Elusive Quest mà ở post trước nữa tôi nhắc tới, có chỉ ra rằng ở các nước nghèo và lạc hậu thì giáo dục chả có tý tác dụng gì cho phát triển cả. Lý do đơn giản là người ta có thể có kiếm lợi bằng quan hệ với quan chức, bằng các kiểu áp phe lằng nhằng dưới gậm bàn thay vì kiếm lợi bằng lao động chuyên môn cao...
"/>Elusive Quest mà ở post trước nữa tôi nhắc tới, có chỉ ra rằng ở các nước nghèo và lạc hậu thì giáo dục chả có tý tác dụng gì cho phát triển cả. Lý do đơn giản là người ta có thể có kiếm lợi bằng quan hệ với quan chức, bằng các kiểu áp phe lằng nhằng dưới gậm bàn thay vì kiếm lợi bằng lao động chuyên môn cao...
"/>

Con rận

02:04 CH @ Chủ Nhật - 28 Tháng Mười Một, 2010
Trước tiên tôi kể một chuyện mà ai cũng biết rồi. Đấy là chuyện con rận. Câu chuyện thế này.

Một sinh viên khoa Sinh đi thi vấn đáp. Anh ta chỉ học mỗi bài về con rận. Khi vào phòng thi, anh ta bốc câu hỏi đúng vào con bò. Anh ta bảo: con bò là động vật có vú, có lông, do đó có rận. Sau đó anh ta thao thao nói về con rận. Bạn học của anh sinh viên này thấy thế cũng bắt chước. Khi vào phòng thi thì bắt thăm phải câu hỏi về con cá. Anh ta nói: cá sống dưới nước, do đó không có rận. Sau đó anh ta cũng chỉ nói về con rận.

(Xem phiên bản mới chuyện: Con Rận là...)

***

Con rận thì không đi học bao giờ. Nhưng trong xã hội loài người thì có rận hay không có rận người ta vẫn phải đi học.

Trong post trước tôi có nói về các thể chế để các cá nhân có động cơ đi học để có tay nghề, kỹ năng và kiến thức cao hơn, dẫn đến có lương cao hơn.

Trong cuốn Elusive Quest mà ở post trước nữa tôi nhắc tới, có chỉ ra rằng ở các nước nghèo và lạc hậu thì giáo dục chả có tý tác dụng gì cho phát triển cả. Lý do đơn giản là người ta có thể có kiếm lợi bằng quan hệ với quan chức, bằng các kiểu áp phe lằng nhằng dưới gậm bàn thay vì kiếm lợi bằng lao động chuyên môn cao (tác giả là Mỹ nên không biết là quan hệ gầm bàn với quan chức để xin dự án cũng là một dạng kỹ năng cao, mỗi tội không có chỗ nào đào tạo được).

Cuối cùng thì khi mà người ta không có thu nhập cao tương ứng với kỹ năng lao động thì cái việc học trở nên nhạt nhẽo. Cùng lắm là người ta đi học để lấy cái bằng nhằm lên chức.

Không có các thể chế thúc đẩy động cơ cá nhân học tập thì sẽ không bao giờ có một nền giáo dục tốt.

***

Một nền giáo dục tốt sẽ đẻ ra trí thức. Trí thức nói chung là sạch sẽ và không có rận. Nhưng đôi khi trí thức lại tham gia chính trị. Cuốn Elusive Questkhông nói mấy đến chính trị và kịch cọt. Nhưng Sartre thì có một vở kịch chính trị tên là Les Mains Sales. Bản dịch tiếng Việt là Guồng Máy.

Tôi đọc cuốn Guồng máy vào mùa hè năm nào đấy cũng khá lâu rồi. Khi tôi mới học hết lớp 10 thì phải. Tôi nghĩ là mình đã vỡ ra rất rất nhiều điều mà có lẽ rất nhiều năm sau mới hiểu những cái vỡ vạc từ thủa hoa niên ấy có ý nghĩa thế nào. Cái năm mà tôi đọc Guồng Máy của Sartre, là những năm cuối cùng của thời kỳ bao cấp đóng cửa.

Vở kịch này giản dị nhưng truyền cảm kinh khủng. Và theo tôi, đến nay, nó đúng đến kinh ngạc.

