của thời đại công nghiệp. Chúng vẫn vây quanh chúng ta ngày nay. Một hình thức tốt hơn cho nền kinh tế cần một sự thiết lập mới. Những hình thức mới về thành phố, cộng đồng, thị trường, vốn, hợp đồng, tốc độ tăng trưởng...

Điều này phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Muốn điều gì đó tốt hơn? Những điều này không đến từ Ben Bernanke, Lloyd Blankfein, hoặc Anderson Cooper. Nó bắt đầu với bạn.

Tạo nên một thế kỷ 21 tươi đẹp hơn nghĩa là bạn cần phải ngừng phong cách sống như ở thế kỷ 20.

Vậy tôi cần làm gì? Đây là 8 cách để bắt đầu một điều tốt đẹp hơn.

Đầu tư. Cụ thể hơn, hãy ngừng đầu tư vào những công ty làm việc không tốt. Hãy đặt tiền của bạn vào những nơi có thể sinh lời và hỗ trợ những công ty có thể tạo ra lợi nhuận, nhưng những lợi nhuận này đến từ những vật dụng có ích là điều quan trọng nhất. Ngừng đầu tư vào những việc không tốt. Điều quan trọng là đầu tư theo cách: có sự quan tâm, tham gia, đặt tiền để đầu tư dài hạn.

Phân bổ.Có một điều khó hiểu là nhiều người để tiền của họ trong những ngân hàng lớn và để nó thất thoát dần qua những đợt cứu trợ tài chính. Hãy chuyển tiền của bạn đến những ngân hàng khác, một ngân hàng địa phương, ngân hàng truyền thông, một ngân hàng mà không cần cứu trợ tài chính, hoặc một kiểu ngân hàng hoàn toàn mới, như là BankSimple. Hãy chuyển sang những khoản chi phí thấp và những lợi ích rõ ràng.

Cắt giảm."Tiêu thụ" ít hơn. Bạn có thực sự cần một cái quần bò may mới? Ba cốc Frappuccinos đậu nành mỗi ngày, hay một chiếc TV lớn hơn? Những điều tốt đẹp hơn không đến từ việc tiêu thụ mạnh mẽ các sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà đến từ việc học cách bỏ tiền ra để mua những sản phẩm tuyệt vời được làm từ tình yêu, đạo đức và niềm đam mê.

Làm việc. Bạn giỏi trong một lĩnh vực nào đó. Hãy ngừng phung phí tài năng của mình vào những tổ chức không biết phân bổ nó, sử dụng nó không đúng mức, hay thậm chí là lạm dụng nó. Nếu bạn đang làm gì đó vô nghĩa, hãy từ bỏ. Điều tốt đẹp không đến khi bạn dành cuộc đời mình để làm việc không hiệu quả. Nó chỉ xảy ra khi những công việc có ích được hoàn thành.

Hãy tìm đến những công ty tốt hơn. Điều này không dễ dàng. Nhưng vấn đề là: trong thập kỷ tới, những doanh nghiệp không thể làm tốt hơn, những người phung phí tài năng của mình, sẽ biến mất. Hãy từ bỏ ngay bây giờ, trước khi bạn bị từ bỏ.

Sống. Nếu bạn đang sống ở một nơi nào đó vô nghĩa, hãy chuyển đi. Vùng ngoại ô, trên đường cao tốc...: đó là ước mơ của người Mỹ thế kỷ 20. Ở thế kỷ 21, nó giống với ước mơ của Richard Florida là làm ăn phát đạt, gắn bó chặt chẽ với truyền thông. Đó là điều tạo nên các thành phố sầm uất. Buộc phải sống ở một nơi nào đó, thành phố lớn với khói bụi, khí độc, và hơn nữa? Những nơi đó được xây dựng để hỗ trợ nền kinh tế công nghiệp.

Ngày nay, chúng là những rào cản cần được gỡ bỏ. Hãy chuyển đến nơi có cộng đồng địa phương nồng ấm, những con người tài năng, một cộng đồng bạn có thể nuôi dưỡng và nuôi dưỡng lại bạn. Nó sẽ giúp ích cho tâm hồn của bạn.

Văn minh. The Dark Mountain cho rằng vấn đề lớn của thế giới hiện tại chính là văn minh. Tôi cho rằng chúng ta cần được "tái văn minh". Chúng ta đã quên công dân nghĩa là gì. Hãy tham gia xã hội văn minh. Trở thành một người tình nguyện, hướng dẫn ai đó. Tham gia vào các chương trình phi lợi nhuận tại địa phương.

