Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng “lãnh đạo”

04:59 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Bảy, 2010
Xem thêm:

Một nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa
.

Ẩn dụ này của Plato chỉ rõ các chính phủ dân chủ luôn luôn đi kèm với một đám đông dân chúng dễ bị lừa phỉnh, mua chuộc, u tối, ngu xuẩn và thảm họa sẽ đến từ đó. Các chính phủ dân chủ phải dùng tầm nhìn ngắn hạn nên không có phương hướng, dễ đảo lộn, sụp đổ. Họ phải trở thành những kẻ dân túy trơ tráo, thủ đoạn nếu muốn được bầu và bầu lại. Vì vậy, họ luôn lựa chọn những chính sách hiếu chiến, giật gân, ngu xuẩn, dễ thực hiện nhưng được lòng số đông hơn là những chính sách sáng suốt, giàu tầm nhìn, hiểu biết sâu sắc, thông thái, dài hạn.

Thật thảm họa nếu bỏ ngoài tai lời khuyên của các hoa tiêu đầy kinh nghiệm, chuyên định hướng đi bằng các vì sao, luồng nước, hay lời khuyên của một chính phủ vệ binh chuyên cai trị bằng ánh sáng của những mô thức.

Nhưng xã hội không hẳn là con thuyền, nhà cai trị không phải chỉ có hoa tiêu. Con thuyền luôn luôn có một đích đến rõ rệt. Xã hội không hẳn như vậy.

Làm sao ta biết đích đến của một xã hội tương lai sẽ như thế nào?

Một thủy thủ đoàn đồng ý tuân lệnh chỉ huy trong suốt cuộc hành trình, thế nhưng công dân xây dựng xã hội không phải là thủy thủ con tàu. Họ là người chủ thuyền với nghĩa chính xác. Nghĩa là họ có nhiều thẩm quyền trong việc quyết định thuyền sẽ đi về hướng nào và với vận tốc bao nhiêu.

Đúng là những người lái thuyền thành Athens nổi tiếng nhờ sự hiểu biết các vì sao, luồng nước và tài dẫn dắt các con tàu dọc ngang khắp Địa Trung Hải. Nhưng nếu các mô thức không tồn tại thì khó mà biết được làm sao các vệ binh có thể lèo lái nhà nước.

Chuyện ngụ ngôn vệ binh

Platon thừa nhận tầm quan trọng về chính trị của giáo dục. Các vệ binh giáo huấn nhau, cuộc đời kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo giáo dục khắt khe, không có tài sản để trở thành thành viên trung thành của chính phủ.

Các vệ binh không có cá tính, tự do cá nhân mà quy củ, có tính cộng đồng, cao đạo và quyền lực tuyệt đối.

Họ là một đẳng cấp khổ hạnh và tu hành gồm những chuyên gia về chính trị và lời nói của họ là pháp luật, không bao giờ nhận hối lộ.

Quy tắc tuyệt đối của vệ binh là quan liêu. Thường không có cai trị bằng pháp luật và họ phán xử công dân, vụ việc dựa trên những tri thức không thể sai lầm bằng các mô thức. Ánh sáng đạo đức – cái thiện làm các mô thức tồn tại và giúp các vệ binh thấy chúng.

Các vệ binh có những con mắt bên trong “lý tính” để thấy các mô thức Cái thiện giúp những vệ binh trở thành chuyên gia về đạo đức lẫn chính trị chỉ có vệ binh mới là người luôn biết những câu trả lời đúng cho những vấn đề đạo đức.

Quan điểm của Plato về dân chúng:

- Do ông tin tưởng vào kiểu chuyên chế của một nền Độc tài tốt lành, để cai trị số đông, của một thiểu số những người có hiểu biết. Các vệ binh là những nhà cai trị hợp pháp bởi họ biết các mô thức của một “Nhà nước hoàn hảo”.

Những người bình thường phải chấp nhận mình không có quyền hạn gì về chính trị hay tự do, đổi lại họ có được trật tự, hoàn hảo và ổn định.

Plato thẳng thừng tỏ ra thù địch với bất cứ hình thức dân chủ nào. Ông thường gắn kiểu dân chủ với nạn tham nhũng và bạo lực. Ông coi người bình thường dường như ngu dốt, dễ điều khiển, dễ bị kích động để trở thành đám đông tức giận.

Về sau này, triết gia tự do John Stuart Mill (1806-1873)đã chỉ ra công trạng về mặt giáo dục và tự do ngôn luận : Đừng khinh bỉ những người ngu dốt, hãy giáo dục họ. Ông lập luận có phần lạc quan rằng nếu các cá nhân độc lập được phép tranh luận, bàn bạc về chính trị, tự khắc họ sẽ trở nên hiểu biết và thông thái hơn những người dân chủ chỉ biết vâng lời. Và nếu có hàng trăm ý kiến khác nhau về chính trị được cất lên, thì ý kiến nào thông thái nhất và có tính thực tiễn nhất sẽ vượt qua được quá trình tranh luận, còn những ý kiến ngu xuẩn hay nguy hại sẽ bị đào thải.

