Ngẫm nhân ngày nhân quyền thế giới

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
03:06 CH @ Thứ Hai - 14 Tháng Tư, 2008

1. Đời sống và Dân trí ngày càng cao hơn nhưng Tam Dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) luôn là thách đố, là mục tiêu, là thước đo về trình độ phát triển xã hội của bất cứ Quốc gia nào. Thể chế chính trị và các chính phủ phải chịu trách nhiệm tối cao về Nhân quyền.

2. Thực hành Nhân quyền chỉ có thể đầy đủ khi nhân dân được quyền tham gia toàn diện, thực chất vào công việc quản lý xã hội, thông qua bộ máy hành pháp được thuê điều hành bởi Ông chủ nhân dân.

3. Nhân quyền gặp một chướng ngại rất lớn là nền tảng Dân trí thấp của những bộ phận dân chúng, đặc biệt nếu chiếm số đông, nguy hiểm nếu họ lại hiện diện đại biểu trong cơ quan quyền lực cao nhất.

4. Nhân quyền không phải tự đến, tự có, được trao tặng hay ban phát, mà là nỗ lực lao động của nhân dân, trong lao động thực sự người ta mới có nhu cầu chính đáng về nhân quyền, biết quý trọng và bảo vệ nó.

5. Những nền chính trị lừa bịp hay mị dân coi sự tham gia của họ vào Nhân quyền dưới dạng "phong trào" được PR đánh bóng chế độ. Có nguy cơ thêm vào đời sống những "dị tật được đề cao" trong khi Tam Dân tiếp tục cúi mặt xuống bùn đất.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Nhân quyền và thời đại

    10/12/2018Hà Văn ThịnhTrong các vấn đề “xung đột giữa những nền văn minh”, vấn đề nhân quyền luôn tạo nên sự bất đồng và khác biệt sâu sắc. Nguyên nhân chỉ có một: Cách hiểu và cách giải thích của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa, mỗi chế độ Nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Để hướng đến sự đồng nhất về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10-12 hằng năm để tôn vinh và nhắc nhở các giá trị của Nhân quyền.
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...