Làm những điều mà các nhà kinh tế học thường gọi là yếu tố tích cực ngoại biên: Những hoạt động đem lại lợi ích cho người khác nhiều hơn là cho bạn. Nền văn minh không phụ thuộc vào lợi ích của cá nhân mà là lợi ích của tập thể.

Hỗ trợ.Hãy hỗ trợ những gì bạn nghĩ là quan trọng. Muốn nền dân chủ thịnh vượng? Hãy mua một tờ báo. Muốn thời trang cao cấp? Hãy dừng việc mua quần áo mùa vụ. Muốn năng lượng sạch? Đầu tư cho mạng lưới điện. Từng lựa chọn bạn đưa ra với tiền, thời gian, và nỗ lực thật sự của bạn sẽ phản ánh việc bạn muốn thế giới tốt đẹp hơn.

Suy ngẫm.Thế kỷ 20 không bao giờ có sự suy ngẫm, chỉ có công việc. Hãy dành ra một ít thời gian, bất kể đang có chuyện gì. Chọn một địa điểm ưa thích, café, nhà hàng, công viên, hay đại lộ. Điều gì làm cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn? Và làm cách nào để đạt được điều đó? Nếu không dành thời gian để suy ngẫm về những câu hỏi này, và tự tìm ra câu trả lời, không điều gì trong số chúng có thể xảy ra.

Tạo nên một thế kỷ 21 tươi đẹp hơn nghĩa là bạn cần phải ngừng phong cách sống như ở thể thế kỷ 20.


Không điều nào trong số những điều trên là dễ dàng. Và nó không thể xảy đến sau một đêm, hoặc không bao giờ hết. Chúng không phải con đường duy nhất để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn, hay tốt đẹp nhất. Đây chỉ là một blog. Và đó là những điểm chính. Đó đơn thuần chỉ là sự chấp nhận trách nhiệm của bản thân trong quá khứ để mỗi chúng ta có thể bắt đầu cho tương lai.

Các tổ chức nổi bật thường được hình thằnh bắt đầu từ dưới lên, họ nắm bắt được vấn đề, và sau đó thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Đó là một loạt các thay đổi nhỏ, như những điều trên, sẽ giúp các tổ chức trong thế kỷ 21 có khả năng tạo nên một sự khởi động lại mình. Hãy coi đó là ước mơ mới của người Mỹ. Đó là một sự thịnh vượng có ý nghĩa hơn, đó là những vấn đề về con người, và đó là sự thành lập các tổ chức hỗ trợ và nuôi dưỡng những công việc có ý nghĩa, sống, và vui chơi. Đó là nhu cầu của thế kỷ 21.

Những sự thay đổi thực sự không bắt đầu với chính phủ, chủ tịch, hay thủ tướng. Nó bắt đầu với mỗi chúng ta. Trong thế kỷ 20, luôn có tiếp thị hàng loạt, độc quyền, và những âm mưu chính trị lớn đến thuyết phục chúng ta từng người một rằng, chúng ta không thực sự tự do: chỉ đủ tự do để lựa chọn hương vị khác nhau của cùng một loại thịt ướp muối độc hại. Đó là một sự lừa đảo, một mưu đồ, một ảo giác mà truyền hình tạo ra. Chúng ta là những con người tự do nhất trong lịch sử. Đây là thời điểm để chúng ta thể hiện đúng với ý nghĩa của nó.

Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ dưới lên. Chán nản với hiện tại? Mệt mỏi với thế kỷ 20? Vậy thì hãy đừng chỉ nói về nó. Hãy từ chối và loại bỏ nó. Hãy xây dựng một thế kỷ 21 thay thế nó.

Một trong những người vĩ đại nhất trong lịch sử đã nói: "Hãy thay đổi thế giới theo cách mà bạn muốn nhìn nó". Hãy để sự khôn ngoan của Gandhi tiếp tục được thể hiện trong thập kỷ tới. Bạn muốn một cuộc cách mạng? Hãy tạo nên một cuộc cách mạng theo cách mà bạn muốn.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • Tiêu chuẩn người nổi tiếng

    07/05/2018Lê HoàngGần đây, rất nhiều tổ chức quốc tế gửi thư cho rất nhiều người Việt Nam, đề nghị đóng tiền để có thể được công nhận là người nổi tiếng đủ loại của thế kỷ và cũng khối ông háo danh bị lừa. Siêu thị hài xin đăng tải một thư như vậy...
  • Cử chỉ thông thường của người Việt