PlatoMill
- Dân chúng thường bỏ phiếu cho những thằng ngốc tham nhũng, thậm chí những nhà cai trị nguy hiểm

- Các vệ binh phạm sai lầm khủng khiếp thì sao?

- Chỉ đúng khi có sẵn các lý tưởng và chuẩn mực để cho sự thay đổi ngày một tốt hơn

- Dân chủ hàm chứa quá nhiều ý kiến khác nhau, điểm yếu dẫn tới bất ổn, vô luật pháp, hỗn loạn
- Nhưng những nhà cai trị không tồn tại được lâu

- Các nhà độc tài có xu hướng tạo ra điều kiện điên rồ và khốn khổ nhất của con người

- Plato không tiên liệu một hệ thống chính trị cân đối, ví dụ tòa án độc lập hay báo chí tự do

- Các xã hội ổn định là xã hội cho phép thay đổi chính phủ nhanh chóng và không đau đớn

- Loại trừ được chính phủ tồi xem ra còn quan trọng hơn khả năng chọn được một chính phủ tốt

Chống chủ nghĩa không tưởng

Plato phân biệt chính phủ quân phiệt và chính phủ tài phiệt (2 dạng chính phủ thường thay thế lẫn nhau)

- Quân phiệt: Loại chính phủ duy trì quyền lực bằng cách đàn áp đa số dân chúng

-Tài phiệt: Loại chính phủ mà người giàu cai trị, còn người nghèo không được lên tiếng. Tiền là thước đo mọi thứ, không công bằng và ổn định. Xã hội đầy bất công và sự thừa mứa của cải.

TrongXã hội mở và kẻ thù của nó, Karl Popper (1902-1994) đã phê phán tính không tưởng – cố đặt một xã hội mở trước nguy cơ quyền tự do, dân chủ, cố tạo ra một xã hội “hoàn hảo” sẽ không tránh khỏi sai lầm khủng khiếp (ví như sai lầm một số chủ nghĩa cực đoan mê hoặc loài người một thời gian dài).

- Các xã hội luôn bất toàn và luôn tiến hóa. Vốn dĩ con người không bao giờ hoàn hảo và không bao giờ có một điểm đến tối hậu rõ ràng.

- Sự phá hoại có tính cách mạng nhằm tới một lý tưởng xa xôi thường gây ra khốn khổ và bần cùng cho dân chúng.

Những nhà không tưởng thường đòi hỏi, áp đặt giấc mơ của mình bằng ý chí sắt đá. Họ tin rằng đối thủ của họ là xấu xa, ngu xuẩn.

Lịch sử cho thấy nhiều cuộc cách mạng lại thường ươm mầm cho những xã hội có tính áp bức, bất công hơn những xã hội mà nó đã từng thay thế. Vì thế sự tiến bộ luôn phải nhìn nhận lại không chúng ta lại sa vào lạc hậu, phản động và bị ru ngủ bởi những bài ca "cách mạng-phản cách mạng" của thuở nào, ngày mà đạp đổ cái chế độ mà ta tỉnh táo nhận ra nó đưa vào "trang hạ màn" của lịch sử.

Câu hỏi đặt ra cho những thế hệ tiếp theo ở các nước khác nhau là:
  • Có thể tự nhận ra hay không thể tự nhận ra một con thuyền Nhà Nước nào đó tồi tệ, thối nát, điêu tàn mà được các vị thuyền trưởng cận thị, ngu xuẩn, gian tham dẫn lối? hay là người dân sẽ nhận thức và chủ động tham gia chọn lựa thuyền trưởng tốt nhất của thế hệ mình?
  • Các công dân của một xã hội liệu có tầm nhìn tối thiểu như triết gia Plato từ thuở trước Công nguyên - hàng nghìn năm trước hay John Stuart Mill, Karl Popper của hàng trăm năm trước không?


FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Nhân quyền và thời đại

    10/12/2018Hà Văn ThịnhTrong các vấn đề “xung đột giữa những nền văn minh”, vấn đề nhân quyền luôn tạo nên sự bất đồng và khác biệt sâu sắc. Nguyên nhân chỉ có một: Cách hiểu và cách giải thích của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa, mỗi chế độ Nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Để hướng đến sự đồng nhất về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10-12 hằng năm để tôn vinh và nhắc nhở các giá trị của Nhân quyền.
  • Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền (*)

    29/10/2015Nguyễn Văn HòaBài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đôi với việc thực hiện quốc quyền , tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng: muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại, với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục.
  • Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc (10-12-1948)