Một cuộc cách mạng chính trị và lật đổ sẽ không bao giờ giải quyết được các vấn đề lớn về thể chế và lợi ích của các giai cấp. Lực lượng lật đổ sau khi lên cầm quyền sẽ bị cuốn vào cái guồng máy chính trị cũ và không bao giờ thoát được cái vòng lẩn quẩn vô tận. Mượn sức mạnh quân sự của đế chế bên ngoài có cùng ý thức hệ càng không giải quyết được vấn đề. Sự thỏa hiệp với các lực lượng chính trị thù địch và liên kết các giai cấp (dù là giai cấp đối nghịch về ý thức hệ) là tất yếu. Người cải cách (tư tưởng thỏa hiệp) luôn là một lãnh tụ của cuộc cách mạng cũ, một người đáng tin cậy và giàu thực tiện. Rồi lãnh tụ sẽ bị coi là kẻ bội phản lý tưởng, sẽ bị ám sát, và sau này sẽ được chính đảng phái của mình dựng tượng vì cải cách.

Trong cái vòng quay của guồng máy chính trị ấy, luôn có những trí thức trẻ tin tưởng vào sự trong sáng (cần phải có) của chính quyền, của phong trào cách mạng, đồng thời non nớt về nhận thức và thiếu kinh nghiệm sống. Những trí thức trẻ này tự mình luôn đấu tranh tư tưởng giữa mục tiêu và phương pháp. Niềm tin ngây thơ vào lý tưởng sẽ bị lợi dụng. Chính những chính trị gia lọc lõi sau khi lợi dụng xong trí thức trẻ mơ ngủ sẽ tàn nhẫn ra tay phế bỏ mạng sống của anh ta. Sự đổ vỡ về niềm tin con người sẽ là cái giá mà trí thức phải trả khi anh ta mơ màng bước chân vào cái guồng máy chính trị mà anh ta sẽ không bao giờ hiểu hết được.

Cũng sẽ có những phụ nữ đẹp, yêu hòa bình và biết cắm bình hoa. Họ sẽ thuộc về những trí thức trẻ bởi một tình yêu trong sáng, non nớt (và phần nào đó mù quáng). Trong sáng đến mức nhìn nhận việc ghê gớm mà chồng mình làm chỉ là trò đùa. Chỉ đến khi nhận ra sự nguy hiểm của trò chơi, cô cố ngăn lại thì đã muộn.

***

Vở kịch Guồng Máy không nói gì về con rận. Nhưng nó cho thấy evolution quan trọng hơn revolution rất nhiều. Xã hội cần tiến hóa và tự nó phải tiến hóa. Nó không cần cách mạng chính trị.

Tiếc là ở thời điểm vở kịch Guồng Máy ra đời, thế giới rất khác bây giờ, cánh tả không thích vở kịch này và nó bị cấm ở các nước xã hội chủ nghĩa. Nó bị đả kích mặc dù nó không có tí rận nào cả.

***

Thế vai trò của trí thức là gì trong xã hội. Có lẽ chỉ nên giới hạn ở những gì purity nhất. Trí thức giữ cho xã hội ngủ ngon mà không bị lương tâm cắn rứt, hoặc ít nhất là ngủ ngon mà không bị rận cắn.
Nguồn:Blog5xu
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 14 điều răn của cổ nhân

    27/05/2014Đ.H.LXã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ. Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm...
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Điều răn

    05/01/2010Bài: Hà Thị, Ảnh: Bút ChìĐức Phật, Đức Chúa, và các đấng vĩ đại tương tự nói chung có xu hướng tóm tắt quan điểm học thuyết của mình lại thành các điều răn mang tính phổ quát, giản dị, dễ học thuộc lòng, để dạy cho đám chúng sinh cách sống sao cho hạnh phúc yên bình, các điều răn truyền từ đời nọ sang đời kia, thường là 10 điều. Theo gương đó, các bậc vĩ nhân ở nhiều tầm khác nhau sau này cũng hay đưa ra những lời răn, ở những lĩnh vực bé nhỏ hơn, cụ thể hơn, ít khái quát hơn và mang những tên gọi khiêm tốn hơn, chẳng hạn như lời dạy, lời khuyên, thậm chí là bài học hoặc kế sách, không giới hạn ở con số 10, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Chúa với Phật vắng dần, còn các dạng dạy khuyên, bài học, kế sách, biện pháp... thì ngày càng nhiều lên.
  • Hiện tại và 11 “điều răn” cho tương lai

    31/05/2009Trong Mind Set (Lối tư duy của tương lai), Naisbitt không hoàn toàn nhằm mục đích dự báo tương lai mà hé mở cách ông tư duy trên những luồng thông tin liên quan đến hiện tại, để hiểu thế giới hôm nay cũng như dò tìm những khả năng và cơ hội của ngày mai.
  • Con rận là…

    22/03/2008Bùi Quang MinhLớp học của anh giáo viên nọ có một cậu học sinh “cá biệt”. Lo lắng cho tương lai trò sau này có thể trở thành người ăn bám xã hội, anh bạn bèn ra một đề bài văn “Em hãy tả về con rận”...