    26/09/2017Phan Cẩm ThượngCùng chiều với tính cách nịnh hót là tính cách ưa nịnh nọt, thích quà biếu, thích khen thưởng, thích tâng bốc cũng đồng thời thích được nghe nói dối và o bế những kẻ tâng bốc mình và không bao giờ chấp nhận phê bình. Dân tộc đã có nhiều cơ hội phát triển, nhưng rồi lại chậm lại, thậm chí thụt lùi chỉ vì những tính cách này. Đó là bài học chưa bao giờ được tiếp nhận.
  • Phong cách sống của người đời

    09/07/2017Nhà báo Trường GiangCon người phải biết nói những điều cần nói, nói đúng lúc, đúng chỗ những điều thích hợp, nói theo lẽ phải, hợp với đạo lý, lương tri con người, hợp với xu thế thời đại. Con người phải biết hành động đúng, giúp cho sự bảo vệ chân lý, phải biết hành động có hiệu quả công việc được phân công, nghề nghiệp mình đang theo đuổi để giúp cho sự phát triển của xã hội...
  • Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ

    22/02/2016Vũ Quần PhươngĐiều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại

    15/09/2014Trường GiangCó một quan niệm sai lầm đang chi phối không ít trong lớp trẻ ở những gia đình quyền quý, sang trọng là cần nhanh chóng thoát ra khỏi một sự ràng buộc của gia đình và coi đó là một cách tự giải phóng mình, từ bỏ những ảnh hưởng của nền nếp, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời.
  • 14 điều răn của cổ nhân

    27/05/2014Đ.H.LXã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ. Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm...
  • Nguyễn Hiến Lê, người trí thức chân chính

    29/09/2013Nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong con mắt của những người đồng thời và của lớp hậu sinh thường được nhìn nhận như là một học giả có sự nghiệp trứ tác đáng nể về đủ mọi phương diện khảo cứu, biên soạn, dịch thuật với 122 tác phẩm để đời mà hầu như tác phẩm nào cũng có một giá trị riêng biệt đáng được nhắc nhỏ, mà ít ai nhấn mạnh đầy đủ đến khía cạnh ông là một trí thức chân chính thể hiện ở thái độ yêu nước thương dân chân thành,lúc nào cũng bận bịu việc đời, trăn trở với những nỗi thăng trầm của dân tộc cũng như về những vấn nạn của thế giới mà số phận của dân tộc không thể tách rời...
  • Quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ

    30/11/2009Trần Đình ThảoBài viết trình bày và phân tích sự phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân của Nho giáo, chủ yếu là trên cơ sở quan niệm của Khổng Tử về quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ. Tác giả chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại người này: một là, trên phương diện làm theo đạo “Trung dung”; hai là, trên phương diện nhận thức về nghĩa và lợi; và ba là, trên phương diện thực hành đạo đức. Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc Nho giáo so sánh hai loại người này và mục đích giáo dục của Nho giáo.
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Chân dung người tiêu dùng thời @

    17/07/2009Thanh BìnhTự tin và năng động, rành vi tính hơn thuộc thơ, thích lướt net hơn đọc sách, quan niệm thoáng hơn về tình dục so với những người đi trước… đấy chỉ là một vài nét chấm phá phác họa chân dung của những người tiêu dùng 2.0. Một thế hệ năng động, thế hệ bứt phá, thế hệ của những trào lưu mới… đang dần được hình thành. Nắm bắt được sự đổi thay và tiên liệu được các xu hướng tiêu dùng của những người trẻ, các doanh nghiệp đã có thể tự tin chinh phục hơn một nửa dân số người Việt.
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Người trẻ "sống chạy"?

    19/10/2008Báo Phụ nữKhao khát của số đông bạn trẻ là có sự nghiệp. Nhưng nhiều người, vì hối hả trên đường đua tìm kiếm vật chất, đã bỏ qua nhiều giá trị tinh thần...
  • Đợt sóng Thứ ba

    25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler. Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm...
  • Vẻ đẹp quanh ta

    04/12/2007Phạm NgọcCuộc sống xung quanh có rất nhiều vẻ đẹp, làm cho chúng sáng bừng lên là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Làm đẹp môi trường sống của chính mình là góp phần làm đẹp xã hội. Những thái độ ứng xử trong giao tiếp, rèn luyện nhân cách cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan chung của xã hội...
  • xem toàn bộ