    10/12/2010Công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
  • Con rận

    28/11/2010Phương Cẩm SaTrong cuốn Elusive Quest mà ở post trước nữa tôi nhắc tới, có chỉ ra rằng ở các nước nghèo và lạc hậu thì giáo dục chả có tý tác dụng gì cho phát triển cả. Lý do đơn giản là người ta có thể có kiếm lợi bằng quan hệ với quan chức, bằng các kiểu áp phe lằng nhằng dưới gậm bàn thay vì kiếm lợi bằng lao động chuyên môn cao...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Cộng hòa và dân chủ

    20/10/2010Dr. Mortimer, J. AdlerMột nền cộng hòađơn giản là kiểu chính quyền hiến định trong đó những người nắm quyền là do các công dân chọn lựa. Một chính quyền hiến định là một chính quyền mà trong đó tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được luật pháp xác lập. Đó là một chính quyền của luật pháp hơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Từ thế giới thứ ba đến một thế giới thứ hai rưỡi hay dân chủ hóa như là cuộc giải phóng thứ hai

    01/12/2009Nguyễn Trần Bạt...một khi các dân tộc giành được độc lập của mình, các nhà nước dân tộc sẽ xuất hiện với cấu trúc chính trị và chất lượng chính trị hoàn toàn khác nhau, với những xã hội cũng khác nhau...
  • Về Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển

    10/11/2009GS.TS. Nguyễn Hoàng GiápTrong 76 năm (1932-2008), Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã có 65 năm cầm quyền. Hướng tới mục tiêu CNXH dân chủ, Đảng này được coi là đã có những đóng góp lớn trong xây dựng nền dân chủ dưới chế độ quân chủ đại nghị, đưa Thụy Điển vào hàng ngũ các quốc gia phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người đứng thứ nhì châu Âu (sau Thụy Sĩ) và xếp thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội. Với tư cách là một chính đảng có thời gian cầm quyền dài nhất ở Bắc Âu, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm rất đáng tham khảo.
  • Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)

    21/05/2009Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, với văn phong hài hước sẽ giúp các cháu học sinh đồng nhất mình với các nhân vật được trình bày. Mà nhân vật ở đây chính là Quốc hội, các nhà hoạt động Nhà nước và cả Tổng thống nữa.
  • “Dân chủ là một hiện tượng văn hóa”

    10/04/2009Hoàng Ngọc HiếnGiữa thế kỷ XIX, Alexis de Tocqueville (1805 - 1859) xuất hiện như là
    "lương tâm" của trung thế kỷ; ngày nay hai công trình cơ bản của ông Về
    dân chủ (De la democratie) (1835 - 1840) - bản dịch tiếng Anh có nhan
    đề là "Về dân chủ ở Mỹ", "Chế độ cũ và cách mạng" (L'ancien regime et la
    revolution) (1856) được nhìn nhận là những tác phẩm khoa học có giá trị
    kinh điển. Đặc biệt công trình "Về dân chủ" chứng tỏ tác giả có cách nhìn
    khoa học sâu sắc và sáng suốt lạ thường trong việc nghiên cứu xã hội Mỹ
    cũng như trong suy tư triết học về viễn cảnh chế độ dân chủ và lý tưởng
    dân chủ.
  • Dân chủ đến từ đâu?

    09/03/2009Nguyễn Tiến LậpMặc dù các nền dân chủ trên thế giới đã có bề dày lịch sử trên hai trăm năm, vấn đề Dân chủ vẫn tiếp tục là bài toán khó giải đối với nhiều quốc gia . Thậm chí, còn có sự đặt lại những câu hỏi căn bản như Dân chủ là gì và nó có tính tất yếu - phổ quát hay không, trong đó bao hàm cả tâm lý ngờ vực và sự ngộ nhận... Ngoài ra, từ góc độ thực tiến, các bế tắc về con đường phát triển bên ngoài dân chủ cũng đã bắt đầu được nhận diện. Và đó là lý do để chúng ta nên bàn tiếp về đề tài quan trọng này.
  • Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc (*)

    08/12/2008Ngày 10 – 12 – 1948, Liên Hợp quốc công bố bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền. Bản Tuyên Ngôn thể hiện các khát vọng và mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại đã được nhà nước Việt Nam long trọng cam kết thực hiện.
  • Ngẫm nhân ngày nhân quyền thế giới

    14/04/2008Nguyễn Tất ThịnhĐời sống và Dân trí ngày càng cao hơn nhưng Tam Dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) luôn là thách đố, là mục tiêu, là thước đo về trình độ phát triển xã hội...
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Dân chủ cơ sở - nhìn và ngẫm

    24/06/2007Nguyễn Chính TâmKhi công khai và minh bạch đã trở thành một điều khoản mà Việt Nam cam kết với thế giới thì cũng chính phương châm này sẽ là phương tiện chính để giải bài toán phát huy dân chủ cơ sở thành công...
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • xem toàn bộ