Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học
Trong xã hội học đại cương, tầm quan trọng của quan điểm hệ thống đã được khẳng định và được quán triệt cả về mặt nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, sách “xã hội học đại cương” của các GS. Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương, có đoạn viết “Phạm trù thứ hai mà xã hội học cần nghiên cứu đó là hệ thống xã hội”. Ở đây, điểm xuất phát quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, hành vi xã hội trong tương tác người với người... là những dấu hiệu đặc thù. Đến lượt nó những nhóm và cộng đồng xã hội lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành tổng thể xã hội này.
Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi, thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết chức năng. Phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là: xã hội là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội luôn vận động, phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội.
Thuyết hành động
“Hành động con người và hệ thống xã hội” đã nhấn mạnh, hành động xã hội có tính sáng tạo và đổi mới. Cho nên, hành động không phải chỉ sao chép cấu trúc, mà còn biến đổi chúng tới mức độ lớn hơn hay kém hơn. Cùng lúc đó, hành động như vậy diễn ra bên trong hệ thống xã hội và chịu những kiềm chế mà hệ thống tác động mạnh mẽ tới cũng như sử dụng những nguồn lực được phân bố thông qua cấu trúc xã hội”. Người ta có thể giải thích các mô hình của những kiềm chế và các nguồn lực “những hệ thống của các quan hệ xã hội mà nó biểu thị đặc điểm những kiểu khác nhau của xã hội. Những cấu trúc này của các quan hệ xã hội chỉ có thể hiểu được với tư cách là những hệ thống và phải được coi như là có những phương thức vận hành riêng của chính chúng và những xu hướng của chính chúng đối với sự phát triển động lực”... “Như thế chúng ta có thể thấy hệ thống của các quan hệ xã hội nằm dưới như là tạo ra những cấu trúc bất bình đẳng mà cả hai tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế hoạt động thực tiễn của các chủ thể”. Tương quan giữa hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và hành động xã hội được tóm tắt như sau:
Ở đây, khung “hệ thống” liên quan tới hệ thống của các quan hệ xã hội, trong khi “cấu trúc” biểu hiện sự phân bố có mô hình của những kiềm trế và những nguồn lực nhận được từ hệ thống xã hội.
Dựa vào sơ đồ tương quan phạm trù hệ thống – cấu trúc – hành động này người ta có thể thấy rõ sự khác nhau căn bản giữa quan điểm của K. Marx và của M. Weber trong phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa. Đối với Marx, các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa đi đến hình thành một hệ thống mà nó phát sinh ra những bất bình đẳng và có những quy luật chuyển động của chính nó... Ngược lại, Weber không coi các xã hội như là các hệ thống xã hội, mà chỉ như là những cấu trúc của bất bình đẳng và quyền lực”. Nói khác đi, M. Weber tập trung hoàn thiện chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) còn trái lại, K. Marx ra sức vượt qua hạn chế đó bằng cách phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát nghĩa là không thiên về cấu trúc, không thiên về chức năng, không thiên về hành vi và cả không thiên về chủ nghĩa lịch sử. Thiên về cái nào cũng là sai lầm bởi lẽ cấu trúc, chức năng, hành động, lịch sử chẳng qua chỉ là những đặc trwng của hệ thống, chúng không tồn tại biệt lập với nhau và không phải là những thực thể tồn tại độc lập với hệ thống.
Lịch sử xã hội học phương Tây đã từng tồn tại một chủ nghĩa chức năng cơ cấu (Structural functionalism) của T. Parsons. Đây là một chương trình tổng - tích hợp rộng lớn và khá sâu sắc, bao hàm được những hạt nhân hợp lý của cấu trúc luận, chức năng luận, và cả hành vi luận; đồng thời phần nào khắc phục được khuynh hướng tuyệt đối hoá của các trường phái chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành vi.
Sơ đồ 4 thành phần AGIL (A= Adatation, G= Goal attainment, I = Integration, L – Latency) do T. Parsons xây dựng là một cách tiếp cận hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm: A = hệ thống hành vi thích nghi, G = hệ thống hướng đích, I = hệ thống tích hợp xã hội và L= hệ thống bảo tồn khuôn mẫu văn hoá.
Trong thập kỷ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa chức năng cơ cấu của T. Parsons thống trị xã hội học Mỹ và ảnh hưởng to lớn đối với xã hội học thế giới. Thế nhưng chính T. Parsons lại cũng đã nhận thấy thiếu sót cơ bản trong lý thuyết hệ thống tổng quát ông xây dựng, đó chính là sự thiếu vắng quan điểm lịch sử. Và trong thập kỷ 60, 70 chính ông đã đưa tiến hoá luận vào lý thuyết hệ thống xã hội. Không có hệ thống xã hội nhất thành bất biến. Mọi hệ thống xã hội đều biến đổi, và thực chất của quá trình biến đổi đó là sự thay đổi hình thái ổn định cân bằng xã hội này bằng hình thái ổn định cân bằng khác. Nhờ đó, lý thuyết xã hội của T. Parsons không chỉ giải thích trật tự xã hội mà còn giải thích cả biến đổi xã hội. Điều này càng minh chứng rằng cần xây dựng một tiếp cận hệ thống hoàn chỉnh, trong đó cấu trúc luận, chức năng luận, hành vi luận và tiến hoá luận chỉ là những bộ phận hợp thành một lý thuyết hệ thống tổng quát. Cái giá mà xã hội học phương Tây phải trả là hơn một thế kỷ ra sức chống tiếp cận hệ thống mácxít, rút cuộc đã đi tới nhu cầu xây dựng lý thuyết hệ thống tổng quát đúng như K. Marx đã đề ra và thực hiện vào nửa thế kỷ trước.
Thực ra đó là nhu cầu chung của sự phát triển khoa học hiện đại. Khoảng thời gian T. Parsons công bố công trình “The Social System”(thập kỷ 50) thì L. V. Bertalanffy cũng đã đưa ra “General Systems Theory”, một công trình tổng kết khái quát hoá thành tựu tiếp cận hệ thống trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học hiện đại và có cả tham vọng từ đó xây dựng một nền triết học mới – triết học hệ thống.
Chỗ đứng thích hợp của lý thuyết hệ thống trong xã hội học chính là tổng tích hợp các lý thuyết xã hội học. Những công trình công bố “Sociology and modern Systems theory” của Walter Buckley (xuất bản 1967), “Sociology and General Systems theory” của Richar A. Ball (xuất bản 1978)... không đơn giản chỉ là phản cấu trúc chủ nghĩa hoặc phản chức năng chủ nghĩa mà là những thử nghiệm tổng – tích hợp lý thuyết xã hội học theo quan điểm hệ thống xã hội tổng quát.
Khác với George Ritzer tác giả cuốn “Contemporary socialogical theory” là người đã không coi các khuynh hướng tích hợp vi mô – vĩ mô (micro-macro integration(tích hợp tác nhân – cơ cấu (agency-structure integration) và liên kết tích hợp vi mô- vĩ mô với tích hợp tác nhân – cơ cấu là thuộc lý thuyết hệ thống. Chúng tôi cho rằng đó chính là những thử nghiệm tổng hợp lý thuyết hệ thống chuyên biệt để đi tới lý thuyết hệ thống tổng quát, bởi vì vĩ mô, vi mô, tác nhân, cấu trúc chỉ là những đặc trưng của hệ thống xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu