Yếu tố dân chủ ở phương Đông

11:49 SA @ Thứ Tư - 19 Tháng Mười, 2005

Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây.

Khả năng thiết lập nhanh chóng chóng nền dân chủ ở Iraq, dưới sự bảo trợ của Mỹ và đồng minh, đang gây ra một thái độ bi quan ngày càng tăng khi tính phức tạp của việc chiếm đóng và sự thiếu minh bạch bao phủ lên quá trình dân chủ hóa? Nhưng sẽ là sai lầm lớn nếu nghĩ rằng các triển vọng không chắc chắn ấy cho phép nghi ngờ rộng hơn về khả năng, và nhu cầu thiết lập dân chủ ở nước này, và ở các nước thiếu dân chủ khác nhằm đấu tranh cho quyền của mình được lắng nghe và tham dự vào đời sống chính trị.

Việc thúc đẩy dân chủ trên thế giới vấp phải hai trở ngại chính. Trước hết là sự dè dặt về kết quả dân chủ làm được ở các nước nghèo, nó có thể làm mất đi sự quan tâm chú ý tới các ưu tiên kinh tế- xã hội như an ninh, lương thực, tăng thu nhập đầu người hay cải cách thể chế. Trở ngại thứ hai dựa vào các luận cứ lịch sử và văn hóa: có chính đáng không khi đem lại dân chủ cho những dân tộc chưa từng có kinh nghiệm? Quan điểm coi dân chủ là luật lệ phổ biến đối với tất cả các dân tộc, thường bị tố cáo là một mưu đồ áp đặt các giá trị và thực tiễn phương Tây vào các xã hội không thuộc phương Tây. Thậm chí có người còn khẳng định chỉ có phương Tây mới thực dân dân chủ trong thời hiện đại. Có đúng như vậy không? Thực ra đây là một quan niệm dân chủ chật hẹp, được hình dung duy nhất thông qua các thuật ngữ về bầu cử, chứ không phải là “việc thực hành trí tuệ công cộng" như cách nói của nhà triết học Mỹ Iohns Rawls. Quan niệm rộng rãi hơn này chứa đựng khả năng đem lại cho các công dân tham gia vào các cuộc bàn luận chính trị và vì từ thế có điều kiện cân nhắc các quyết định chung. Dân chủ không chỉ giới hạn ở lá phiếu bầu cử.

Bầu cử không có ý nghĩa khi không có tự do bàn luận

Thực tế bầu cử chỉ là một trong những phương pháp rất quan trọng- để cụ thể hóa việc bàn luận công cộng, khi khả năng bầu cử được kết chặt với khả năng tự do nói và nghe. Samuel Huntington trong cuốn sách Làn sóng thứ ba đã viết: “Các cuộc bầu cử trong sáng, tự do và đều đặn là bản chất của nền dân chủ, là điều kiện không thể không có của nó”.

Còn Tocqueville năm 1835 trong cuốn sách về nền dân chủ ở Mỹ trong khi khẳng định hiện tượng mới, vẫn nhìn nhận “đây là sự kiện kế tục nhất, xưa cũ nhất và thường trực nhất mà ta biết đến trong lịch sử'. Luận cứ của Tocqueville nhằm bảo vệ tính đa nguyên, đa dạng, và các quyền tự do cơ bản có trong lịch sử của nhiều xã hội. Ở Ấn Độ,Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, trong thế giới A-rập và nhiều vùng Châu Phi…cũng có một lịch sử phong phú về sự khoan dung, tư tưởng đa dạng và bàn thảo công cộng, xứng đáng được thừa nhận rõ ràng hơn trong lịch sử các tư tưởng dân chủ. Tài sản thế giới ấy đủ là lý do để đặt lại vấn đề cái luận điểm cho rằng dân chủ là tư tưởng đơn thuần của phương Tây và do vậy dân chủ hóa là phương Tây hóa. Mặt khác, nếu bỏ chung các dân tộc Bắc Âu chẳng hạn vào cùng một rọ Châu Âu tại sao lại chối bỏ việc thừa nhận các mối quan hệ trí tuệ rõ rệt giữa người Hy Lạp với người Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ thời cổ đại được nhiều văn bản xác định.

Hơn nữa, các ảnh hưởng tinh thần giao lưu và những phát triển song song trên thế giới diễn ra thông qua tư tưởng hơn là các đặc điểm chủng tộc Kinh nghiệm dân chủ ở Hy Lạp cổ đâu có tác động ngay đến khu vựcc phía Tây Hy Lạp như Pháp, Đức, Anh ngày nay, ngược lại ở Bactriane (dưới Uzbekistan, Tadjikistan) và Ấn Độ có những thành thị mang yếu tố dân chủ trong quản lý do chịu ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại. Các di tích dân chủ địa phương có thể tìm ra ở không ít nơi trên thế giới. Khi xây dựng bản hiến pháp dân chủ hiện đại của Ấn Độ độc lập năm 1947, vị Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru đã đặc biệt nêu ra tính khoan dung đối với những gì trái với đạo chính thống và tính đa dạng tư tưởng có trong triều đại các hoàng đế Ashoka và Akbar. Nelsson Mendela cũng không làm gì khác hơn khi gợi độ truyền thống địa phương ở Châu Phi và bàn luận cộng đồng trong nền dân chủ Nam Phi. Lý tưởng về bàn luận cộng đồng có liên quan mật thiết tới hai thực hành xã hội đáng để ta lưu ý: khoan dung đối với các quan điểm khác nhau (thực tế là thừa nhận việc ta có thể học tập những người khác). Liệu có đúng không khi cho hai việc điển hình đó thuộc về truyền thống của phương Tây?

Chính thức các nhà Phật học đã cổ vũ việc lưu thông tư tưởng

Nhìn chung tính khoan dung là một yếu tố có ý nghĩa trong chính trị phương Tây hiện đại, ngoại trừ dưới chế độ thực dân đế quốc và Đức quốc xã. Nhưng không có cái hố lịch sử quá sâu ngăn cách hẳn tính khoan dung phương Tây với nền chuyên chế phương Đông ở cả hai phía ta đều gặp những ví dụ lớn về khoan dung và thiếu khoan dung. Việc các trí thức đạo Phật quan tâm tới bàn thảo công cộng không đủ nhằm trao đổi ý kiến về các vấn đề tôn giáo và đời thường ở Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á mà còn là nguồn gốc của những Đại hội đầu tiên (các "hội đồng" thượng tọa được triệu tập nhằm giải quyết tình trạng xung đột giữa các quan điểm khác nhau sau cái chết của Gautama Buddha.

Việc phát triển nghề in ở Trung Quốc. Triều Tiên và Nhật Bản hầu hết lúc đầu cũng do các nhà kỹ thuật của đạo Phật lo liệu. Cuốn sách đầu tiên được in trên thế giới là bản dịch một văn bản Ấn Độ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa (Kinh kim cương do Kumaraj Eeva, một nhà bác học nửa Ấn Độ nửa Thổ Nhĩ Kỳ, dịch từ thế kỷ V được in ở Trung Quốc năm 868). Được coi như phương tiện truyền bá Phật giáo, phát minh nghề in đã tạo nên một bước tiến lớn, nhân rộng đáng kể các khả nang thảo luận xã hội.

Phương Tây đã chiếm hữu một tài sản thế giới

Tại Nhật Bản, đầu thế kỷ thứ 7, hoàng tử Shotoku không chỉ gửi các phái đoàn sang Trọng Quốc để thu thập các kiến thức nghệ thuật, kiến trúc, thiên văn, văn học và tôn giáo (cả ba đạo Khổng, Lão, và Phật). Năm 604,ông còn cho thông qua một Hiến pháp tương đối tự do gọi là kempo, trong Lịch sử được biết dưới cái tên là “Hiến pháp 17 điểm". Như bản Đại công ước sau này ra đời ở nước Anh sáu thế kỷ sau, nó nêu ra: “Các quyết định về các vấn đề quan trọng không được là việc của một người duy nhất mà phải được nhiều người thảo luận”. Nó còn bổ sung: "Đừng cảm thấy phiền lòng khi những người khác không chia sẻ ý kiến. Vì một người đều có một trái tim, và mỗi trái tim đều có một thiên hướng riêng. Cái là đúng đối với họ lại là có thể là sai với ta, cái là đúng đối với ta có thể là sai với họ”. Nhiều nhà nghiên cứu đã coi đây là bước đầu tiên của Nhật Bản "trên con đường phát triển dân chủ”.

Một ví dụ khác: các thành tựu lớn của nền văn minh Ả-rập trong thiên niên kỷ tiếp theo của đạo Hồi sau khi nó ra đời, là một bằng chứng chói ngời về tính sáng tạo của địa phương kết hợp với mở cửa đối với các ảnh hưởng bên ngoài khác nhau. Các nhà cổ điển Hy Lạp cũng như các nhà toán học Ấn Độ đã tác động tới tư tưởng Ả-rập sâu sắc. Ciáo chủ Ali Ben Abi-takleb đã diễn giải đầu thế kỷ thứ 7: "Không có nguồn của cải nào đem lại lợi ích cho bạn tốt hơn là của cải trí tuệ”' và “không có sự cô lập nào khô cằn hơn là sự cô lập về trí tuệ”. Những ý kiến ấy không mất đi tính thời sự đã được kể ra trong Báo cáo Ả-rập về sự phát triển con người năm 2002 trước Liên Hiệp Quốc.

Chiếm hữu tài sản thế giới, coi dân chủ là của phương Tây không những là không quan tâm tới lịch sử tinh thần các xã hội thuộc phương Tây, còn là một quan niệm dân chủ hẹp hòi chỉ căn cứ vào việc bầu cử chứ không phải rộng hơn là thực hành trí tuệ công cộng. Hiểu rõ các yêu cầu dân chủ và lịch sử của nó trên thế giới có thể đóng góp vào việc cải thiện rõ rệt thực tiễn chính trị toàn cầu. Và có thể cho phép xua tan một phần đám mây mù văn hóa giả tạo ngăn cản chúng ta biết thời thế.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...

Nội dung khác